Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Thực giải 30 bài tụng Duy thức (14)

Con người sống trên đời chỉ cần nhận diện rõ tâm thiện, tâm ác khi chúng sinh khởi, biết tùy thiện chuyển ác đã có thể trở thành bậc hiền nhân sống có ích cho mình, cho người.

IMG_1359

Thực giải 30 bài tụng Duy thức (13)

Phiên âm Hán Việt:

Phóng Dật cập Thất Niệm,

Tán Loạn, Bất Chánh Tri.

Bất Định vị Hối, Miên,

Tầm, Tư, nhị các nhị.

Việt dịch: 

Phóng dật cùng Thất niệm

Tán loạn, Bất chánh tri

Bất định là Hối, Miên

Tầm, Tư hai thứ hai

Thực giải:

Những trạng thái tâm tiêu cực như buông lung và mất chánh niệm, rối loạn, không hiểu biết chân chánh. Tâm Sở không nhất định là thiện hay ác như hối hận, ngủ nghê, tìm cầu, xét đoán.

Trong Tâm Sở Bất Định có hai loại: loại thứ nhất có hai tâm sở: hối hận và ngủ nghỉ; loại thứ hai có hai tâm sở: tìm cầu và xét đoán chính chắn. Mỗi tâm sở một trong hai loại có hai thứ: thiện và ác.

Bài này mô tả, trình bày tiếp một cách chi tiết 4 trạng thái tâm tiêu cực bất thiện là Phóng dật, Thất niệm, Tán loạn, Bất chánh tri và 4 trạng thái tâm Bất định ( không hẳn là thiện hay ác) là Hối, Miên, Tầm, Tư

17, Phóng Dật là tùy tiện, buông lung, phóng túng. Tâm sở này khiến con người buông lung vọng niệm, không thích bị bị bó buộc trong khuôn khổ, luôn phóng túng chạy theo ngũ dục của thế gian.

18, Thất Niệm là mất chánh niệm, không có tỉnh giác nghĩa là hay quên lãng. Trạng thái tâm sở này thường khiến con người hay quên lãng những việc quá khứ và không ghi nhớ những việc cần phải làm trong hiện tại. Trong tu tập là bị vọng niệm chi phối

19, Tán Loạn là rối loạn, không tập trung nghĩa là tâm trí không tập trung an định một chỗ. Tâm sở này thường khiến con người phân tán tư tưởng, suy nghĩ lung tung, nhớ nghĩ điều này, việc kia liên tục không ngừng nghỉ

20, Bất Chánh Tri là không hiểu biết đúng như thật, nghĩa là tâm sở này thúc đẩy con người tin tưởng chạy theo những tà thuyết mê tín dị đoan, những học thuyết tư tưởng không phù hợp với chân lý sự thật.

Tâm sở Bất Định nghĩa là những Tâm Sở không nhất định là thiện hay ác. Những Tâm Sở này khi tương tác với các Tâm Sở Thiện để chận đứng những điều tội ác không cho phát sanh thì được gọi là thiện, và ngược lại thì gọi là ác, cho nên mới có tên gọi là Bất Định. Có 4 loại

4 tâm sở Bất Định: Hối, Miên, Tầm và Tư. Trong bốn tâm sở này lại chia làm hai loai Hối Miên và Tầm Tư; trong hai loại, mỗi tâm sở cũng có hai thứ thiện và ác, nghĩa là Hối cũng hai: thiện và ác; Miên cũng có hai: thiện và ác; Tầm cũng có hai: thiện và ác; Tư cũng có thiện và ác.

1, Hối là hối hận ăn năn việc đã làm; tâm sở này chia làm hai loại:: hối thiện và hối ác

Hối thiện là biết ăn năn hối hận những việc xấu ác đã lỡ gây tạo, giờ đây biết sai nên hối hận, đó là hối thiện.

Hối ác là những việc lành đã làm, giờ đây ăn năn, hối hận. Ví như đã bố thí giúp đỡ tiền của cho người nghèo khổ rồi tiếc tiền của mà hối hận.

2, Miên là ngủ gà ngủ gật. Trạng thái tâm sở này thường khiến thân tâm con người trở nên mờ tối,mệt mỏi, uể oải, thích ngủ buồn ngủ, làm trở ngại cho việc tu tập thiền định, học kinh, tụng kinh. Miên chia thành hai loại

Miên Thiện là ngủ mơ màng điều thiện, hay khi nghe đến những điều ác, những tà thuyết bất minh hay bị buồn ngủ, ngủ gà ngủ gật

Miên Ác là ngủ mơ màng điều ác, cảnh ác hoặc khi nghe tụng kinh, giảng pháp, nghe những điều thiện thì hay rơi vào trạng thái ngủ gà ngủ gật,

3, Tầm là hướng tâm tìm kiếm. Trạng thái tâm sở này thường khiến con người bận tâm tìm kiếm những hình ảnh, đối tượng những sự kiện trong đời sống hàng ngày. Tầm chia làm hai loại:

Tầm Thiện là hướng tới tìm kiếm những hoàn cảnh, môi trường, người thiện, điều thiện như đến thiền viện, thư viện, giảng đường gặp chư Tăng, thầy cô giáo...

Tầm Á là hướng tâm tìm kiếm sinh hoạt với những điều ác, người ác, cảnh ác như quán nhậu, sòng bài, cá độ, vũ trường...

4, Tư là chín chắn xét đoán. Trạng thái tâm sở này thường khiến con người để tâm xét đoán, phân tích kỹ lưỡng những đối tượng, con người, sự việc để nhận định chính xác không sai lầm. Tư cũng phần thành hai loại:

Tư Thiện là để tâm suy tư xét đoán, sinh hoạt với những đối tượng, con người, điều thiện, cảnh thiện.

Tư Ác là để tâm suy tư xét đoán, sinh hoạt với những điều ác, cảnh ác, người ác

Với các tâm sở Bất Định, tức không nhất định là thiện hay ác này thì ở trong môi trường, hoàn cảnh nào sẽ theo hướng ấy.

Con người sống trên đời chỉ cần nhận diện rõ tâm thiện, tâm ác khi chúng sinh khởi, biết tùy thiện chuyển ác đã có thể trở thành bậc hiền nhân sống có ích cho mình, cho người.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường

Nghiên cứu 09:45 03/11/2024

Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...

Làm thế nào để tiêu trừ tội nạo phá thai?

Nghiên cứu 15:36 02/11/2024

Trong kinh Phật Thuyết Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni có nói rằng, nạo phá thai là một tội sát sinh vô cùng lớn, quả báo cũng rất nặng. Tại sao trong cuốn Hiện Đại Nhân Quả Thực Lục do thầy viết lại không có ví dụ nào về việc này?

Thai nhi thích nghe Kinh Địa Tạng

Nghiên cứu 15:06 02/11/2024

Một người hàng xóm nói với tôi rằng, con gái bà ấy đang mang thai tám tháng rồi, phản ứng thai nghén rất mạnh. Trong mấy tháng gần đây, thai nhi thường xuyên đấm đá trong bụng, khiến con gái bà ấy rất đau đớn.

Lối sống mang lại hạnh phúc từ triết lý tiết độ trong kinh Trung A Hàm

Nghiên cứu 08:10 01/11/2024

Phật dạy phải biết tinh tấn tu tập. Để làm được như thế, con người phải biết làm chủ mình trong cuộc sống thông qua tinh thần kỷ luật, mà trong Phật học gọi là Giới. Đó là “những điều răn cấm do Đức Phật chế định cho hàng xuất gia và tại gia để ngăn ngừa tội lỗi của ba nghiệp”.

Xem thêm