Thiền giúp an tâm
Thiền là báu vật vô giá mà đức Phật và các bậc hiền trí dành tặng cho con người chúng ta, giúp chúng ta có chìa khóa vạn năng giải quyết tất cả những khó khăn và khổ đau trong đời sống thực tế.

Dù là ai, trong hoàn cảnh nào, thì thiền cũng giúp chúng ta sống tích cực, an vui, vững chãi hạnh phúc, ý nghĩa hơn.
Không thể nói hết công năng to lớn của thiền, dưới đây chỉ nói một số lợi ích thiết thực:
1. Thiền giúp ta chế ngự những cám dỗ và hiểu thấu như thật về thân và tâm ta
2. Thiền làm tăng trưởng lòng từ bi thương người và giảm buồn phiền lo lắng
3. Thiền chữa trị và làm giảm căng thẳng trầm cảm.
4. Thiền làm giảm stress và bất an ...
5. Thiền giúp giảm chứng rối loạn hoảng hốt,sợ sệt
6. Thiền giúp giảm nhu cầu ngủ nhiều vẫn sảng khoái tinh thần, sức khỏe
7. Thiền trong thời gian dài làm tăng khả năng tạo sóng gamma tích cực trong não. ...
8. Thiền cải thiện khả năng tập trung và làm việc dưới sức ép cao
9. Thiền cải thiện xử lý thông tin và ra quyết định. ...
10. Thiền mang đến sức mạnh tinh thần ý chí
11. Thiền giúp bạn chống lại đau đớn, bịnh tạt
12. Thiền làm giảm đau hơn cả morphine
13. Thiền giúp điều trị chứng tăng động
14. Ngồi thiền giúp tinh thần an định
15. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
16. Thiền cải thiện trí nhớ
17. Thiền giúp ngủ sâu và ngủ ngon hơn
18. Thiền giúp cải thiện hệ miễn dịch, tự chữa trị bịnh cho mình
19. Thiền làm chậm quá trình lão hóa
20. Thiền làm tăng đồng cảm và các mối quan hệ tích cực
21. Thiền mỗi ngày 5 phút giúp ta sống tích cực, ý nghĩa hơn
22. Thiền giúp ta tăng ý chí, sức nhớ, sức đề kháng
23 Thiền giúp ta tự tin, bớt sợ hãi, kể cả virus Cov2 hiện nay
24. Thiền phát huy trí tuệ đến mức tối đa, đạt đến giác ngộ giải thoát hoàn toàn khỏi mọi khổ đau phiền não trong tam giới lục đạo.
Ở mức độ tăng cường sức khỏe, trí tuệ và nhất là nâng cao sức mạnh mẽ của tinh thần, ý chí giúp ta an yên trong dịch bịnh thì chúng ta chỉ cần mỗi ngày 2 lần sáng tối, mỗi lần 10 phút ngồi thiền hoặc đi thiền là được.
Chúng ta chọn nơi yên tĩnh, thoáng khí càng tốt, ngồi sắp bằng, lưng thẳng, cổ thẳng (như hình) nhắm mắt hoặc nhắm hờ, buông thư toàn thân, không để bất kì bộ phận nào quá căng, gồng, tập trung toàn tâm chú ý vào hơi thở ra vào tại chóp mũi.
Chú ý, chú tâm vào hơi thở. Thở ra hít vào ( tự nhiên ) đếm từ 1 đến 10 không cho bị nhầm lẫn. Nếu khi tâm ý chạy buông lung quên số đếm thì phải đếm lại từ 1.
Ngồi thiền như vậy trong 10 đến 15 phút mà sự chú ý, chú tâm đếm số không nhầm, không loạn là tốt.
Nguyên tắc:Tâm an vạn sự an, tâm bình thế giới bình
Chỉ cần ngồi thiền như vậy liên tục một vài tuần, chúng ta sẽ tự chứng nghiệm lợi ích khi tâm bình bình an thì mọi thứ xung quanh sẽ rất tuyệt vời
Tập tọa thiền
Giúp an tâm
Nâng cao chất sống
Vững chãi bình yên
Thiền hạnh phúc.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Thành kính tri ân Mẹ hiền Quán Thế Âm
Kiến thức
Dưới tòa sen vàng con lạy Bồ-tát Quán Âm. Ngài đã cho con niềm tin yêu giữa cuộc đời. Quán Âm Bồ-tát hiệu viên thông, mười hai nguyện lớn rộng mênh mông, cứu vớt chúng sinh qua cơn khổ nạn từ bi độ đời…(Lạy Phật Quan Âm - Hàn Châu).

Phổ Môn giải thoát
Kiến thức
Phẩm Phổ môn trong kinh Pháp Hoa thường được các chùa Bắc truyền dùng trong thời khóa tụng kinh, nhất là tụng thời Tịnh Độ hoặc vào dịp lễ cầu an, nhưng không phải ai cũng hiểu được những giá trị tư tưởng cao quý thâm sâu, cũng vận dụng được trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Ý nghĩa của ngày vía đức Bồ tát Quán Thế Âm
Kiến thức
Hằng năm, Phật tử thường làm lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày: 19/2, 19/6 và 19/9 theo âm lịch. Đức Quán Thế Âm Bồ tát còn được gọi là Bồ tát Quán Tự Tại xuất hiện khá nhiều trong các kinh điển của Phật giáo Đại thừa như trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng Nghiêm, kinh Pháp Hoa…

Lời dạy sau cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập niết bàn
Kiến thức
"Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!..".
Xem thêm