Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 26/12/2022, 08:00 AM

Trăm tuổi giữa nhân dân

Dẫu biết rằng ngày buồn này rồi cũng sẽ đến, nhưng tin Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ viên tịch lúc 3 giờ 22 phút ngày 21 tháng 10 vẫn khiến muôn trái tim Phật tử hẫng hụt, quặn đau.

Có lẽ phải mở đầu bằng những câu chuyện hơi riêng tư một chút. Đúng ngày mồng một tết năm 2020, tôi được mẹ tôi dẫn đến chùa Ráng (Tổ đình Viên Minh) lễ phật thì được Hòa thượng Thích Phổ Tuệ chỉ cho những lời khuyên đầy "mãn nguyện": Mặt đất của tâm nếu không bị ngăn che thì mặt trời trí tuệ tự nhiên rọi đến” (tâm địa nhược thông, tuệ nhật tự chiếu).

Tôi ngẫm những lời giáo huấn ấy như ngẫm về chính cuộc đời mình. Một mặt đó là những lời dạy, lời chứng ngộ rất sâu sắc, rất đời thường, màu nhiệm hơn cả những cuốn giáo trình, sách giáo khoa; song một mặt, lời nói thật giản dị, ân cần, rất chân thực và lãng mạn. Tôi gấp lời đó lại vào trong một cuốn sổ tay và trí tưởng tượng mở ra. Tôi hình dung Hòa Thượng là một người khiêm nhường, trong chiếc áo già lam giản dị, gương mặt phúc hậu và có lòng từ bi bác ái; để mỗi lần có ai thắc mắc gì về đạo phật Việt Nam, thầy lại mời họ ngồi xuống, khẽ khàng kể cho mọi người biết từng giáo lý, từng câu kinh, tiếng kệ trải qua từ đời Đức Phật cho đến tận hôm nay. Lời nào của thầy cũng chân thật, rồi có những kiến giải rất khoa học, và những rung động rất riêng. thầy còn lý giải từ mấy nghìn năm trước, vì sao Đức Phật Thích Ca Mâu Ni lại bỏ cuộc sống xa hoa vương giả, tại sao người lại tìm tâm tu học đạo như thế, như thế.

Cố Hòa thượng Thích Phổ Tuệ lúc còn trụ thế, Người sống chan hòa với mọi người trong sự an nhiên, hạnh phúc.

Cố Hòa thượng Thích Phổ Tuệ lúc còn trụ thế, Người sống chan hòa với mọi người trong sự an nhiên, hạnh phúc.

Chắc chắn chúng ta không đi nhiều, có đời sống tu hành phong phú, sống trong yên tĩnh như một đại chân sư, một nhà văn hóa Phật pháp thấu triệt đạo đời như thầy đâu. Tất cả những điều đó, Hòa Thượng đã viết trong những công trình phật học - áng thơ trữ tình về con đường tu tập mang tên "Phật pháp nhiệm màu" rồi. Tôi cứ nghĩ, trong rất nhiều công trình Phật học của mình, Đại lão Hòa thượng biết rất rõ, cuốn "Phật pháp nhiệm màu" là tác phẩm để đời của mình, và thầy đã đổ quá nhiều tâm sức vào đó.

Trước khi Đại lão Hòa thượng viên tịch, tôi có được gặp thầy một lần tại Tổ đình Viên Minh. Hôm ấy, thầy trăn trở rất nhiều về việc người tu hành bây giờ không có được lòng tin nào đó với Phật pháp, như thế thì thật là đáng tiếc. Lỗi là do cuộc sống ngày hôm nay quá ư gấp gáp, quá ư vội vàng. Thầy nói về lý do vì sao trong chùa không nên có tiền với ánh mắt hiền từ, sáng rực, kiên định. Đôi lần Thầy đã đánh cược cả cuộc đời mình để bảo vệ chân lý thường hằng, giản dị và hạnh phúc của phật giáo Việt Nam. Trong nhiều năm dựng am tu hành ở Tổ đình Viên Minh, Thầy luôn có những đóng góp to lớn cho Phật giáo hiện hành. Nhớ những chuyến đi hóa duyên từ nơi này qua nơi khác. Thầy cứ cắt rừng mà đi, đến những ngôi chùa là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của Nhân dân, thầy lại hướng dẫn họ để có được đời sống hạnh phúc. Câu chuyện về những chuyến đi hành hương thăm thẳm từ hồi trẻ làm thầy mắt long lạnh, xa xăm. Ngoài 70 tuổi, nhưng lúc nào thầy cũng không đang cày cấy thì chăn trâu bò ngoài đồng như một người lão nông chi điền.

