Thứ sáu, 09/12/2022, 15:23 PM

Thuận duyên vào cửa Tịnh ven biển

Định đến chùa lễ Phật bái Tăng từ cả tháng trước, nhưng vì còn bề bộn nhiệm vụ của một thông tín viên với Phật sự, nên chưa được thuận duyên mặc dù Chùa và Thầy ở nơi không xa trung tâm thành phố, tôi đành hẹn lần hẹn lửa với mình.

Sáng ngày 16/11/2022, tôi quyết định mang máy ảnh đi sớm sớm, nhưng khi nhìn trời thấy mây mù không chút nắng thì nghĩ bụng chắc chụp ảnh sẽ không được đẹp, nên ngồi lại trước máy tính để mần bài thơ đầu ngày, đến 9h thì bước ra khỏi cổng, xuất hành đúng "giờ đẹp"...

alTKVny

Ngôi chùa đẹp nhất

Chạy xe chầm chậm dọc theo đường biển, thấy trời vẫn âm u buồn hiu, thẳng từ Công viên Yến Phi qua cầu Trần Phú, tiếp nối Phạm Văn Đồng, ra hướng Bắc đến Hòn Một thì dừng xe, ngắm trời mây, tìm cảnh đẹp, mà không thấy chi bắt mắt, chụp vài tấm ghi nhận bãi biển và ghe thuyền dưới bầu trời đang khát những tia nắng sưởi ẩm buổi ban mai... Chạy xe thẳng tiếp một đoạn thì thấy phía lề bên trái có con hẻm rộng, đầu hẻm có cổng chào với ba chữ to đùng màu vàng: CHÙA PHÚ HẢI.

Nhìn đồng hồ cây số của xe máy mới biết Chùa cách trung tâm thành phố 7km. Đi qua cổng chào vào trong hẻm chừng 50 mét là thấy cổng tam quan của Chùa.

Địa chỉ rõ ràng chính xác của Chùa là: Số 84/11 đường Phạm Văn Đồng, phường Vĩnh Hoà, thành phố Nha Trang.

Nam mô Phật!

Dạ, lần đầu tiên con được bước vào khuôn viên của Chùa, được yết kiến Thầy trụ trì Thích Nguyên Sanh, bậc hiền Tăng đức độ, vị giáo thọ và còn là nhà thơ, mà con chỉ mới được biết và kết nối giao lưu qua Facebook.

Con đã đi ngẫu hứng, đến không xin hẹn trước, để tự nhiên cho duyên khởi, duyên sanh, duyên uyển chuyển tiếp diễn mới thấy rõ được mình đã thoát khỏi được những sự sắp đặt gò bó, sắp xếp chi li, cũng như thoát được các lối mòn khô khan, không bị vướng víu chuyện lo toan hay một ai khác ngoài mình để thong dong tự tại.

Lạ và vui một điều, là khi con đã bước vào sân chùa rồi, tự dưng trời sáng trưng lên, nắng đã tràn ngập thiên địa, cho bầu xanh nổi bật những áng mây trắng như bông...

Được Thầy trụ trì niềm nở hướng dẫn lên Chánh điện lạy Phật, rồi rảo chân khắp từ trong ra ngoài, từ dưới lên trên sân thượng có đại hồng chung, ở đó phóng tầm mắt ra biển rộng, lên non cao...

HOpaTjw

Lần đầu tiên được yết kiến, hầu chuyện Thầy mà như tăng tục thầy trò đã gặp nhau cả trăm lần, thân thiết với nhau từ khi nảo khi nào rồi vậy!           

Chỉ trong vòng 8 năm kể từ khi nhận trụ trì, 2008 đến 2016, Thầy đã mở cuộc đại trùng tu ngôi chùa xưa tiêu điều nhỏ hẹp thành ngôi phạm vũ khang trang tráng lệ, hoàn mãn vừa kịp "đón đỡ" cơn bão hung tợn Damdrey năm 2017 để ngôi Tam Bảo uy nghiêm kiên cố không hề hấn, suy suyển mảy may.

Thật là đại phước báo!

Chùa toạ lạc trên diện tích 620m2, với ngôi Chánh điện khang trang, hai bên là Đông lang và Tây lang với nhiều phòng ốc, tịnh thất. Chính giữa bửu điện tôn trí tượng Đức Phật Thích Ca tĩnh toạ với tư thế của đôi bàn tay "ban vui và cứu khổ". Ngoài ra, trên các hương án phía trước còn bài trí những tôn tượng nhỏ của Tây Phương Tam Thánh, Phật Nhập Niết Bàn... Trên vách hai bên tả hữu của tôn tượng Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni được thiết trí những pho tượng nhỏ của "Thập Bát La Hán" sinh động:

