Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 29/12/2012, 09:12 AM

Tìm về một thoáng Tiêu Sơn cổ tự

Tiêu Sơn tự nằm lưng chừng núi Tiêu, nay thuộc thôn Tiêu Long, xã Tương Giang, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Nơi đây là một trong những ngôi chùa cổ của tỉnh Bắc Ninh, tỉnh có nhiều lễ hội nhất Việt Nam.

Tôi có dịp về Tiêu Sơn trong chuyến về quê một người bạn ở Bắc Ninh. Khi nghe mọi người trong nhà cô bạn nói về sự tích chùa Tiêu mà trong lòng rộn ràng muốn đến. Chúng tôi phóng xe máy ngược từ thành phố Bắc Ninh xuống thị trấn Từ Sơn tìm về Tiêu Sơn tự.


                                                 Nhà tổ chùa Tiêu Sơn

Tuy nhiên, nếu bạn đi từ các tỉnh khác có thể đến Tiêu Sơn bằng cách đi qua Hà Nội theo lộ trình Hà Nội – Bắc Giang, chỉ cách Hà Nội chừng 20 km.

Tiêu Sơn tự nằm lưng chừng núi Tiêu, nay thuộc thôn Tiêu Long, xã Tương Giang, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Nơi đây là một trong những ngôi chùa cổ của tỉnh Bắc Ninh, tỉnh có nhiều lễ hội nhất Việt Nam.








                                           Một số bia đá ở chùa

Tiêu Sơn tự còn được gọi với tên chùa Thiên Tâm, chùa được xây dựng từ thời Lý, nơi trụ trì của thiền sư Vạn Hạnh, người có công nuôi dạy Lý Công Uẩn - vị vua đầu tiên của triều Lý. Đặc biệt trong mấy năm gần đây, du khách đến chùa không chỉ vãng lai, lễ chùa mà còn để hiểu hơn về di tích lịch sử là nhục thân của vị thiền sư đã được tôn tạo theo đúng giá trị nhân bản vốn có.


                   Bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa chùa Tiêu Sơn

Mọi người trong làng kể rằng, trước đây để đến với Tiêu Sơn phải đi bộ khá xa rồi leo từng bước để tới chùa chính. Nhưng nay đường về Tiêu Sơn đẹp hơn nhiều, chỉ cách dốc chùa Tiêu chừng 500 m, du khách đã đứng ngay dưới chân núi Tiêu. Chùa được bao bọc bởi nước non sơn thủy hữu tình, con sông Tiêu Tương chảy qua nay đã thành đồng ruộng.

Đứng trên chùa Tiêu nhìn xuống làng thấy nhà cửa nay khang trang và trù phú hơn nhiều. Ngay dưới chân chùa Thiên Tâm giờ là hồ sen có tháp phật bà quan âm và cánh đồng trải dài.

Lên với Tiêu Sơn, có hai lối để dẫn đến chùa chính, một là leo men theo đường chân núi với cây cối xung quanh ngút ngàn, nhưng thường ta vẫn hành hương lễ chùa theo lối cổng chính, bước từng bậc gạch để giữ lòng thanh tịnh.


             Gian thờ nhục thân sau khi đã tu sửa

Hai chúng tôi, một người mong muốn tìm về nơi thanh tịnh khác với những nhộn nhịp của cuộc sống, một người là con xứ Tiêu Long, nhưng cả hai đều cùng một suy nghĩ, lên chùa giữ lòng thật thanh thản.


                   Các sư lên chùa làm khóa lễ

Chúng tôi đến đây cũng đúng mùa trường hạ, nên may mắn gặp được các sư thầy từ nhiều chùa về đây, vừa trò chuyện vui vẻ, vừa được dự khóa lễ, vừa tìm hiểu thêm về những di tích cổ của chùa.


