Thực giải 30 bài tụng Duy thức (13)
Nếu ta dung túng, nô lệ, nuông chiều, chạy theo các tâm xấu, tính ác, thói hư của mình mà muốn sống an vui hạnh phúc thì khác gì nấu cát mà muốn thành cơm, sẽ chỉ là hão huyền không thật. Biết và biết cách chuyển hóa những thói hư, tính xấu là cần thiết cho tất cả mọi người.
Thực giải 30 bài tụng Duy thức (12)
Bài 13. Tính xấu con người
Phiên âm Hán Việt:
Cuống, Xiểm dữ Hại, Kiêu,
Vô Tàm cập Vô Quý,
Trạo Cử dữ Hôn Trầm,
Bất Tín tịnh Giải Đãi.
Việt dịch:
Cuống, Xiểm và Hại, Kiêu
Võ Tàm thêm vô Quý
Trạo cử với Hôn trầm
Bất tín cùng Giải đãi
Thực giải:
Các tính xấu như dối trá, dua nịnh, cùng với làm tổn hại kẻ khác, kiêu căng, không biết tự hổ thẹn và không biết hổ thẹn với mọi người, tâm luôn vọng động không yên, hôn trầm, không tin tưởng và biếng.nhác
Bài này tiếp tục mô tả trình bày chi tiết để chúng ta hiểu và nhận diện rõ những trạng thái tâm lý tiêu cực, biểu hiện những tập tính xấu ác đang có trong tất cả mọi người chúng ta trừ các bậc Thánh giác ngộ:
7, Cuống là dối trá xảo quyệt, nghĩa là tâm sở này thường khiến con người nói năng khôn ranh lắt léo, hành động mưu mô xảo quyệt để dối gạt và qua mặt người khác nhằm mục đích kiếm chát danh vọng, quyền lợi, tiền tài cho bản thân mình
8, Xiểm là nịnh bợ, nịnh hót, xu phụ nghĩa là tâm sở này khiến con người thường hành động nịnh hót, bợ đỡ những người có tiền tài thế lực, địa vị xã hội với mục đích xin xỏ cầu cạnh tiền tài, danh vọng, địa vị
9, Hại là làm tổn hại, phương hại nghĩa là tâm sở này thường xúi giục con người thích đánh đập, chém giết, hành hạ chúng sanh, người khác trên mọi phương diện
10, Kiêu là tự mãn, kiêu căng, ngạo mạn, nghĩa là tâm sở này thường xúi giục con người hay thể hiện kiêu cách, ngạo nghễ, khinh thường mọi người g dưới đôi mắt thấp hèn. Có nhiều kiểu kiêu mạn như giàu có, quyền thế, địa vị, giỏi giang, linh lợi, thông minh, học cao,. tài năng..sinh ra kiêu ngạo
11, Vô Tàm là không tự biết xấu hổ, nghĩa là tâm sở này thường xúi giục con người không biết thẹn với chính lương tâm mình, không biết tôn trọng tư cách đạo đức của chính mình.
12, Vô Quý là không biết hổ thẹn với mọi người, nghĩa là tâm sở này thường xúi giục con người mỗi khi hành động tội lỗi hay sái quấy, không sợ ai chê trách, bình phẩm, phê phán, khinh khi, cứ mặt dày mày dạn trơ trơ.
13, Trạo Cử là vọng động, lao chao, không an tĩnh, nghĩa là tâm sở này điều khiển thân tâm con người luôn luôn dao động, vọng động, buông lung không lúc nào an yên. Trạo cử
biểu hiện rõ ở cả thân thể, miệng mồm, suy nghĩ luôn lăng xăng, vọng động không lúc nào để yên. Thân đúng ngồi không yên, miệng nói luôn mồm, ý suy nghĩ lung tung linh tinh vẫn vơ
14, Hôn Trầm là mê mờ, tối tâm, trầm trệ, nghĩa là tâm sở này thường khiến thân tâm con người trở nên mờ mịt đần độn, hiểu biết chậm chạp, thô thiển khhông sáng suốt, linh hoạt
15, Bất Tín là không tin tưởng, nghĩa là tâm sở này thường khiến con người cái gì, chuyện gì, người nào cũng nghi ngờ, thắc mắc lung tung. Trong Phật pháp là nghi ngờ cả Phật Pháp Tăng, nghi ngờ pháp lãnh điều thiện. Nghi ngờ quá mức thành ra đa nghi
16, Giãi Đãi là lười biếng trễ nải, nghĩa là tâm sở này thường khiến con người sanh tâm lười nhác biếng trễ, không siêng năng chuyên cần trong tu tập, học hỏi, làm việc toạ thiền, tụng kinh, lễ sám...
Ai muốn có được một cuộc sống an vui hạnh phúc tích cực và ý nghĩa thì phải tự quay lại quan sát để tâm, nhận diện, chuyển hóa các tâm sở tiêu cực bất thiện, tâm xấu, tính ác nêu trên.
Đương nhiên là mỗi người có nhân duyên, phúc đức, trí tuệ, nghiệp chướng, tập tính, thói quen khác nhau nên biểu hiện thực tế trong đời sống hàng ngày của những thói hư, tật xấu, tính ác cũng có chỗ khác nhau. Có những tính xấu như ích kỷ, tham lam, nóng nảy biểu hiện rõ và nổi trội ở người này nhưng lại chìm lắng ở người khác
Nếu ta dung túng, nô lệ, nuông chiều, chạy theo các tâm xấu, tính ác, thói hư của mình mà muốn sống an vui hạnh phúc thì khác gì nấu cát mà muốn thành cơm, sẽ chỉ là hão huyền không thật.
Biết và biết cách chuyển hóa những thói hư, tính xấu là cần thiết cho tất cả mọi người.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần
Nghiên cứu 09:40 15/11/2024Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.
Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường
Nghiên cứu 09:45 03/11/2024Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...
Những đóng góp của Hòa thượng Thích Minh Châu trong công tác ngoại giao Phật giáo
Nghiên cứu 09:45 19/10/2024Di sản mà Hòa thượng để lại không chỉ là nền móng vững chắc về giáo dục và ngoại giao, mà còn là kim chỉ nam cho chúng ta tiếp tục phát triển, đưa tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật lan tỏa rộng khắp, góp phần gìn giữ hòa bình.
Lợi ích của Thiền tứ vô lượng tâm trong đời sống xã hội
Nghiên cứu 09:30 06/10/2024Có thể nói rằng Từ, Bi, Hỷ, Xả là những đức hạnh tốt lành và cao đẹp để xây dựng nên một con người hoàn thiện, một gia đình hạnh phúc, một xã hội tốt đẹp.
Xem thêm