Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Tìm được mộ người bác là liệt sĩ, tôi đã hoàn thành được tâm nguyện của mình

Hôm qua (25/07/2013), khi thắp những nén nhang trên các phần mộ anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội), tôi rất xúc động và nhớ tới phần mộ của người bác ruột đã hi sinh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

 Thắp nến tri ân anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội)

Ông bà ngoại sinh ra được hai người con, trong đó bác trai – người anh ruột duy nhất của mẹ đã đi bộ đội và hy sinh năm 1966 nhưng vì nhiều lý nên mà phần mộ của bác bị thất lạc, gia đình tôi không tìm thấy mộ bác trong suốt 44 năm qua (từ năm 1966 - 2010). Đây cũng là nỗi day dứt lớn nhất của mẹ.

Khi tôi lớn lên, chính thức là khi học cấp 3, tôi có nghe mẹ kể về bác, về lúc bác hy sinh như thế nào? Được chôn cất tại đâu? Nhưng cho tới khi đó gia đình tôi vẫn không tìm thấy phần mộ của bác. Càng lớn lên, tôi càng hiểu mẹ cần một người thân nhất ở bên cạnh mẹ trong mọi hoàn cảnh hơn bao giờ hết. Ông bà ngoại mất sớm, anh em, họ hàng thân thiết không có, vì vậy những lúc gia đình có chuyện xảy ra, mẹ luôn gọi tên bác trong những giọt nước khóc. Thấy vậy, tôi đau lòng lắm, thương mẹ biết nhường nào nhưng cũng không biết phải làm gì để có thể giúp mẹ.

Cho đến khi tôi đỗ đại học năm 2006, trước lúc nhập học, tôi đã tự hứa với bản thân mình rằng: “ Quyết tâm tìm thấy mộ của bác, cho dù ở bất cứ nơi đâu”. Đây là tâm nguyện và việc làm lớn nhất mà tôi phải làm cho mẹ trong cuộc đời này.

Và rồi ý nghĩ đó đã theo tôi trong suốt những năm tháng học đại học. Năm 2008, nhân chuyến đạp xe Xuyên Việt, tôi có ghé qua Bình Định và cùng người bạn đi xe máy xuống xã Hoài Hương (huyện Hoài Nhơn) – nơi mà ông cậu (tức cậu ruột của mẹ) nói bác được chôn cất ở đó sau khi hi sinh.

Tôi đã dành cả một ngày làm việc với chính quyền địa phương, rồi đi tìm ở các nghĩa trang tại đó, gần hơn là vào tận nhà mà nghe ông cậu kể là bác được chôn tại nhà người ấy nhưng khi nói chuyện với gia đình họ, họ nói không biết gì vì quá lâu rồi. Cuối cùng, họ giới thiệu đến một cụ lớn tuổi trong làng nhưng khi đến hỏi, cụ ấy nói cũng không biết.

Thật sự lúc ấy tôi có phần chán nản, vì vào tận nơi rồi mà vẫn không thấy nhưng trong thâm tâm mình vẫn còn niềm tin, tin là bác ở đâu đó quanh khu này. Tuy nhiên, thời gian không có nhiều nên tôi phải lên đường đi tiếp vào Sài Gòn. Rời mảnh đất Bình Định, tôi vẫn còn có điều gì luyến tiếc...và hy vọng.

Sau chuyến đi Xuyên Việt, trở về Hà Nôi, tôi tình cờ khi qua mạng internet tôi được quen chị Hằng - là giáo viên ở huyện Hoài Ân (Bình Định). Chị Hằng cũng là người thường xuyên đi chùa, lễ Phật, là một phật tử thuần thành. Cùng có nhân duyên biết đến Phật pháp, vì vậy chúng tôi thường xuyên liên hệ với nhau và tôi cũng không ngần ngại chia sẻ với chị về phần mộ của bác. Tôi đã nhờ chị tìm mộ giúp, chị đã nhận lời và từ đó tôi bắt đầu đã đặt niềm tin ở chị.

Mỗi lần đi chùa trong huyện Hoài Ân, chị Hằng lại "lặn lội" đi xuống các nghĩa trang để tìm mộ bác. Nhưng phải mất gần một năm sau, đúng 23h ngày 16/9/2010, khi tôi đang nói chuyện với chị qua mạng. Không hiểu sao, tôi lại nảy ra ý nghĩ là bảo chị gửi cho tôi toàn bộ danh sách liệt sĩ tại huyện Hoài Nhơn (Bình Định). Tôi lần lượt mở hơn chục file danh sách nhưng vẫn không thấy tên bác đâu. Còn một cái file duy nhất do lưu văn bản ở dạng word 2007 nên tôi không mở được nên nhờ chị tìm giúp.

