Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 23/12/2022, 09:45 AM

Thực giải 30 bài tụng Duy thức (17)

Trong nghi thức lễ Phật, trước khi lễ thì xướng: "Năng lễ, Sở lễ tánh không tịch" tức phải hiểu nghĩa như thật là cả chủ thể và đối tượng lễ vốn không, vốn tịch tĩnh. Lễ Phật như vậy mới là lễ Phật đúng nghĩa.

Audio
3

Thực giải 30 bài tụng Duy thức (16)

Bài 17. Vạn pháp duy thức

Phiên âm Hán Việt:

Thị chư Thức chuyển biến

 Phân biệt sở phân biệt

Do thử bỉ giai vô

Cố nhất thiết duy Thức

Việt dịch: 

Do các thức biến chuyển

 Thành Năng, Sở phân biệt

Năng, Sở vốn là không

Nên tất cả là thức

Thực giải:

Bài này lý giải vì sao gọi là Duy Thức?

Vì các thức luôn luôn chuyển biến, cho nên các Năng phân biệt và Sở phân biệt luôn luôn sanh khởi. Nói các thức luôn biến chuyển là nói ba nhóm thức năng biến trình bày ở trên (thức năng biến thứ nhất, thức năng biến thứ hai và thức năng biến thứ ba ).

Nếu như các thức không chuyển biến liên tục thì các Năng phân biệt và Sở phân biệt đều không hình thành, không có mặt, vốn là không. Vì thế cho nên nói tất cả đều chỉ do thức, là Duy Thức. Năng phân biệt là nói chủ thể phân biệt, là công năng phân biệt để hiểu biết, chỉ cho kiến phần của thức. Sở phân biệt là đối tượng để phân biệt, là chỗ phân biệt để hiểu biết, chỉ cho tướng phần của vạn pháp. Do vì các thức chuyển biến liên tục để hiểu biết, cho nên các Năng phân biệt và Sở phân biệt đều hiện khởi có mặt trong thế gian. Ví dụ khi có người lễ tượng Phật Thích Ca, thì người đứng lễ là chủ thể hành động (Năng lễ), tượng Phật Thích Ca là đối tượng lễ (Sở lễ,)

Trong nghi thức lễ Phật, trước khi lễ thì xướng: "Năng lễ, Sở lễ tánh không tịch" tức phải hiểu nghĩa như thật là cả chủ thể và đối tượng lễ vốn không, vốn tịch tĩnh. Lễ Phật như vậy mới là lễ Phật đúng nghĩa.

Đương nhiên là nếu như tám thức không chuyển biến liên tục thì các chủ thể phân biệt và đối tượng phân biệt hoàn toàn không hiện hữu. Cho nên mới nói tất cả đều là Duy Thức, là chỉ có thức mà thôi. Điều này y như các kinh Đại thừa đúc kết: Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tìm hiểu về khả tính thành Phật của nữ nhân

Nghiên cứu 15:00 07/05/2024

Chính từ sự kiện 'nữ nhân khả tính' một phần nhấn mạnh tầm quan trọng của bức thông điệp 'Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành', duy nhất, tuyệt vời chỉ có ở giáo Pháp của đức Phật, cũng là lời khẳng định về tính thống nhất toàn bộ tư tưởng Phật giáo.

Niềm tin và sự khủng hoảng của niềm tin trong lĩnh vực Phật giáo

Nghiên cứu 15:10 02/05/2024

Mục đích bài viết nhằm phân tích để thấy rõ niềm tin của con người và sự khủng hoảng về niềm tin Phật giáo hiện nay, để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và những giải pháp tốt hơn trong tương lai.

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Phẩm tính quan trọng của một người học trò từ trường hợp Tôn giả Angulimala

Nghiên cứu 10:10 05/04/2024

Angulimala là một người cực ác trong xã hội khiến ai ai cũng khiếp sợ với danh xưng kẻ sát nhân, chỉ duy nhất tình thương của Phật pháp mới khiến tên cướp quay đầu sám hối, từ một kẻ đại ác trở thành Sa môn Thích tử.

Xem thêm