Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 01/01/2023, 11:15 AM

Thượng tọa Thích Nhuận Quang với “Trí” và “Đức” vẹn toàn

TT.TS Thích Nhuận Quang từ lâu được các Phật tử xem như một tấm gương sáng của người tu hành bởi hai đức hạnh là “Trí” và “Đức” vẹn toàn. Ngoài tấm lòng từ bi giang tay giúp đỡ những cuộc đời khốn khó, Thượng tọa còn là một vị tu sĩ với kiến thức uyên thâm trên nhiều lĩnh vực của đời sống.

Audio

Vị chân tu với tấm lòng Bồ Tát

Hàng chục năm nay, Thượng tọa, Tiến sĩ (TT.TS) Thích Nhuận Quang - Trụ trì chùa Nguyên Ngộ (phường Thới An, Q.12, TP. Hồ Chí Minh) đã có đóng góp rất lớn cho công tác từ thiện - xã hội tại TP. Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung với nhiều chương trình mang đậm tính nhân văn cao cả. 

Thượng tọa, Tiến sĩ Thích Nhuận Quang - Trụ trì chùa Nguyên Ngộ.

Thượng tọa, Tiến sĩ Thích Nhuận Quang - Trụ trì chùa Nguyên Ngộ.

Ban từ thiện chùa Nguyên Ngộ năm nào cũng thực hiện các chuyến cứu trợ, tặng quà cho bà con nghèo vùng sâu, vùng xa; tài trợ kinh phí xây dựng cầu bê tông nông thôn; đào giếng nước sạch tặng cho các điểm trường ở vùng cao; trao học bổng cho học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn; kết hợp với các y, bác sĩ tổ chức khám bệnh phát thuốc miễn phí cho bệnh nhân nghèo; tài trợ kinh phí xây dựng nhà tình thương cho hộ nghèo; tổ chức chương trình mừng Tết trung thu cho các em thiếu nhi… và còn nhiều chương trình từ thiện nhân đạo khác. Số tiền từ thiện lên đến hàng tỷ đồng mỗi năm.

Những phần quà từ thiện đến với bà con khó khăn.

Những phần quà từ thiện đến với bà con khó khăn.

Hàng tháng, chùa Nguyên Ngộ thường tổ chức phục vụ cơm chay từ thiện (miễn phí) cho khách thập phương với mục đích giúp đỡ cho các đối tượng khó khăn... Thêm vào đó, chùa Nguyên Ngộ còn muốn gieo duyên Tam Bảo, khuyến khích mọi người sử dụng thực phẩm chay tịnh, thanh khiết. Chương trình được thực hiện định kỳ 2 lần/tháng, vào các ngày mùng 01 và 15 âm lịch hàng tháng. 

Đặc biệt là trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp tại TP. Hồ Chí Minh trước đây, TT.TS Thích Nhuận Quang cùng với các Tăng Ni, Phật tử đã không quản khó khăn, nguy hiểm tham gia vào tuyến đầu chống dịch nhằm nhanh chóng đem lại sự an toàn và cuộc sống bình yên cho người dân.

TT.TS Thích Nhuận Quang chia sẻ: “Thời chiến tranh quý thầy “cởi áo cà sa khoác chiến bào”. Thời dịch bệnh thì “cởi áo cà sa khoác đồ bảo hộ”. Theo lời kêu gọi của Chính phủ và Giáo hội, những đoàn tình nguyện viên các Tôn Giáo, đa số là Phật Giáo, đã tình nguyện tham gia vào tuyến đầu chống dịch. Dù có chuyên môn trong ngành Y hay không vẫn dấn thân tham gia vào mọi công tác để đỡ phần gánh nặng cho y, bác sĩ, tư vấn tâm lý cho bệnh nhân và kể cả công việc hộ lý. Những chuyến xe rau củ quả, lương thực đầy ấp nghĩa tình từ nhiều vùng miền đất nước, ứng cứu kịp thời cho Sài Gòn trong lúc nguy cấp nhất…” 

Vì vậy, chùa Nguyên Ngộ đã trao tặng 200 phần quà cho người dân bị ảnh hưởng của dịch Covid-19. Mỗi phần quà bao gồm: Mì tôm, gạo, dầu ăn, nước tương, bột ngọt, rau củ và một số nhu yếu phẩm nhằm san sẻ phần nào gánh nặng cuộc sống, vơi bớt chút khó nhọc cho bà con trong thời điểm dịch bệnh hoành hành. Bên cạnh đó, còn trao tặng những suất cơm đến các khu cách ly, phong toả gần 1000 suất cơm với giá trị hàng trăm triệu đồng…

ab9da15901acd9f280bd

Về công tác từ thiện - xã hội, TT.TS Thích Nhuận Quang đã nhận được nhiều bằng khen, giấy chúng nhận của các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước.

TT.TS Thích Nhuận Quang - Vị chân tu “học cao, hiểu rộng”. 

Ngoài tấm lòng Bồ Tát phụng sự cho công tác Phật sự và công tác từ thiện - xã hội, TT.TS Thích Nhuận Quang còn là một người “học cao, hiểu rộng” đã được nhiều tổ chức có uy tín trong và ngoài nước ông nhận và ghi danh.

Ông Lê Văn Tấn- Viện trưởng Viện Phát triển Khoa học Công nghệ và Giáo dục đã trao quyết định bổ nhiệm chức danh Phó Viện trưởng đối với TT.TS Thích Nhuận Quang.

Ông Lê Văn Tấn- Viện trưởng Viện Phát triển Khoa học Công nghệ và Giáo dục đã trao quyết định bổ nhiệm chức danh Phó Viện trưởng đối với TT.TS Thích Nhuận Quang.

