“Từ - Bi - Hỉ - Xả” là hạnh phúc
Đời là cõi tạm, kiếp nhân sinh vốn dĩ vô thường. Ai rồi cũng sẽ trở về cát bụi, hoặc đầu thai, luân hồi trong 6 cõi ta bà. Vậy hà cớ chi ta phải chấp nhặt, mang theo buồn bực, giận hờn, ai oán? Dù người ấy mang khổ đau đến cho ta thì ta vẫn cứ mỉm cười rộng lòng thứ tha.
10 hạnh lành Phật dạy, chẳng lo gì buồn khổ
Đạo Phật dạy rằng, “Từ - Bi - Hỷ - Xả” là bốn đức tính tiềm tàng sẵn có trong lòng mỗi chúng ta. Để từ đó, ta biết rộng mở tấm lòng, yêu thương, đồng cảm, sẻ chia niềm vui, khổ ải với tất cả mọi người... Và đó là hạnh phúc.
Đời là cõi tạm, kiếp nhân sinh vốn dĩ vô thường. Ai rồi cũng sẽ trở về cát bụi, hoặc đầu thai, luân hồi trong 6 cõi ta bà. Vậy hà cớ chi ta phải chấp nhặt, mang theo buồn bực, giận hờn, ai oán? Dù người ấy mang khổ đau đến cho ta thì ta vẫn cứ mỉm cười rộng lòng thứ tha. Cứ lương thiện, trời xanh ắt sẽ an bài.
“Từ” là tình thương. Thương ta và thương người, thương cả vạn vật, cỏ cây, hoa lá... để ánh sáng của lòng bác ái rọi chiếu khắp nhân gian, lay chuyển, cảm hoá những trái tim lầm lỗi trở về thiện tâm, chánh niệm.
“Bi” là buồn với nỗi buồn của thiên hạ, biết đồng cảm và sẻ chia với những nỗi đau cùng cực của chúng sinh. Ví như, khi thấy ai đó gặp kiếp nạn, đói khổ lầm than, thì ta sẵn lòng dang tay giúp đỡ, an ủi, động viên. Chớ thấy người vấp ngã, thất bại mà dè bỉu chê bai sẽ chuốc lấy nghiệp.
“Hỷ” là hỷ lạc, biết vui cùng niềm vui và sự thành công của người khác. Nhưng mấy ai trong chúng sinh vượt qua cái “bản ngã” để hướng đến cái “vô ngã”? Nếu chúng ta biết đồng cảm với “Bi” thì cũng sẽ biết chia sẻ với “Hỷ” cùng mọi người. Nếu nhận thức được ánh sáng của Phật và được cảm hoá thì chúng ta sẽ không còn ganh đua, tính toán, nhỏ nhen, ích kỷ với đồng nghiệp, bạn bè, chúng sinh... Chính sự hoà hiếu làm nên ý nghĩa của cuộc đời tràn ngập sự an lạc và tình yêu thương.
Hay nói cách khác, “Hỷ” là một trạng thái của tâm hoàn toàn thanh tịnh, phát ra tự chỗ trong trẻo, không vị ngã, lấy cái vui của tha nhân làm cái vui cho ta mà không ý mong lợi lộc gì trở lại cho ta.
“Xả” là buông xả, không chấp trước, ghiêm gút, ứ đọng những gì không vui, không tốt đẹp. Đó là trạng thái của tâm, khiến cho giữa ta và toàn thể chúng sinh không còn sự riêng biệt chia cách, mà đồng nhất thể. Ngoại cảnh, vũ trụ cùng vô lượng chúng sinh đã trở thành ta và ta đã hoà vào chúng sinh, vũ trụ thành một.
Buông bỏ cho thân tâm nhẹ nhõm
Tứ vô lượng tâm là bốn trạng thái của tâm khiến ta thương tất cả, buồn cái buồn của chúng sinh, vui cái vui của tha nhân và vạn vật, mà trong “thương, vui, buồn”, tâm đều “Xả”. Vậy muốn đạt được tâm “Từ - Bi - Hỷ”, tất phải nhờ tâm “Xả” là điều kiện duy nhất. Để đạt được tâm xả, tức có một lối đi hữu hiệu nhất mà thôi, đó là hành Thiền.
Tức giận, cay đắng, hận thù, những thứ cảm xúc này sẽ chỉ làm tăng thêm gánh nặng cho tinh thần của bạn. Do đó, tha thứ chính là buông đi oán hận, chỉ trích, chính là xả đi bất bình, để cho tâm của bạn được hàn gắn và từ bi.
“Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát, đại từ đại bi, cứu khổ cứu nạn...”. Chẳng phải mỗi lần chúng ta đau khổ, bất hạnh, bế tắc và tuyệt vọng nhất, đều thành tâm khấn niệm và tìm đến ánh sáng của Phật đó sao?
Vậy thì, chúng ta hãy tìm lấy cho mình một khoảng hoà hoãn, độ lượng, để nội tâm được thanh tịnh và tràn đầy năng lượng của “Từ - Bi - Hỷ - Xả”, bạn sẽ thấy mình an nhiên, cao thượng và tràn đầy hạnh phúc...
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?
Kiến thức 09:11 11/12/2024Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.
Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?
Kiến thức 08:00 11/12/2024Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.
Xem thêm