Thiền (9)
Chuyển đổi tâm đã khó, nhưng chuyển đổi thân khó vạn lần hơn khi mà chính cái thân mới là cái hệ luỵ chịu đựng bệnh tật, đau yếu, bạc nhược, khổ ách…mà cơn đau hành thiền chính là sự chuyển dịch để bài tiết, để thanh lọc, để thanh tịnh hoá sau một quá trình đắm nhiễm, tham dục.
Sau tuyên ngôn về sự chứng đạt của bậc A-la-hán, Chánh đẳng giác thiên thượng thiên hạ/ Duy ngã độc tôn Nhất thiết thế gian/ Sanh-Lão-Bệnh-Tử, để xiển dương đạo pháp cho chúng sinh hữu duyên, Đức Phật đã tuyên thuyết, đã giảng về Tứ diệu đế, Bát chánh đạo, Thập nhị nhân duyên và đưa ra tuyên ngôn về con đường giải thoát với 7 đề mục mà đề mục đầu tiên là nhất tâm.
Cái gì nhất tâm? Tại sao phải nhất nhất tâm?
Yếu chỉ của Đức Phật là hệ thống nhất quán: Ta thành chánh giác nhờ tâm không phóng dật. Không ngoại trừ ai, tất cả chúng ta đều phóng dật liên tục. Thân việc này mà tâm thì việc khác, chẳng bao giờ có tinh thần hợp tác. Chính vì vậy, bất kỳ tự viện, tịnh thất nào cũng nhắc nhau về tỉnh giác. Nhưng sự thực tỉnh giác mới chỉ một phần, chưa phải nhất tâm. Tu tập là phải nhất tâm. Nhưng nhât tâm thế nào?
Tăng nhất A Hàm tập 3:
1. Nhất tâm là định
2. Bốn (tứ) niệm xứ là định tưởng
3. Bốn (tứ) tinh cần định tư cụ
4. Sự luyện tập, tu tập, tái tu tập những pháp ấy là định vậy.
Và để tâm không phóng dật, thì phải hợp nhất thân tâm. Tôi đã có nhiều bài viết về hai phương pháp trái chiều nhau là hợp nhất và thoát ly. Tu thiền thoát ly là tập trung điều tiết, hướng tâm (không bận tâm đến thân) còn con đường hợp nhất thân tâm chính là con đường mà Đức Phật đã tìm thấy sau khi từ giả hai đạo sĩ từng dạy Ngài thiền vô sắc Alara Kalama và Uddaka Ramaputa.
Sau sự kiện Trưởng lão Thích Thông Lạc, chứng đắc A-la-hán người ta mới bắt đầu biết đến hiệu dụng của định Tứ thánh loại định vô sắc mà hơn hai ngàn sáu trăm năm bị nhấn chìm, bị lãng quên vì sự cố tình vùi dập chánh pháp. Họ cho rằng đó là “thiền phàm phu”, loại thiền hạ cấp, xếp dưới thiền vô sắc. Trong khi thực sự, loại thiền phàm phu đó không phải ai muốn tu tập cũng được vì bắt buộc phải thông qua giới, một giới vừa là giới đức, giới hạnh vừa là giới hành, ăn chay ngày một bữa. Chính thử thách của giới hành là sự chuyển dịch thân một cách rõ rệt, dứt khoát, quyết liệt bởi sự điều tiết hoạt dụng của tứ đại làm thay đổi đến toàn bộ hệ thống tiêu hoá, thay đổi từng tế bào, thay đổi cả cơ thể.
Trong Kinh Thân hành niệm Đức Phật dạy: “…Này các Tỷ-kheo, như một người hầu tắm lão luyện hay đệ tử người hầu tắm; sau khi rắc bột tắm trong thau bằng đồng, liền nhồi bột ấy với nước, cục bột tắm ấy được thấm nhuần nước ướt, nhào trộn với nước ướt, thấm ướt cả trong lẫn ngoài với nước, nhưng không chảy thành giọt. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy thân mình với hỷ lạc do ly dục sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do ly dục sanh ấy thấm nhuần…”.
Vậy mới thấy muốn học “thiền phàm phu” đâu dễ, chỉ hiểu đã khó đừng nói đến hành là thử thách mà nhiều người bỏ cuộc ngay từ đầu. Đâu ai hiểu đoạn kinh này nói điều gì? Xin thưa. Nó hàm xúc, câu hữu cả Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần và nhất tâm. Bạn hành trì Tứ niệm xứ ngăn ác, diệt ác, sinh thiện tăng trưởng thiện để có được sự thanh tịnh của thân tâm (nhất tâm) như thế. Minh sanh, ánh sáng sanh, ám diệt vô minh diệt. Cái điều mà Đức Phật không cầm tay chỉ việc cho bạn là làm sao để ứng hợp tương quan thân, thọ, tâm, pháp, tìm ra chỗ nào thân trên thân…, thọ trên các thọ…,tâm trên tâm…,Pháp trên các pháp. Và quan trọng là khắc phục tham ưu như thế nào. Đốt đuốc lên các bạn.
Chuyển đổi tâm đã khó, nhưng chuyển đổi thân khó vạn lần hơn khi mà chính cái thân mới là cái hệ luỵ chịu đựng bệnh tật, đau yếu, bạc nhược, khổ ách…mà cơn đau hành thiền chính là sự chuyển dịch để bài tiết, để thanh lọc, để thanh tịnh hoá sau một quá trình đắm nhiễm, tham dục. Quyết tâm ném bỏ hữu sắc để đi tìm cầu cái vô thượng, chánh đẳng giác, nổ lực của Đức Phật đã được đền đáp xứng đáng khi tìm ra định tứ thánh, và Ngài đã hoan hỷ đảnh lễ pháp thiền vi diệu này trước khi đưa ra tuyên ngôn độc nhất thiên hạ.
