Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 31/05/2021, 07:54 AM

Truyền kỳ về 'Cánh tay bất hoại' của 'sư Kiệm' ở Hà Tĩnh

Tôi biết đến chùa Hương trước khi biết đến sư Kiệm nhưng danh tiếng của sư ông Phan Trọng Kiệm và 'cánh tay bất hoại' của Ngài làm cho ngôi chùa linh thiêng hơn trong đại chúng Nghệ Tĩnh.

Những kỷ niệm về Thầy Kiệm ở Hà Tĩnh

Nhân mùa Phật đản, nhớ sư ông chùa Hương Tích Hà Tĩnh tự chặt tay mình

Giữa mùa hè nóng đỏ lửa năm 1979, với tâm nguyện cứu độ chúng sinh, Hòa thượng Thích Thiện Tuệ (thế danh Phan Trọng Kiệm) quyết tâm thí phát nhục thân để cúng dường Tam Bảo và lưu lại 'cánh tay bất hoại' hơn 40 năm qua tại chùa Hương Tích (Hà Tĩnh).

Suốt đêm hôm đó, ông một mình tụng kinh nơi chính điện chùa Hương Tích cho đến 3 giờ sáng. Cơ duyên đã điểm, nhà sư kê cánh tay trái của mình lên một chiếc đế hoa sen bằng gỗ mít, năm ngón tay bắt “ấn quyết Tam Muội”, miệng lẩm nhẩm niệm Phật rồi dùng tay phải nắm con dao rựa vung lên chặt một nhát cực mạnh.

Ông ngất đi một lúc. Tỉnh lại thấy tay phải cầm dao vẫn đang liên tục chặt vào cánh tay trái kê trên đế gỗ. Xương thịt bầy nhầy, máu văng tung tóe ra khắp chính điện ngôi chùa. Phải chặt một lúc khá lâu cánh tay mới đứt hẳn, ông lại ngất đi lần nữa. “Cánh tay bất hoại” sau gần 40 năm vẫn hoàn toàn nguyên vẹn, các ngón tay vẫn đang bắt “ấn quyết Tam Muội”.

'Cánh tay bất hoại' - nhục thân sư Kiệm để lại hơn 40 năm không phân hủy. Ảnh: VTCNews

'Cánh tay bất hoại' - nhục thân sư Kiệm để lại hơn 40 năm không phân hủy. Ảnh: VTCNews

Trời tảng sáng, nhà sư tỉnh dậy đem cánh tay của mình đặt trên một cuốn Kinh Pháp Hoa, tiến lên khay, dâng lên Tam Bảo. Rồi ông mở cửa đi ra. Lúc này có người đàn ông tên Thế sống dưới chân núi, đi đốn củi ghé chùa. Nhà sư cất tiếng gọi. Người kia trông thấy bộ dạng của ông, khiếp quá bèn quay đầu bỏ chạy.

May sao một lúc lại có hai mẹ con bà Hòa ở xã Thạch Kim lên chùa. Nhà sư bèn kêu hai mẹ con lên thu dọn và lau chùi chánh điện, sau đó lại bảo hai người mang cánh tay ra chôn cất tại vườn “dược sư” ở phía Đông chùa.

Một tuần sau, theo “lời dạy của Bề Trên”, cụ Quyền và một số Phật tử ở xã Phúc Lộc cùng nhau đào cánh tay lên. Tất cả đều ngạc nhiên vì cánh tay đã chôn gần chục ngày trời dưới đất, lại không được bao bọc gì, thế nhưng vẫn tươi mới và hoàn toàn nguyên vẹn.

Mọi người bèn đem cánh tay bọc vào một lớp giấy xi măng (lớp giấy bên trong bao bì đựng xi măng dùng để chống ẩm), dùng dây buộc chữ thập rồi đem về cất giữ (treo lên xà nhà) ở Cửa Đàn của cụ Quyền.

Bẵng đi mấy năm không ai để ý, đến tháng 6/1990, cụ Quyền “được Bề Trên báo”: “Sư Kiệm đã viên tịch, phải mau đem cánh tay sang để gia đình lo an táng”. Cụ Quyền bèn cho người mang cánh tay sang thì ngạc ghiên thấy Ngài vẫn đang ngồi thuyết pháp giữa sân.

Tối hôm đó, mọi người mở cánh tay (vẫn được gói trong mấy mảnh giấy xi măng) ra xem thì kinh ngạc nhận ra cánh tay vẫn nguyên vẹn, chỉ khô và cứng lại như gỗ, các ngón tay vẫn trong tư thế “ấn quyết Tam Muội”, da - thịt - gân chỉ hơi co lại, hoàn toàn không bị hủy hoại bởi thời gian.

Cánh tay của sư Ông được đặt trong tháp lưu ly nơi Tam bảo.

Cánh tay của sư Ông được đặt trong tháp lưu ly nơi Tam bảo.