             Thầy Thích Thanh Huế về lễ trường hạ

Trên đường dẫn đến chùa chính nhà thờ tổ, bên tả là khu tòa tháp dành cho những trụ trì của chùa đã viên tịch, bên phải là nhà bia mới dựng, trên cột nhà bia khắc bằng chữ Hán:

“ Lý gia linh tịch tồn bi kỷ

Tiêu Lĩnh danh kha đắc sử truyền

(Dẫu thiêng nhà Lý còn bia tạc

Danh thắng non tiên có sử truyền)

Leo thêm vài bậc thang ta đến với khu nhà chùa và nhà khách, khu bếp làm lễ của Tiên Sơn tự, hai bên vòm cửa khách hành hương sẽ thấy ngay hai bài thơ được dịch từ chữ Hán Nôm như lý giải thêm về gốc tích chốn này.

10 giờ sáng, lên chùa không khí mát mẻ khác với cái nắng dưới chân núi, lòng người như cởi mở hơn, cuộc sống của các sư thầy nơi đây cũng giản dị. Ngay trước thềm chùa cây thị cổ thụ đang mùa chín, các thầy ngoài giờ khóa lễ vẫn thường trẩy thị mang xuống chợ bán, có khi phải trẩy hết những quả chín để không rụng xuống sân. Khách đến chùa vẫn thường xin trái thị về làm quà.

 




                   Nữ sư thầy trẩy thị - Ảnh: Thu Hường

Điều đặc biệt ở Tiêu Sơn đó là quá trình trùng tu chùa những năm 2004 đã tìm thấy nhục thân của vị thiền sư Vạn Hạnh, nay đang được thờ tại chùa.

Theo sư thầy Thích Thanh Huế kể với chúng tôi, trước đây ở làng Tiêu Long có ông ở rể làng vẫn thường chăn trâu quanh chân núi Tiêu, một lần phát hiện một khe nứt bên sườn ngọn tháp, ông dùng que chọc vào bên trong thì chọc trúng mắt của vị ngồi thiền bên trong. Ông về nhà mấy hôm thì chết, miệng thổ ra huyết. Sau đó, dân làng đã dùng đá chặn cửa hang và không ai bén mảng tới. Cho đến năm 2004, người ta mới quyết định thỉnh nhục thân ngài thiền sư ra để tu bổ thành tượng và thờ ở chùa Tiêu Sơn.

Kể từ đó nhiều người biết tới Tiêu Sơn hơn. Nay, ngôi chùa này đã được công nhận Di tích Lịch Sử Văn hóa.


Thu Hương
Nguồn: Báo Thanh Niên

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Chiêm ngưỡng những tượng Phật lớn nhất Việt Nam

Chùa Việt 11:55 25/04/2024

Việt Nam là quốc gia có bề dày văn hóa Phật giáo và cũng là nơi có nhiều tượng Phật lớn nhất. Những tượng Phật này không chỉ là điểm hành hương tâm linh mà còn là kiệt tác nghệ thuật đáng kinh ngạc.

Về Bình Thuận, viếng thăm ngôi chùa trên núi Tà Cú

Chùa Việt 14:40 23/04/2024

Nằm trên núi Tà Cú, chùa Linh Sơn Trường Thọ thu hút du khách bởi không gian thanh tịnh, khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

Một vài đặc điểm kiến trúc của ngôi chùa Việt

Chùa Việt 10:25 16/04/2024

Ngôi chùa được xem là bảo tàng nghệ thuật, là nơi lưu giữ nhiều di sản Phật giáo có giá trị. Bản thân kiến trúc chùa còn chuyển tải nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa và tôn giáo.

Ngôi chùa cổ nằm chênh vênh trên vách núi hơn 500 năm

Chùa Việt 08:30 15/04/2024

Tương truyền, chùa Vô Vi được khởi dựng từ thời Đinh (thế kỷ X), sau nhiều biến cố của lịch sử, chùa được dời lên vách núi như ngày nay đã hơn 500 năm.

Xem thêm