Theo đó, sáng 09/10/2022, tại Chùa Nguyên Ngộ đã trang nghiêm diễn ra lễ trao quyết định bổ nhiệm chức vụ Phó Viện trưởng của Viện Phát triển Khoa học Công nghệ và Giáo dục cho TT. Thích Nhuận Quang, nhiệm kỳ 5 năm (2022 – 2027). Đây là vinh dự rất lớn đối với bẳn thân TT.TS Thích Nhuận Quang  nói riêng và chùa Nguyên Ngộ nói chung.

TT.TS Thích Nhuận Quang vinh dự được Học viện Paris (Pháp) cấp Giấy chứng nhận Giáo sư Giáo dục.

TT.TS Thích Nhuận Quang vinh dự được Học viện Paris (Pháp) cấp Giấy chứng nhận Giáo sư Giáo dục.

Đặc biệt, trước đó váo tháng 5/2022, TT.TS Thích Nhuận Quang vinh dự được Học viện Paris (Pháp) cấp Giấy chứng nhận Giáo sư Giáo dục. Bên cạnh đó, TT.TS Thích Nhuận Quang còn nhận được nhận các bằng khen, Giấy chứng nhận, văn bằng học thuật từ nhiều quốc gia trên thế giới như Pháp, Mỹ… và các tổ chức uy tín tại Việt Nam.

Chứng chỉ công nhận, vinh danh TT.TS Thích Nhuận Quang nhận được từ các tổ chức nước ngoài.

Chứng chỉ công nhận, vinh danh TT.TS Thích Nhuận Quang nhận được từ các tổ chức nước ngoài.

Trao đổi với chúng tôi, TT.TS Thích Nhuận Quang cho biết:

Trí tuệ và phước đức chính là tài sản là giá trị quý nhất và bền vững nhất của con người. Chỉ nói riêng về phước đức, người xưa đúc kết: có phước có đức mặc sức mà hưởng, huống chi là có thêm trí tuệ, thì cuộc sống càng tuyệt vời. Trí tuệ là con đường ngắn nhất và phương tiện duy nhất đưa con người đến với bờ giải thoát và giác ngộ. Vì vậy, có thể nói đạo Phật là đạo của người trí, là đạo của tuệ giác…”. 

“Bản thân Thầy cũng không ngừng học tập, trao rồi kiến thức trên tất cả các lĩnh vực của đời sống vừa nhằm nâng cao trình độ bản thân, vừa truyền đạt lại cho mọi người những gì mình học được, biết được. Thầy cũng luôn tâm niệm, cuộc sống, sự nghiệp thế gian con người, nếu đặt trên nền tảng của trí tuệ và phước đức thì mới bền vững. Nếu người mong giàu sang phú quý, dựa trên gốc phước trí thì sự phú quý mới vững chải, cuộc sống mới được an vui, hạnh phúc thật sự…”.

Chứng chỉ công nhận, vinh danh TT.TS Thích Nhuận Quang nhận được từ các tổ chức nước ngoài.

Chứng chỉ công nhận, vinh danh TT.TS Thích Nhuận Quang nhận được từ các tổ chức nước ngoài.

Hy vọng với tấm lòng từ bi trong công tác Phật sự và thiện nguyện và kiến thức uyên thâm, “học cao hiểu rộng” của TT.TS Thích Nhuận Quang sẽ ngày càng có nhiều đóng góp cho xã hội, góp phần vào việc an sinh xã hội, nâng cao dân trí. Từ đó góp phần từng bước xây dựng một đất nước với “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” như định hướng mà Đảng, Nhà nước ta đang hướng tới. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Bậc Thầy mô phạm

Chân dung từ bi 14:50 25/03/2024

Giản dị nhưng sâu lắng, nghiêm nghị mà từ bi, nhẹ nhàng nhưng vững chãi, uy hùng mà bao dung. Mỗi lời nói của khẩu đều là Pháp ngữ, mỗi động tĩnh của thân đều là Phật hạnh. Tùy duyên nhậm vận, trọn đời thuyết pháp cứu độ quần sinh, hòa quang đồng trần, thuận theo nhân tâm mà hành Phật sự.

“Làm đến Hòa thượng mà tôi nhận thấy còn thua hồi nhỏ”

Chân dung từ bi 10:15 11/03/2024

Có lúc giữa chúng đông, tôi thường nói, bây giờ làm đến Hoà thượng mà tôi nhận thấy còn thua hồi nhỏ. Ai nấy đều ngạc nhiên!

Cuộc đời và đạo nghiệp của Đệ Tam Tổ Huyền Quang

Chân dung từ bi 16:00 02/03/2024

Thiền sư Huyền Quang玄光 (1254-1334), thế danh là Lý Đạo Tái[1] 李道載, quê ở hương Vạn Tải, lộ Bắc Giang Hạ (khoảng những năm niên hiệu Hồng Đức 1470-1497 đời Lê Thánh Tông đổi tên thành xã Vạn Tư, huyện Gia Định; nay thuộc xã Thái Bảo, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh).

Thiền sư Vạn Hạnh - Hình tượng ngàn năm

Chân dung từ bi 11:20 06/02/2024

Ngài họ Nguyễn, tên thật và năm sanh chưa thấy tài liệu nào ghi nhận. Ngài viên tịch vào năm 1018. Về sau, khi tham khảo sách Thi văn Lý - Trần, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, có ghi tên thật của ngài là Nguyễn Văn Hạnh, người ở châu Cổ Pháp, làng Dịch Bảng thuộc tỉnh Bắc Ninh.

Xem thêm