Mọi người tò mò hỏi sư Kiệm, nhà sư chỉ nói một câu: “Đó là thép”.

Câu chuyện về “Cánh tay bất hoại” của nhà sư nhanh chóng nổi tiếng khắp vùng. Câu chuyện về cánh tay trái của Thầy Kiệm khiến người người thấy kỳ lạ. Ai cũng tò mò bởi cánh tay ấy sau hơn 40 năm đặt vào tháp lưu li, thờ phụng nơi điện Tam Bảo vẫn còn nguyên vẹn. Người dân địa phương càng coi Sư Kiệm như một vị “thần Tăng”, mỗi khi có dịp đều lũ lượt kéo đến chiêm bái và nghe Ngài thuyết pháp.

Trên thế giới và ở nước ta, các cao tăng viên tịch thường để lại nhục thân bất hoại mà dân gian gọi là xá lợi. Quý vị có thể đọc các bài viết liên quan phần dưới để tìm hiểu thêm.

Trong Mật tông Tây Tạng, được biết các cao tăng có thể chuyển hóa thân thể hoàn toàn thành luồng ánh sáng. Đó gọi là “quang hóa”. Trong thế kỷ 20, hiện tượng được nhiều người và cả chính quyền ghi nhận.

Trong các phép tư Phật giáo, một cơ chế gọi là “chu thiên”. Nghĩa là trong thân thể hình thành các dòng năng lượng có sự vận chuyển. Theo thời gian tu luyện, các cơ chế dần chuyển sang một dạng vật chất khác.

Tu Phật giáo thường không “tu mệnh” mà là niết bàn. Nhục thân bất hoại hay còn gọi là “xá lợi toàn thân”. Đây chính là loại vật chất không gian kết ở dạng hạt trong cả quá trình tu luyện. Tuy nhiên, mục đích và các yếu tố tạo nên xá lợi toàn thân khác với xá lợi thông thường.

Lời người viết bài này: Tôi sinh ra và lớn lên ở Can Lộc, Hà Tĩnh. Nhà tôi gần chùa Hương Tích, thỉnh thoảng chúng tôi lên thăm chùa vào dịp hè hoặc Tết. Từ thuở bé, cha mẹ tôi thường nói về 'sư Kiệm' với lòng thành kính. Họ thường kể về sư ông với những câu chuyện tu hành thanh đạm, được đại chúng Phật tử xa gần kính trọng, hành xử giữ giới nghiêm cẩn của bậc chân tu hiếm thấy. Tôi biết đến chùa Hương trước khi biết đến sư Kiệm nhưng danh tiếng của sư ông Phan Trọng Kiệm và 'cánh tay bất hoại' của Ngài làm cho ngôi chùa linh thiêng hơn trong đại chúng Nghệ Tĩnh.

Video phóng sự về chùa Hương Tích Hà Tĩnh

(Tư liệu từ VTCNews)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Bậc Thầy mô phạm

Chân dung từ bi 14:50 25/03/2024

Giản dị nhưng sâu lắng, nghiêm nghị mà từ bi, nhẹ nhàng nhưng vững chãi, uy hùng mà bao dung. Mỗi lời nói của khẩu đều là Pháp ngữ, mỗi động tĩnh của thân đều là Phật hạnh. Tùy duyên nhậm vận, trọn đời thuyết pháp cứu độ quần sinh, hòa quang đồng trần, thuận theo nhân tâm mà hành Phật sự.

“Làm đến Hòa thượng mà tôi nhận thấy còn thua hồi nhỏ”

Chân dung từ bi 10:15 11/03/2024

Có lúc giữa chúng đông, tôi thường nói, bây giờ làm đến Hoà thượng mà tôi nhận thấy còn thua hồi nhỏ. Ai nấy đều ngạc nhiên!

Cuộc đời và đạo nghiệp của Đệ Tam Tổ Huyền Quang

Chân dung từ bi 16:00 02/03/2024

Thiền sư Huyền Quang玄光 (1254-1334), thế danh là Lý Đạo Tái[1] 李道載, quê ở hương Vạn Tải, lộ Bắc Giang Hạ (khoảng những năm niên hiệu Hồng Đức 1470-1497 đời Lê Thánh Tông đổi tên thành xã Vạn Tư, huyện Gia Định; nay thuộc xã Thái Bảo, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh).

Thiền sư Vạn Hạnh - Hình tượng ngàn năm

Chân dung từ bi 11:20 06/02/2024

Ngài họ Nguyễn, tên thật và năm sanh chưa thấy tài liệu nào ghi nhận. Ngài viên tịch vào năm 1018. Về sau, khi tham khảo sách Thi văn Lý - Trần, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, có ghi tên thật của ngài là Nguyễn Văn Hạnh, người ở châu Cổ Pháp, làng Dịch Bảng thuộc tỉnh Bắc Ninh.

Xem thêm