Cái khác là tất cả các loại thiền trước đó cố tìm hướng để giải thoát tinh thần. Chỉ đến Đức Phật mày mò tìm được lối đi hợp nhất tinh thần và thể xác. Có một hình tượng mà tôi chợt nghĩ ra đó là cuộc tìm kiếm hướng đi giải thoát khỏi cái tù ngục của thế gian đó là cuộc song hành, tương hợp không thể rời nhau giữa tinh thần và thể xác, sắc và vô sắc hay ngũ uẩn mà ta cứ quen miệng rằng “ngũ uẩn giai không” mà chưa kịp thấu đáo nghĩa lý của câu nói.
Hãy hình dung người bạn vô sắc có thể bỏ rơi cái sắc đã vì mình mà nó bạc nhược, liệt tuệ, yếu ớt phiền toái trong chuyến vượt ngục của mình được chăng? Không thể. Ngũ uẩn giai không kia mà. Và vậy thì cứ nắm tóc lôi xểnh nó đi như giải phạm nhân. Được chăng? Xin các vị đừng cố gắng nhập định tứ thánh để rồi bị ngũ ấm ma nhập, các vị thiền hữu sắc (Thiền tưởng) cũng vậy khi gặp thần kinh giả, tẩu hoả nhập ma…hãy đọc và nghiền ngẫm thật kỹ điều này để nhận diện ma tưởng, ma ngũ ấm. Nói chung dù là hợp nhất bạn cũng không thể bỏ rơi bạn đồng hành vì bất cứ lý do gì. Trong khi nó (sắc) không phân biệt bạn đồng hành là ai dù yếu ớt, bệnh tật nó dịch chuyển, biến hoặc tứ đại, thay đổi đến cùng. Chỉ có điều, bản chất nó (sắc) “vô cầu, vô chấp”.
Mọi tham dục, mọi bệnh tật, mọi sân hận, hiềm khích, đố kỵ đừng đổ cho nó. Chính nó gồng mình lên để thay đổi, để chịu đựng nổi đau lột xác. Còn bạn (vô sắc), không hề biết, không hề lưu tâm đến bạn mình. Cái “muốn” chứng đạo có phải cái tham vi tế cuối cùng còn sót lại không, hãy tự hỏi mình như thế. Lẽ ra hai kẻ đồng hành dìu đỡ nhau khi tìm thấy có chỗ cây cao bóng mát, nước khe, bờ suối để rồi chăm sóc cho người bạn thương tích, đau đớn. Chúng ta thường có thói quen học được cái này chưa kịp dùng đã ném bỏ cái kia. Trong khi Phật dạy thân định trên tâm, tâm định trên thân. Ta học được pháp như lý tác ý đã vội ném bỏ lời Phật dạy trước đó. Trong 10 điều Phật dạy về lòng tin chân chính thì điều cuối cùng là chớ có tin vì bậc sa môn là đạo sư của mình. Chúng ta không có thói quen học, chứng nghiệm để đốn ngộ và hành theo sự chỉ dẫn của chính mình chứ không vì ngoan ngoãn vâng lời.
Lẽ ra ở giai đoạn diệt thọ điều khiển thức xả hành bạn phải thông suốt điều này và ngay bài học đầu tiên Đức Phật đã dạy bảo còn gì: Nhất tâm, Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần. Ôm 3 Pháp đó mà tu tập: Sự luyên tập, tu tập, tái tu tập những pháp ấy là định vậy.
Bạn muốn nhập tứ thiền để làm bậc A-la-hán nhưng lại chưa hiểu tường tận cái bước cơ bản này để có thể vào chặng đầu tiên trên con đường giới định tuệ đó là sơ thiền.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
Dành cho bạn
Tuổi nào cho em
Góc nhìn Phật tử 13:43 22/11/2024Tôi vác ba lô trên lưng trở về sau chuyến hành trình nơi đất khách, trong hành trang tôi mang vài thứ từ quê xa làm quà cho anh em. Vừa bước vào cổng chùa nghe hơi lạnh… thoáng mùi chia ly.
Đạo Phật là lối sống đẹp để hướng đến việc hoàn thiện bản thân
Góc nhìn Phật tử 10:24 22/11/2024Trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc đời, Đạo Phật xuất hiện như một ánh sáng soi đường, giúp con người thấu hiểu chính mình và hoàn thiện bản thân.
Để Sư nấu
Góc nhìn Phật tử 10:06 22/11/2024Cách đây chừng sáu năm, ngày đó tôi đang là một sinh viên năm thứ ba, sống chung phòng trọ với bảy người bạn nữa ở khu Làng Đại Học Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chung trọ nhưng chẳng ai cùng quê với nhau cả, Bắc – Trung – Nam đều có.
Nói xấu người
Góc nhìn Phật tử 09:51 22/11/2024Đã nhiều lần tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ nói xấu người khác, thế nhưng đâu cũng lại vào đó, cứ hễ tụm năm tụm ba là không nói chuyện của người này cũng nói người khác, hoặc khi ai đó nói về chuyện của người khác dù không nói ra nhưng vẫn có những ý nghĩ xấu, không tốt về họ.
Xem thêm