Thọ trì Năm Giới nhưng tại sao lại cần thọ Tam Quy?
Không có niềm tin vững chắc vào ba điều rất quý báu và căn bản là Phật, Pháp và Tăng (Tam Bảo), ta khó có thể thực tập Năm Giới được
>>Giải đáp những thắc mắc về kiến thức Phật pháp tại đây
Hỏi: Tôi muốn thọ trì Năm Giới, nhưng tại sao lại cần thọ Tam Quy tức là Ba sự quay về nương tựa Phật, Pháp và Tăng?
Đáp: Không có niềm tin vững chắc vào ba điều rất quý báu và căn bản là Phật, Pháp và Tăng (Tam Bảo), ta khó có thể thực tập Năm Giới được.
Quy y Phật cũng có nghĩa là "Tự quy y Phật", có nghĩa là ta tin tưởng vững chắc vào khả năng giác ngộ của chính mình, khả năng chuyển hóa được những khó khăn và giải thoát được mọi khổ đau cho chính mình, tin rằng ta sẽ trở thành một suối nguồn an lạc cho chính mình, tin rằng ta sẽ trở thành một suối nguồn an lạc cho mình và cho muôn loài.
"Tự quy y Phật", nói theo ngôn ngữ bình thường của Sư Ông Làng Mai là: "Về nương tựa Bụt trong con". Bụt trong ta nghĩa là tiềm năng giác ngộ trong ta. Ta biết rằng Bụt Thích Ca Mâu Ni là Bổn sư, là Thầy gốc, bậc Thầy rất sáng suốt và có lòng từ rất lớn, có thể dẫn dắt chúng ta vượt thoát những khó khăn trong cuộc đời. Ngài không phải là Thượng đế để ban phước và tự quyết định cuộc đời của ta. Nương Bụt trong ta là có niềm tin vững chãi rằng nếu ta luyện cho ta mỗi ngày thì từ từ ta sẽ trở thành nguồn suối an lạc cho ta và mọi người xung quanh, ta sẽ trở thành một Đức Phật.
"Con về nương tựa Pháp" có nghĩa là ta tin tưởng vào phương pháp mà Bụt Thích Ca Mâu Ni truyền trao lại từ kinh nghiệm của chính Ngài. Ngài đã làm được và đã thành công được trong sự chuyển hóa chính mình trở nên sáng suốt giác ngộ hoàn toàn thì chúng ta cũng sẽ làm được để thoát khỏi tình trạng bế tắc của mình và của xã hội.
"Con về nương tựa Tăng" có nghĩa là ta tin tưởng vào sự trợ giúp lẫn nhau của các bạn đồng tu, để cùng tiến thêm trên con đường chuyển hóa những tập khí yếu kém trong thân tâm ta, tin tưởng vào tuệ giác cộng đồng của những người cùng nguyện đi trên con đường giải thoát những khổ đau như mình. Chúng ta cần có sự nâng đỡ và trao đổi kinh nghiệm tu tập với các bạn cùng tu để cái thấy của chúng ta ngày càng gần với thực tại và cách hành xử của chúng ta ngày càng trở nên hài hòa hơn. Nương tựa nơi tập thể cùng tu tập chung, ta mới hy vọng có tuệ giác chung khá lớn, biết cách chuyển đổi những tình trạng bế tắc của gia đình, của xã hội và của đất nước mình cũng như của toàn cầu. Không có đức tin nơi ba sự nương tựa quý báu đó thì khó mà hành trì tốt Năm Giới.
Trích từ tác phẩm "Để có một tương lai"
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hóa giải ác mộng
Hỏi - Đáp 19:40 04/11/2024Hỏi: Hiện tôi có chút vướng mắc là thường xuyên gặp ác mộng, mỗi lần như vậy thì thân thể mệt mỏi, tâm tư khá bất an và lo sợ. Mong được hướng dẫn cách thức tu tập thế nào để chuyển hóa những ác mộng đó?
Ngồi thiền có bị vong nhập?
Hỏi - Đáp 17:45 02/11/2024Tôi có tham gia một khóa thiền 10 ngày. Trong thời gian ngồi thiền, có lúc tôi cảm thấy hơi thở của mình trở nên nặng nhọc, khó thở. Có lúc tôi thấy cơ thể mình có hiện tượng lắc lư nhẹ theo hướng ngả về trước hoặc sau. Xin hỏi, các hiện tượng đó xảy ra trong lúc ngồi thiền có bình thường không?
Bạn phải là người đủ đầy trước
Hỏi - Đáp 10:36 01/11/2024Hỏi: Thầy ơi, tại sao mối quan hệ của con với người yêu luôn căng thẳng, mâu thuẫn và ngột ngạt. Mà chia tay người ấy thì con cảm thấy cô đơn. Thầy giúp con với!
Người Phật tử không nên ăn thịt và không được ăn thịt chó?
Hỏi - Đáp 08:30 31/10/2024Hỏi: Có phải những người theo Đạo Phật (Phật tử) thì phải ăn chay, không nên ăn thịt và không được ăn thịt chó? Xin hỏi quan niệm này xuất xứ từ đâu?
Xem thêm