Truyền kỳ về tiền kiếp của vua Thần Tông triều Minh ở Trung Quốc
Vua Minh Thần Tông (1572 -1620) tên thật là Chu Dực Quân, là Hoàng đế thứ 13 của triều Minh (Trung Quốc). Trong sử sách hiện lưu truyền một câu chuyện kỳ lạ về tiền kiếp của ông tại một ngôi chùa ở làng Bóng, xứ Đông của nước Đại Việt.
> Về 'cánh tay bất hoại' của 'sư Kiệm' ở Hà Tĩnh, Việt Nam
Ở nước Việt thời vua Lê Kính Tông (1599-1619) và chúa Trịnh Tùng (1570-1623), năm ấy, triều đình nước ta cử một đoàn sứ bộ sang nước Minh; Nguyễn Tự Cường (1570-?), Tiến sĩ khoa thi Giáp Thìn (1604) được bổ làm Chánh sứ. Khi ở phương Bắc, vị sứ thần nước Việt đã vô cùng kinh ngạc khi được biết một câu chuyện ly kỳ do chính vua Minh Thần Tông kể lại.
Bấy giờ, sau khi thực hiện các nghi thức và công việc ngoại giao, lúc vào cung bái yết Hoàng đế, Minh Thần Tông bỗng hỏi sứ thần Nguyễn Tự Cường rằng: “Người ở nước Nam vậy có biết chùa Quang Minh của ở đâu hay không?”. Nguyễn Tự Cường đáp là không biết, ông băn khoăn tự hỏi không rõ vua Minh muốn biết đến ngôi chùa đó làm gì.
Thấy vẻ mặt đăm chiêu của viên Chánh sứ nước Việt, Minh Thần Tông mới nói với Nguyễn Tự Cường rằng: “Lúc mới sinh ra, trên vai ta đã có hàng chữ son, nói rõ kiếp trước của ta chính là vị Thiền sư ở chùa Quang Minh. Nay, ta muốn xóa dòng chữ ấy đi mà chưa biết phải làm như thế nào”.
Nguyễn Tự Cường thưa: “Thần nghe nói nhà Phật có nước công đức để tẩy trần. Nếu Bệ hạ là kiếp sau của Thiền sư Trụ trì chùa Quang Minh thì phải lấy nước giếng của chính chùa Quang Minh mới có thể rửa được”.
Về nước, Nguyễn Tự Cường đem việc này tâu với triều đình. Triều đình bèn cử người đi tìm ngôi chùa mà Minh Thần Tông đã nói tới.
Ngôi chùa đó chính là chùa Bóng tên chữ là Quang Minh Tự, vì xây dựng trên đất làng Bóng nên có tên dân gian như vậy; nơi đây thuộc địa phận xã Hậu Bổng, phủ Hạ Hồng, xứ Hải Dương (huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương ngày nay). Theo các thư tịch cổ như Lĩnh Nam chích quái, Công dư tiệp ký, Đại Nam nhất thống chí…, chùa được khởi công xây dựng vào cuối thời Trần. Ban đầu có quy mô nhỏ, nhưng qua nhiều đời được trùng tu, mở rộng và được coi là một trong những ngôi chùa đẹp. Sách Đại Nam nhất thống chí chép rằng: “Chùa Quang Minh ở xã Hậu Bổng, huyện Gia Lộc có ngàn cây xanh biếc, bốn mặt nước trong, xa xa phía trước có đường cái chạy qua và có dòng sông bao bọc, thật xứng đáng là một thắng cảnh của thiền lâm”.
Chùa Bóng không chỉ nổi tiếng về vẻ đẹp mà còn được biết đến bởi có nhiều vị cao tăng đạo hạnh, có công lao hoằng dương Phật pháp, trong đó, có Thiền sư Huyền Chân (còn gọi là Thiền sư Bật Sô). Theo Quang Minh tự sự tích, Thiền sư Huyền Chân người làng Hàm Nghi, xã Danh Hương, trấn Sơn Nam Hạ (nay thuộc huyện Kiến Xương, Thái Bình), thế danh là Đức, chưa rõ sinh và mất năm nào.
Tương truyền rằng khi đã về già, một hôm, Thiền sư Huyền Chân nằm mơ thấy Phật A Di Đà (Amitabha) đến nói cho biết rằng: “Ngươi dày công với Phật sự đã lâu, lòng từ bi của ngươi đã được Phật Tổ thấu hiểu, vì thế, đến kiếp sau, ngươi sẽ được làm Đại đế ở phương Bắc”.
Tỉnh dậy, Thiền sư Huyền Chân liền kể lại giấc mơ với đệ tử của mình và dặn: “Sau này, lúc ta viên tịch, các con hãy lấy son viết lên vai ta mấy chữ sau: An Nam quốc, Quang Minh tự, Sa Việt Tì khưu sau đó mới đem nhục thân của ta đi hỏa thiêu”.
Các đệ tử đều lắng nghe, ghi nhớ và về sau làm theo đúng ý của Thiền sư Huyền Chân.
Vậy là qua tìm kiếm, triều đình nhà Lê không chỉ biết được ngôi chùa Quang Minh mà còn khám phá ra một câu chuyện lạ về tiền kiếp của ông vua nước láng giềng phương Bắc.
Triều đình nhà Lê liền cho lấy nước giếng của chùa Quang Minh đem sang biếu vua Minh Thần Tông. Vua Thần Tông liền dùng nước ấy để rửa thì quả là rất hiệu nghiệm, lấy làm vui mừng. Vì thế ông đã sai gửi 300 lạng vàng thưởng cho Nguyễn Tự Cường. Tự Cường liền đem toàn bộ số vàng này cúng cho chùa Quang Minh để lo việc trùng tu.
Sau này Nguyễn Tự Cường làm quan đến chức Hữu Thị lang Bộ Lễ, tước Xuân Quận công; khi mất, ông được tặng chức Thượng thư, hàm Thiếu bảo.
(Theo Báo Đất Việt).
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Từ bi là cúi xuống với những loài bé nhỏ
Phật pháp và cuộc sống 11:20 23/12/2024Mình thường không dám chắc ai là người lương thiện chỉ bằng một ánh nhìn hay vài ba câu chuyện lướt qua.
Tin Phật trong ta
Phật pháp và cuộc sống 08:00 22/12/2024Khó khăn không nản chí/ Thuận lợi chẳng kiêu căng/ Tu trí tuệ giúp người/ Tâm Phật luôn soi sáng/Phúc lạc đời an yên...
Tâm tưởng
Phật pháp và cuộc sống 07:02 22/12/2024Phải chăng Tâm sinh Tướng, tướng cũng tác hưởng đến tâm nếu tâm không làm chủ cảm xúc, hạn chế mọi cảm thọ và ý tưởng tiêu cực. Tâm là đại dương, Tưởng chỉ là gợn sóng, nếu tưởng bị ô nhiễm thì một góc nào đó của đại dương cũng bị vẩn đục.
Cứu sống người bà bệnh viện "trả về" nhờ tụng Kinh Địa Tạng
Phật pháp và cuộc sống 12:29 21/12/2024Gia đình tôi ai cũng vui mừng khôn siết, và hết lòng cảm ân Phật Pháp đã cứu sống bà. Kinh Địa Tạng quả là vi diệu không thể nghĩ bàn.
Xem thêm