Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 30/10/2022, 08:29 AM

Thương yêu và tôn trọng sự sống của muôn loài chúng sanh

Lòng từ đối với chúng sanh bắt đầu nảy nở thì trí tuệ và công phu thiền định chúng ta sẽ thăng tiến dễ dàng. Khi đó cuộc sống chúng ta mới có những giây phút gọi là an vui phúc lạc thật sự.

Trong thế giới thiêng liêng này mỗi chúng sanh được tái sanh đều mang sứ mệnh thiêng liêng của nó. Một chúng sanh dù nhỏ vẫn có sinh mạng và nó rất quý trọng sinh mạng của nó, nó muốn sống chứ nó không muốn chết. Cũng như loài người chúng ta giàu nghèo, sang hèn... nhưng ai cũng yêu quý sinh mạng của mình và đều mong muốn mình có cuộc sống ấm no hạnh phúc. Theo cái nhìn của chư Phật và chư vị Thánh Hiền, các Ngài thấy tất cả chúng sanh đều bình đẳng. Mình thấy con kiến so với mình là nhỏ nhưng với cái nhìn của các Ngài thì mạng con kiến bò dưới đất và mạng sống của mình cũng như tất cả chúng sanh muôn loài không có gì khác nhau. Nên các Ngài thương yêu như con đỏ và phát nguyện lăn xả vào các cõi dùng vô số phương tiện để cứu độ.

Nếu mình có tu tập hiểu biết mình sẽ tôn trọng sanh mạng con kiến dù là rất nhỏ. Đây là lẽ công bằng, đây là trật tự của vũ trụ... các loài được sanh ra và được quyền để sống, bất kể là loài nào.

Quý vị nên phát tâm cứu độ tất cả chúng sanh

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Thứ nhất là quyền tự do

Thứ hai là quyền để sống

Và nếu loài người thì còn có thêm quyền thứ ba là được mưu cầu hạnh phúc cho mình.

Đây là 3 quyền mà không có chế độ xã hội nào có quyền bát bỏ 3 điều này. Đây là quyền tối thượng không ai được động phạm tới.

Quyền mưu cầu hạnh phúc

Quyền tự do và quyền để sống.

Một người hiểu biết họ tôn trọng quyền để sống mà bây giờ vì việc nuôi sống mình mà giết hại chúng sanh khác là mình không tôn trọng sự sống của muôn loài. Mỗi loài được sinh ra trên trái đất này ở mỗi vùng nó đều có sứ mạng riêng của nó là gìn giữ và giúp ích cho qủa địa cầu này mà mình không nhận ra. Một loài động vật được sanh ra trên qủa đất hay một hành tinh là nó đều mang sứ mệnh đề cân bằng sinh thái. Nếu mình xâm phạm tới mạng sống của loài khác là mình không tôn trọng mạng sống của họ và mình đã gây một sự bất công tước đoạt trên cuộc đời này.

Dù một sinh vật nhỏ nhít nó vẫn có tâm linh. Chúng ta thử tới gần một con kiến, một con dế hay một con vật bé nhỏ dẫm chân lên nó, nó sẽ sợ hãi bỏ chạy. Nó bỏ chạy là vì nó sợ hãi sự giết chóc, nó mưu cầu sự sống. Nó muốn giữ gìn mạng sống của nó nên nó chạy! Vậy mà chúng ta cố tình rượt đuổi để giết nó thì rõ ràng ác tâm nơi lòng mình quá lớn. Ác tâm nơi lòng mình còn mà đòi hỏi sự hạnh phúc bình an thì điều này không thể có được.

Muốn nuôi lớn sự thông cảm thương yêu tôn trọng chúng sanh thì chúng ta hãy lắng lòng quan sát những con vật sống chung quanh mình. Tất cả loài vật cũng như chúng ta ai cũng máu đỏ ruột mềm, nó cũng biết thấy biết nghe. Nó cũng biết vui biết buồn, biết ham sống sợ chết và nó cũng có tình thương yêu bảo vệ con cái của nó như mình. Nhưng vì Phước nó ít nên nó phải chịu những thân hình bé nhỏ và không đồng tiếng nói như mình, nhưng trong đồng loại của nó sẽ có sự nhận hiểu thương yêu và nó có tiếng nói của nó .

Vì vậy người có trí tuệ thì càng tôn trọng sự sống của loài khác mặc dù một sự sống rất nhỏ. Cho nên Đức Phật dạy không được sát sinh là vì ảnh hưởng đến từ tâm của người con Phật. Đức Phật dạy mình phải lợi ích chúng sanh muôn loài mà mình làm tổn hại muôn loài là trái nghịch với lời dạy của Đức Phật. Người tổn hại muôn loài thì từ tâm không thể có, từ tâm không có thì trí tuệ không có.

Cho nên khi chúng ta phát tâm vì lợi ích chúng sanh muôn loài một cách kiên định thì mình sẽ không bao giờ giết hại chúng sanh dù là một chúng sanh nhỏ nhít. Đức Phật cũng thấy rất rõ về nhân quả của nghiệp sát. Tuỳ mức độ sát sanh chừng nào thì mình sẽ trả nhân quả chừng đó. Đối với chúng sanh nhỏ nhít tuy rằng Phước nó không thể so với loài người được, nhưng không phải vì thế mà mình coi thường sinh mạng của nó. Đây là tính bình đẳng và lòng từ bi của Đức Phật.

Tất cả muôn loài chúng sanh dù chưa tiến hoá tầng bậc cao nhưng Đức Phật vẫn thương vẫn quý, vẫn tôn trọng sinh mạng của nó mà dạy chúng ta không được đụng chạm, không được sát hại. Khi nào chúng ta được như vậy thì những cấu nhiễm nơi tâm mình hy vọng sẽ hết. Lòng từ đối với chúng sanh bắt đầu nảy nở thì trí tuệ và công phu thiền định chúng ta sẽ thăng tiến dễ dàng. Khi đó cuộc sống chúng ta mới có những giây phút gọi là an vui phúc lạc thật sự.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kích hoạt sự giàu có của bạn trong đời

Góc nhìn Phật tử 13:30 03/11/2024

Bạn nhận ra được những giá trị nơi bản thân và có thể trao tặng những giá trị này đến cuộc đời, cuộc đời sẽ tặng bạn lại sự thịnh vượng và giàu có. Lúc bấy giờ giàu có là hệ quả tất yếu của hành động trao giá trị.

Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi

Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024

Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...

Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây

Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024

Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.

Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên

Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024

Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.

Xem thêm