Thầy tự hỏi rồi tự giả lời. Tại sao con đường tu hành bây giờ lại khác với con đường đạo học gian nan khốc liệt như thế, trong khi bây giờ cuộc sống khá giả hơn, sung túc hơn và đầy đủ hơn. Người tu hành đạo Phật có thể lý giải được đủ nhưng tại sao dành cho những người mới bước chân vào con đường hành đạo cứu đời như Đức phật, các chư tổ, hiền thánh tăng. Thầy chỉ cần giải thích mấy câu: Tôi trụ thế đến may đã hơn trăm năm, ở chùa cũng đã gần trăm năm, nghiệp là tu hành, nuôi thân chủ yếu bằng nghề làm ruộng, chưa từng dám lạm dụng một bát gạo, một đồng tiền của tín thí thập phương, khi nào chư Phật, chư Tổ cho gọi thì về thôi. Sống được bao nhiêu năm, không phải là thước đo giá trị của đời người. Vấn đề là sống để thực hiện sứ mệnh gì, mang lại lợi ích gì cho Đời, cho Đạo. Ngài Trần Nhân Tông chỉ ở đời có 51 năm, ngài Pháp Loa có 47 năm mà công nghiệm thì bất khả tư nghì.

Ai đã từng sống gần Hòa thượng ở Tổ đình Viên Minh những năm tháng thầy còn trụ thế, mới hiểu được cuộc sống đích thực của một nhà tu hành, một bậc viên giác chân chính. Bao giờ cũng vậy, thầy cũng có những cử chỉ ôn tồn, nhẹ nhàng mà thâm thúy thế, rằng, những lời răn dạy với lớp tăng ni trẻ thật bổ ích xiết bao: "Người thường nhắc mình, nhắc các tăng ni trẻ trong lời ăn tiếng nói, việc làm phải chuẩn mực để mọi người kính trọng. Rất quan tâm tới đạo đức của tăng ni trẻ hiện nay nên những lúc một vài tăng ni có chuyện "con sâu làm rầu nồi canh", Hòa thượng đều lên tiếng chấn chỉnh. Vẫn tiếp những câu chuyện tu hành màu nhiệm từ đời này qua đời khác, từ kiếp sống này sang kiếp sống khác. Hòa thượng cũng kỳ công rèn cho mình những đức tính của một người tu chân chính. Thầy kể về cuộc đời Đức Phật đã bao phen trầm luân, nênh nổi, khổ hạnh tầm tu, tại sao lại như thế, đứng trước cuộc sống lầu son gác người ta thường bị cám dỗ. Hòa thượng nói cặn kẽ đến mức, tôi (người viết bài này) đi trong rừng sử mênh mông của Phật pháp gần mười năm trời, vẫn chưa đi hết được lời răn dạy, giáo huấn của người; những tấm gương của các bậc chân tu đã viên giác đã vượt qua muôn ghềnh thác, sóng gió đều là cuộc đời vì đạo cả. Nhưng có một điều chắc chắn: tất cả những câu kinh tiếng kệ mà Thầy Tuệ nói đến,  tôi đọc rồi đều thấy y chang như thuở Phật tại thế. Hoặc có những được các bậc Đại Đức, Thượng Tọa, Hòa thượng đời sau nói lại cho tôi, rồi về, tôi mở cuốn sách "phật pháp nhiệm màu" ra, Hòa thượng Thích Phổ Tuệ đã dịch nguyên thế và xuất bản từ khi còn rất trẻ! Đúng là quá nhiều hiểu biết về Phật pháp nằm trọn trong chiếc đầu uyên bác của thầy.

