Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 21/02/2019, 14:17 PM

Trao đổi về cách sử dụng từ ngữ với tác giả Nguyễn Thành Công

BBT nhận được thư góp ý trao đổi của Dịch giả, cư sĩ Đào Văn Bình về ngôn ngữ sử dụng trong bài "Nghe bác sĩ Nguyễn Gia Khanh 'thuyết pháp' của tác giả Nguyễn Thành Công. Hai tác giả là CTV thân thiết nên BBT xin đăng lại những trao đổi với tinh thần xây dựng nhằm giúp bạn viết có thêm kinh nghiệm.

Thư trao đổi từ Dịch giả, cư sĩ Đào Văn Bình (California). Ông là  tác giả đã viết văn đã 32 năm với 11 tác phẩm bao gồm truyện ngắn, truyện dài, thơ, kịch, ký sự và đồng thời là dịch giả dịch toàn bộ tác phẩm "Of Mice and Men" (Của Chuột và người) của đại văn hào John Steinbeck (đoạt giải Nobel Văn Chương Nobel) ra Việt ngữ. 

ngon ngu

Kính thưa Ban biên tập:

Trong bài viết, Nghe bác sĩ Nguyễn Gia Khanh “thuyết pháp” của tác giả Nguyễn Thành Công đã viết một đoạn:

“Nhưng ông am tường tôn giáo, nói về Đạo Phật ở mức khiến tôi là một Phật tử cũng phải ngỡ ngàng.”

Theo từ điển trong Nam lẫn ngoài Bắc và từ xưa đến giờ, “ngỡ ngàng” là tình cảm, ý nghĩ không ưng ý, không đúng với dự đoán của mình và có khi còn bị sốc (shock) nữa.

Thí dụ:

1) “Tôi thật ngỡ ngàng khi bà giám đốc ra tiếp tôi tại phòng khách mà mặc đồ ngủ.” (Vì tôi cứ tưởng bà ta là giám đốc, phải giữ gìn ý tứ, ăn mặc cẩn thận khi tiếp khách, nhất là khách đàn ông.)

2) “Tôi thật ngỡ ngàng khi cô ta nói rằng cô ta là hoa hậu mà ăn nói vô cùng thô tục.” (Vì tôi cứ tưởng rằng một cô hoa hậu phải ăn nói lịch sự).

3) “Sau 25 năm xa cách, trở lại Sài Gòn, tôi thật ngỡ ngàng khi cô nữ sinh khả ái năm xưa nay đã trở thành một bà già tiều tụy.”

Ngày nay tiếng Việt trong nước đã bị ảnh hưởng bởi một số người mà trình độ Việt ngữ rất kém- viết, nói mà không cần tra cứu tự điển, sách vở, cho nên đã phá nát tiếng Việt.

Đúng ra câu văn ở trên phải là: “Nhưng ông am tường tôn giáo, nói về Đạo Phật ở mức khiến tôi là một Phật tử cũng phải ngạc nhiên.”

Tôi xin chân thành góp ý với tác giả Nguyễn Thành Công với mục đích giữ gìn tiếng Việt truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam.

Dịch giả, cư sĩ Đào Văn Bình (California)

  

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tuỳ duyên mà đi hay ở

Kiến thức 08:30 20/04/2024

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ kheo: Chư Tỷ kheo, Ta sẽ giảng pháp môn về khu rừng. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ. 

Phàm thánh cũng từ đây

Kiến thức 14:00 19/04/2024

Chánh niệm và tỉnh giác cao độ thì vẫn thấy nghe hay biết đầy đủ mà không phân biệt, chẳng dính mắc. Nhờ không dính mắc mà hỷ tham không sinh khởi. Hỷ tham không sinh khởi thì khổ đau cũng không có cơ sở phát sinh. Đó là nền tảng của tu căn.

Sám hối mỗi ngày để nhận diện lỗi lầm, phát huy đức tính tốt đẹp

Kiến thức 13:30 19/04/2024

Trên tinh thần tu tập mỗi ngày mỗi giờ, chúng ta luôn luôn dành thời gian an tĩnh để trì niệm danh hiệu của Chư Phật, đảnh lễ hồng danh của Chư Phật. Nhờ công đức thù thắng từ ba nghiệp thanh tịnh khiến cho chúng ta được bình yên trong đời sống tu tập.

Hiểu về tâm hỷ

Kiến thức 10:30 19/04/2024

Người có tâm Hỷ trực tiếp hưởng nhiều lợi ích do tâm ấy đem lại, hơn là người khác, vì tâm Hỷ không chấp chứa lòng ganh tỵ. Về một phương diện khác, người có tâm Hỷ không bao giờ làm trở ngại tiến bộ và phá hoại thanh danh của người khác.

Xem thêm