TỌA LỘC hươu cưỡi ngang trời

Hươu đi khắp đất cứu người tín tâm

KHÁNH HỶ thuyết pháp hành thâm

Tươi vui dung diện trăng rằm tỏa quang

CỬ BÁT du hóa khắp đàng

Tay ôm bình bát dọc ngang bụi đường

THÁC THÁP giáo hóa diệu thường

Nâng tháp xá lợi kim cương Phật Đà

TĨNH TỌA thiền từng sát-na

Nghiêm trì tịnh giới vượt qua não phiền

QUÁ GIANG băng nước trên thuyền

Đảo xa hoằng hóa pháp thiền sáng khai

KỴ TƯỢNG tôn giả hóa nai

Giữ dấu chân Phật buông ngày luyện voi

TIẾU SƯ đắc đạo sáng ngời

Giỡn đùa sư tử giúp người đầy no

KHAI TÂM vạch áo ngự tòa

Hiển lộ Tâm Phật sáng lòa niềm tin

THÁM THỦ sảng khoái sắc hình

Tùy hỷ hóa độ pháp lành truyền âm

TRẦM TƯ mật hạnh âm thầm

Bừng lên trí tuệ hương trầm tỏa bay

KHOÁI NHĨ tu hạnh ngoáy tai

Lắng nghe thấu hiểu trong ngoài đều thông

BỐ ĐẠI đại đỗ năng dung

Bụng to du hóa khắp cùng nhân gian

BA TIÊU tĩnh tọa đăng đàn

Dưới tàn lá chuối tiếng vang núi rừng

KHÁNG MÔN gõ cửa động rung

Gậy trong tay mở toang vùng vô minh

HÀNG LONG pháp thuật nghiêng thành

Giảng kinh, trì bát bốn trăm năm rồi

PHỤC HỔ cưỡi cọp như chơi

Tọa thiền, hành thiện chuyển dời nghiệp duyên

TRƯỜNG MI du hóa triền miên

Lông mày dài rậm tướng tiên thoát trần

Thập Bát La Hán hộ thần     

Xiển dương Chánh Pháp cứu nhân nhiệm mầu!

Đặc biệt là men theo hai bức vách lớn của Chánh điện có phù điêu đắp nổi hình tượng "Thập Đại Đệ Tử của Đức Phật".

Phía sau Chánh điện là Tổ đường, tôn trí tượng Sư Tổ Bồ Đề Đạt Ma với hình tướng và dung mạo thật khác thường, uy phong lẫm lẫm. Hai bên vách có treo khung linh ảnh của chư tôn Hoà thượng thạch trụ thiền gia của Phật giáo nước nhà nói chung và của Xứ Trầm Hương Khánh Hoà nói riêng.

Phía trước thềm ngôi bửu điện, ngay vị trí trung tâm là tôn tượng Đức Phật Di Lặc với nụ cười Hỷ Xả tươi vui bên lũ trẻ "Lục Tặc" đã được cảm hoá thuần phục Chánh pháp, nhìn ra hướng cổng tam quan có con đường người xe vào ra hằng ngày.     

Chùa Hội Khánh: Ngôi danh lam cổ tự trên đất Bình Dương

Phía bên phải cổng tam quan từ ngoài bước vào, trên sân chùa là tôn tượng đức Bồ Tát Quán Thế Âm lộ thiên đừng trên đài liên hoa. Bên trái là gian phòng khách trống vách, được bài trí bàn ghế và trang trí vật dụng thanh tao trang nhã, trên vách giữa có thiết trí 4 chữ nổi màu vàng sáng bằng hộp đèn "A Di Đà Phật".

Khi được lên đến sân thượng của dãy nhà Đông lang, ta có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Núi Cô Tiên bất tử ở cự ly gần nhất phía bên trái của Chùa, rồi cũng từ nơi đứng gió mát trong lành đó mà mở một cuộc "săn Rồng" thật thú vị. Những long tướng long nhan, long tu long nhãn của những con rồng thiêng được tạo tác công phu tinh xảo khác biệt bởi bàn tay điêu luyện của các thợ ngoài Huế rất uyển chuyển, uốn lượn dũng mãnh trên các đầu hồi mái nóc của ngôi chánh điện, như là một cuộc "quần thiên long hội"...

Chùa Phú Hải ở nơi đó sau bao năm dâu bể thăng trầm, kể từ khi được khai lập vào những năm 196s của thế kỷ trước, trải qua hai đời trụ trì, đến năm 2008 thầy Nguyên Sanh được bổ nhiệm, đã là chốn tâm linh thiêng liêng cho phật-tử trong khu vực Đường Đệ và các vùng lân cận về nương tựa tu học, tu tập và thực hành những điều Phật dạy để cuộc sống vơi đi bớt khổ đau phiền não, hướng về ngày mai thanh thản an vui.

SpBvyd3

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà

Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024

Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.

Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn

Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024

Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.

Tôi tin nhân quả

Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024

Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.

Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…

Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024

Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.

Xem thêm