Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 31/10/2019, 10:22 AM

Thì ra ông Dũng 'khinh bạc dân Việt Nam như đui như mù'

Việc ông Dương Ngọc Dũng với những phát ngôn thiếu chuẩn mực, lấy râu ông nọ chắp cằm bà kia trong khi thuyết trình về tín ngưỡng tôn giáo, dư luận không lạ gì. Điều đó cũng lại một lần nữa thể hiện trong lời được cho là phát ngôn của ông trong bài phỏng vấn của Zing.vn.

>>TƯ GHPGVN đăng ký làm việc với Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM

Về những phát ngôn của ông Dương Ngọc Dũng, được giới thiệu là tiến sĩ tôn giáo học, đang làm trách nhiệm giáo dục ở Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM, tòa soạn báo Giác Ngộ nhận rất nhiều ý kiến gửi tới bày tỏ thái độ. Sau đây là một trong những ý kiến đó, xin giới thiệu cùng quý bạn đọc quan tâm.

Bài liên quan

Những ngày này, sự việc liên quan tới một người là thầy Thích Thanh Toàn (đã có tờ trình xin hoàn tục) làm dư luận xôn xao. Điều đáng nói là chỉ bám vào những lời nói, theo người từng tiếp xúc, là do tính vĩ cuồng, nhiều người đã vồ lấy rồi suy diễn theo nhiều chiều hướng khác nhau, trong khi chưa có một kiểm chứng nào.

Xem những phát ngôn với thái độ như trong clip của người này phát tán trên mạng xã hội, không phải nói nhiều cũng đủ cảm nhận tính cách ấy, xin lỗi, như một trò hề, có sự bỡn cợt. Vậy mà, vấn đề lại được mặc nhiên xem đó là sự thật với con số định lượng tròn trĩnh. Sự thật thì sao, cho tới nay, các cơ quan chức năng mới xác minh thầy Thích Thanh Toàn lúc còn làm trụ trì chùa Nga Hoàng đã có hoạt động mua bán, chuyển nhượng đất đai với người dân ở xã Hợp Châu, với tổng diện tích là 5.790,9m2 (đất ruộng).

Cái sai của con người này đã rõ. Nhưng cũng cần nói tới trách nhiệm liên đới của các cấp Giáo hội đã bổ nhiệm vị này làm trụ trì, đồng thời để sự việc diễn ra lâu nhưng không có biện pháp ngăn chặn cho tới khi báo Phụ nữ TP.HCM sử dụng như một yếu tố nhạy cảm tạo bão dư luận, vì liên quan tới một công thức quen là người tu vướng tình dục.

Nói là “điều tra độc quyền”, phanh phui sự xâm phạm môi trường sinh thái của một tập đoàn nào đó, nhưng lại sa đà vào việc mô tả hành vi, trưng dẫn lời nói phản cảm của một con người (sau đó có cả phần phản biện từ nhân vật, cũng lan truyền trên mạng xã hội), câu chuyện trở nên lạc hướng và sa vào thị phi kiểu chị nói gà anh nói cuốc…

TS Dương Ngọc Dũng

TS Dương Ngọc Dũng

Sự việc quá lố khi ông Dương Ngọc Dũng mà báo chí trưng dẫn học vị tiến sĩ tôn giáo học, Trưởng bộ môn Kinh tế quốc tế, khoa Quan hệ Quốc tế, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM phát ngôn trên báo điện tử Zing.vn.

Việc ông Dương Ngọc Dũng với những phát ngôn thiếu chuẩn mực, lấy râu ông nọ chắp cằm bà kia trong khi thuyết trình về tín ngưỡng tôn giáo, dư luận không lạ gì. Điều đó cũng lại một lần nữa thể hiện trong lời được cho là phát ngôn của ông trong bài phỏng vấn của Zing.vn. Người biết thì nhận ra, đó chỉ cách “đu trend”, kiểu té nước theo mưa, cảm tính, khinh bạc.

Ông nói về chuyện quản lý chùa chiền ở Trung Quốc như thể việc đi du lịch và tìm hiểu văn hóa, tôn giáo ở nước này là chỉ ông biết.

Bài liên quan

Và quá lố khi ông bàn về cái mà ông gọi là “nghề tu”, bằng lời lẽ hồ đồ và chụp mũ, với ước số “Có rất nhiều người xem việc tu hành như một nghề kiếm sống”.

Ông nói: “Người không có công ăn việc làm, mồ côi hoặc nghèo nên cha mẹ gửi vào chùa. Từ chuyện đáng lẽ chết đói đi ăn xin ngoài đường thì đột nhiên vào chùa có sư nuôi rồi được thiên hạ đến cúng.

Mới hôm qua người ta gọi mình bằng "thằng", nay chỉ cần cạo đầu, mặc bộ đồ lam tự nhiên được gọi bằng "thầy", có chỗ ở, được cho đi học, đi tới đâu người ta kính nể tới đó thì hỏi có thích không? Họ chỉ mượn bóng cửa thiền để trải qua cuộc sống một cách dễ chịu thay vì phải tự mình đi lao động ở ngoài.

Dân Việt Nam có truyền thống tốt đẹp là tôn trọng tăng ni, thấy sư là chắp tay, cúi đầu, bất kể sư gì, tu thiệt hay tu giả.”, thì ra ông khinh bạc dân Việt Nam, như đui như mù.

Những gì ông nói làm tôi nhớ tới những ảnh dụ dùng để nhắc nhở người Phật tử đừng phải mất thời gian với những thị phi, bởi những kẻ cố nhổ nước bọt để làm bẩn bầu trời, nhưng khi ngửa mặt lên để nhổ, nước bọt lại rơi trở lại vào mặt mình.

Nguồn từ báo Giác Ngộ, BBT đặt lại tiêu đề

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Trường sinh bất tử qua cái nhìn của nhà Phật

Góc nhìn Phật tử 21:39 25/04/2024

Từ ngàn xưa, con người đã hằng nung nấu, ôm ấp ước mơ được trường sinh bất tử. Tuy nhiên, sự bất tử trường sinh dường như chỉ thấy có được trong những câu chuyện thần thoại hoang đường, hay truyền thuyết mơ hồ viễn vông.

Lành thay nếu được là học trò của Đức Phật

Góc nhìn Phật tử 14:37 25/04/2024

Giả như có một lần úp mặt vào lòng bàn tay suy ngẫm, ta sẽ thấy con người ngay từ lúc thoát thai đã chịu bất công: người rạng ngời tướng tốt ủ yên trong gấm vóc lụa là, kẻ đui què câm điếc lại còn sinh trong gia đình bần tiện.

Tu hành là sự chọn lựa sống một cách có ý nghĩa

Góc nhìn Phật tử 11:40 25/04/2024

Tu hành không chỉ là việc thực hành các pháp môn và nghi lễ tôn giáo, mà còn là một hành trình tâm linh, làm thay đổi bản thân và cách nhìn nhận cuộc sống. Mỗi khi chúng ta bước chân vào con đường tu tập, chính là lúc chúng ta chọn ngược lại với nhịp sống bình thường của xã hội.

Truyện ngắn: Hồi đầu thị ngạn

Góc nhìn Phật tử 09:57 25/04/2024

Nói đến thời gian và số kiếp tôi nhớ có lần nghe người ta nói: Muốn có hình tướng đẹp phải trải qua mấy ngàn kiếp tu.

Xem thêm