Chị mở file đó ra rồi gửi lại cho tôi. Trong lúc chị mở file, ngồi bên máy tính tôi luôn thầm niệm sáu chữ "Nam mô A Di Đà Phật". Và trời ơi! tôi không ngờ trong cái file ấy, tên bác nằm ở cuối danh sách, số thứ tự 18. Tôi nhìn thấy dòng chữ: Nguyễn Văn Giỏi - 1945 - D7E22 - Quên quán: Gia Hưng, Gia Viễn, Ninh Bình - Hy sinh: 7/11/66 . Đọc được dòng chữ này, tôi vô cùng ngạc nhiên, tay run lên, tim đập nhanh hơn, cuống quýt cầm lấy điện thoại gọi ngay về cho mẹ giữa đêm khuya, để kiểm tra lại thông tin. Mẹ nói hoàn toàn đúng. Tôi bắt đầu gọi điện tiếp cho anh chị để báo tin vui này….

Sau đó khoảng chừng hai tháng, nhân chuyến đi công tác ở miền Trung, tôi đã về địa phương nơi có phần mộ của bác để xác minh xem có đúng không? Mọi thông tin đều trùng lặp, chính xác...như những giấy tờ mà gia đình tôi vẫn đang giữ.

Sau 44 năm, gia đình tôi đã tìm thấy mộ của bác. Quả thật đây là niềm vui lớn nhất đối với mẹ nói riêng và gia đình tôi nói chung trong suốt hơn 40 năm qua. Tìm được phần mộ của bác, coi như tôi đã hoàn thiện được tâm nguyện lớn nhất của mình. Tôi thấy mãn nguyện và hạnh phúc biết nhường nào. Nhưng giờ đây, vì chưa thuận duyên nên phần mộ của bác vẫn còn an vị tại nghĩa trang xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn.

Có thể trong một thời gian không lâu, khi mà nhân duyên, phước lành hội đủ, gia đình tôi sẽ chuyển mộ bác về nghĩa trang quê nhà. Để ngày 27/7 hàng năm như này, mẹ và chúng tôi - những đứa cháu chưa hề biết mặt bác sẽ được thắp những nén nhang lên phần mộ, để cho bác phần nào thấy được sự ấm áp, yêu thương...

Khi chuyển phần mộ của bác về quê hương, tôi và gia đình có dự định sẽ làm một lễ cầu siêu theo nghi thức Phật giáo để mong hương linh của bác sớm được siêu sinh Tịnh độ về cõi Tây phương...

T.Đ.H

TIN, BÀI LIÊN QUAN

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Không kính cha mẹ là một bệnh căn khiến không được thấy Phật

Phật giáo thường thức 15:25 16/04/2024

Trong Kinh Mục Liên Sám Pháp, Đức Phật có dạy về 12 loại bệnh căn khiến cho sinh ra không thấy được Phật. Khi Ngài A Nan bạch Phật cách chữa trị những bệnh căn này, Ngài đã từ bi chỉ dạy như sau:

Cẩn thận khi sử dụng hình ảnh Đức Phật từ "họa sĩ" AI

Phật giáo thường thức 15:24 16/04/2024

Tranh tượng điêu khắc tả Đức Phật, thường trên đỉnh đầu có phần thịt cứng (nhục) tròn đầy, nhô lên cao trông gần giống như búi tóc (kế) nên gọi là nhục kế (đây là một trong 32 tướng tốt của Đức Phật).

Kính Tăng đúng pháp được phước vô lượng

Phật giáo thường thức 14:40 16/04/2024

Hỏi: Người Phật tử khi nhìn thấy nhà sư thì luôn khởi tâm kính trọng. Vậy đối với những vị sư không nghiêm trì giới luật, phá giới hay khiếm khuyết oai nghi thì nên khởi tâm như thế nào để không bị tổn phước?

“Mặc tẫn” là gì?

Phật giáo thường thức 14:00 16/04/2024

Pháp thế xuất thế gian, các vị đều phải biết, cái gọi là “làm việc tốt gặp lắm giày vò”. Đặc biệt là vào thời đại này là thời kỳ mạt pháp.

Xem thêm