Hòa thượng Thích Phổ Tuệ viên tịch, nửa tháng trời sau tôi mới biết. Vậy là trong cuộc đời, tôi chỉ được gặp thầy duy nhất có một lần, tôi cũng không dám chắc nếu được gặp lần thứ hai thì thầy còn nhận ra tôi...Nhưng thật sự con đường tu hành đắc đạo của thầy đã thắp sáng trong tôi cái khát vọng được sống hết mình ở kiếp sống hiện tại. Được hiểu biết về Phật pháp và con người Việt Nam trong đạo Phật. Có rất nhiều nhà báo như tôi, đã không ít lần được muốn sống gần thầy Tuệ, họ cũng tạm thời gác cuộc sống nơi trần thế để được sống trong kiếp tu hành, để thấy được thế nào là "Phật pháp nhiệm màu". Tôi nghĩ, thầy Tuệ biết điều đó. 

Hôm nay ngồi nhớ lại mới thấy rằng tôi đã trích dẫn quá nhiều lời giáo huấn của Hòa thượng Thích Phổ Tuệ quá nhiều trong suốt 7 năm viết báo vừa qua. Báo Văn hóa, Báo Văn nghệ và rất nhiều tờ báo đã trích dẫn những phân tích, kiến giải, những tuyên ngôn và cả những nhận xét tinh tế đến rụng rời của Thầy Tuệ về đạo Phật, về con đường chứng ngộ. Hình như cả những ngôi chùa đìu hiu hút gió nhất, đều đã từng in dấu chân gầy cuộc của thầy. Hầu hết những trích dẫn đó đều được tôi trân trọng đóng ngoặc kép đem ra từ cuốn sách Phật pháp được tặng từ hồi mới bén duyên. Và bạn bè tôi, họ cũng bắt đầu đọc những cuốn sách và làm những loạt bài về các ngôi cổ tự ăn khách và kỳ thú về du lịch tâm linh, lấy cảm hứng từ các bản phô tô gối đầu giường cuốn sách của thầy Tuệ. Nói không sợ hồ đồ rằng, cứ âm thầm, dường như có cả tá câu lạc bộ thiện tâm kính trọng dành cho những công trình Phật pháp Việt Nam ấy.

Hòa thượng Thích Phổ tuệ đã đi qua cuộc đời tu hành một vị la hán nhân hậu, thầy biết tất cả sự thành bài, vinh nhục, số phận và cả suy nghĩ con người ở kiếp sống này, cõi đời này. Những lúc nghỉ chân trên con đường tu hành, thầy vẫn hằng rủ tỉ kể cho những tăng ni, Phật tử đi sau mình nghe điều mà thầy nghĩ, những chuyện đôi khi không liên gì gì đến phật pháp mà thầy biết. Thầy gọi Đức phật là người cha, đấng từ phụ, người đã ra đời, đem ánh sáng rọi khắp nơi nơi trên hành tinh của chúng ta. Ngày trước, chùa chiền ở mỗi nơi khác nhau, tu hành khác nhau, chưa có sự thống nhất. Đạo đã quên đi đời. Toàn bộ di sản hôm nay là món quà của đấng tạo hóa, giáo lý Phật giáo đại thường đã trở lên lớn mạnh có sức ảnh hưởng đến đời sống của Nhân dân. Đây là bởi vì trong đạo có tâm như một phép tu chân chính, một bức tường lửa khổng lồ ngăn không cho những thói xấu, uế tạp lấn áp kiếp tu hành. Theo giải thích cả trong truyền thuyết thì cứ mỗi khi phật pháp nguy nan lại có những bậc chân tu chân chính ra đời để cứu cánh nhân loại. Cuộc chiến giữa thiện - ác, tốt - xấu, giàu - nghèo, tử tế - lưu manh, đều không bao giờ chấm dứt, nhưng cuộc sống cần có, vì khi đó cuộc sống sẽ trở nên phong phú và kỳ diệu.

Có lần, được gần thầy, nghe những lời giáo huấn của thầy, chợt nhận ra cuộc sống tu hành thơ thới của mình lớt chớt quá, tôi đã phải xuống tận Tổ đình Viên Minh để được mắt thấy tai nghe về vị thầy tu mà mình hằng kính ngưỡng. Xin trích một chút cảm xúc xen trong những dòng tư liệu quý giá và cực kỳ kĩ càng cụ thể đến từng chân tơ kẽ tóc, từng lời gan ruột trong một lần gặp gỡ:

“Nói đến Phật tại tâm thì người ta cứ tưởng nó là cái gì. Nếu đem mổ xẻ ra thì nó là ruột gan mề phổi chứ nó là cái gì. Đấy nhưng mà trong đấy còn cái gọi là linh tính nữa. Cho nên người ta mới gọi là tâm linh, cái đấy thì lại vô hình. Nếu được thuận duyên nó thì nó xây nên cuộc đời cực lạc thế giới. Thế thì cực lạc thế giới đấy là tâm chân như, tâm chính giác, tâm chí thiện. Đấy, là cái tâm ấy. Còn những cái tâm loạn động, ức hiếp, cậy mạnh hiếp yếu, cậy khôn hiếp dại thì cái tâm ấy không phải là tâm Phật nữa rồi. Đó là cái tâm bạo ác, phàm phu, cái tâm nguyên nhân gây nên cảnh khổ. Sâu sắc ra là địa ngục ma đói, tâm đấy chia làm chân, vọng. Chân là thật thà tốt lành, xây dựng cho mình, xây dựng cho người, xây dựng cho thế gian tốt đẹp. Còn cái vọng tâm là điên đảo, mê hoặc, giáo giở, rồi cậy mình cậy thế tạo nên nhiều núi xương sông máu cho thế gian. Thì đấy là tâm ma quỷ chứ không phải tâm Phật. Còn cao hơn nữa, trung tâm điểm của vũ trụ là bản thể của vũ trụ, cái tâm ấy là tâm chính giác tâm sáng suốt nhất, cái tâm ấy huyên biến tất cả cái tốt lành. Còn vọng tâm là huyên biến mọi cái dở. Thế thì Phật tại tâm. Nói bình dị thì tâm con người từ bi, đức hạnh là tâm Phật. Cũng tại tâm ấy thôi. Chả ai trông thấy cái tâm đó đâu”.

Xin được có lời tri ân với một bậc chân tu viên giác thân mến, một nhà phật học đầy đôn hậu, một người hiểu biết và tất cả vì "Đạo pháp, dân tộc và chủ nghĩa"- cố Hòa thượng Thích Phổ Tuệ.

*Bài dự thi được gửi từ tác giả Vũ Phúc; địa chỉ: Phú Xuyên - Phú Xuyên - Hà Nội.

Bài tham gia cuộc thi viết “Đạo Phật trong trái tim tôi” do Ban TT - TT TW & Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam phát động. Đạo hữu, Phật tử hoan hỉ gửi bài viết dự thi về email: info@phatgiao.org.vn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thư gửi Thế Tôn: “Dù thế nào, con vẫn vững bước đi trên đường này”

Đạo Phật trong trái tim tôi 16:16 28/04/2024

Con biết là “một cánh hoa đào rơi không làm cho sự có mặt của cây hoa đào suy giảm”, “sự biểu hiện hay ẩn tàng của hình tướng con sóng không làm suy giảm sự có mặt của đại dương”.

Thí dụ bảo châu trong áo

Đạo Phật trong trái tim tôi 09:37 11/05/2023

Pháp Hoa cửu dụ bao gồm: thí dụ nhà lửa, thí dụ con nghèo của phú ông, thí dụ dược thảo, thí dụ hóa thành, thí dụ bảo châu trong áo, thí dụ viên bảo châu trong tóc, thí dụ thầy thuốc chữa bệnh cho con, thí dụ người thợ gốm và thí dụ người mù từ thuở nhỏ.

Lá thư gửi chính tôi ở tương lai

Đạo Phật trong trái tim tôi 09:15 11/05/2023

Bản thân yêu quý! Thời gian gần đây tớ đã nhận phải rất nhiều phiền não từ chính gia đình nhỏ của mình. Tớ vớ phải một anh chồng gia trưởng, vũ phu. Tớ đi làm bị người khác bắt nạt. Tớ về nhà công việc chất đống. Thu nhập tớ không đủ trang trải cho gia đình nhỏ của mình.

Hạnh Di Lặc

Đạo Phật trong trái tim tôi 08:29 11/05/2023

Vậy làm cách nào để tâm ta an lạc, hoan hỷ? Đó chính là học hạnh tùy hỷ của Phật Di Lặc. Tùy hỷ là từ bi và hỷ xả. Tu tập chánh pháp, rèn luyện lòng từ, không nổi tâm sát sanh, đấy là từ bi.

Xem thêm