Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 15/07/2019, 08:08 AM

Tu như thế nào để chuyển thân nữ thành nam?

Quay trở lại, tướng nam tốt hay tướng nữ tốt. Chúng ta thử ngẫm xem, một người đàn ông mà nhỏ nhen, ích kỷ, ki bo, bần tiện, rượu chè, cờ bạc, tham sân si đủ cả, so với một người con gái, tố hảo, trang nghiêm, rộng lượng, bao dung, chuyên cần, sống tử tế, thì nam hơn, hay nữ hơn?

HỎI:

Phải chăng, thích làm đẹp là bản chất của phụ nữ sợ xấu, sợ già, sợ mọi người chê nên lúc nào cũng trang điểm, chau truốt thân thể, thậm chí phải phẫu thuật thẩm mỹ để làm đẹp.

Thân nữ khá nhiều điều khổ, vậy chúng con muốn tu tập để sau này có thể chuyển thân nữ thành nam thì nên tu tập thế nào?

Chúng con muốn chuyển từ thân nữ sang nam thì phải làm thế nào và điều đó có cần thiết không?

Chúng con muốn chuyển từ thân nữ sang nam thì phải làm thế nào và điều đó có cần thiết không?

ĐÁP:

Đây là câu hỏi rất quan trọng mà đại đa số Phật tử nữ thắc mắc về vấn đề chuyển nghiệp thân nữ, nhưng xưa và nay chưa có ai giải thích thỏa đáng về câu hỏi này. Chúng tôi chỉ là hàng hậu học vì có nhân duyên phải hoằng pháp lợi sinh nên không dám lấy vải thưa che mắt Thánh.

Sư phụ chúng tôi là Hòa thượng Thích Nhật Quang, hiện là Trưởng Ban Quản trị tổ đình thiền phái Trúc Lâm Việt Nam, trụ trì tổ đình thiền viện Thường Chiếu, Viện trưởng thiền viện Trúc Lâm Trí Đức, huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai. Ngài xuất gia tu học từ năm 7 tuổi, vậy mà chúng con hiếm thấy sư phụ trả lời Phật pháp trước công chúng, thỉnh thoảng vẫn có nhưng rất ít. Chúng con hỏi ngài vì sao như vậy? Ngài nói, biển Phật pháp mênh mông nghĩa lý sâu sắc, tôi còn chưa thông suốt làm sao dám trả lời đúng sai.

Chúng con bất đắc dĩ vì nhân duyên làm phật sự theo suy nghĩ riêng mà có chút trình bày như sau về câu hỏi rất hay này.

Muốn chuyển thân nữ thành thân nam trước tiên phải từ bỏ mọi thói quen của người nữ.

Bài liên quan

Chúng ta hãy suy nghĩ và quán chiếu một cách cẩn thận vì tư tưởng sẽ biến thành lời nói. Chúng ta hãy nói năng thận trọng, trước khi nói phải suy xét cho kỹ càng vì lời nói sẽ biến thành hành động.

Chúng ta hãy khéo léo trong hành xử, vì hành động sẽ biến thành thói quen và thói quen đó trở lại sai sử bản thân mình. Chúng ta hãy cẩn thận với những thói quen vì chúng hình thành nhân cách sống, nếu theo chiều hướng thượng, sẽ giúp người cứu vật.

Chúng ta hãy thận trọng với nhân cách sống của chính mình vì nó sẽ trở thành định nghiệp mà làm tổn thương người và vật, định nghiệp xấu sẽ làm cho ta sống trong đau khổ lầm mê. Và khi nó đã trở thành nghiệp mà nghiệp thì có nghiệp thiện nghiệp ác, đó chính là bản sao cuộc đời chúng ta. Vậy bạn hãy nên sáng suốt chọn lựa việc làm tốt đẹp để khỏi ân hận về sau.

Vậy thói quen của người nữ là gì?

Người nữ thường nặng về tình cảm luyến ái nên đa số cuộc sống của chị em muốn thành tựu sự nghiệp và hạnh phúc, có bản năng nương nhờ vào đàn ông. Thích làm đẹp là bản chất của phụ nữ sợ xấu, sợ già, sợ mọi người chê nên lúc nào cũng trang điểm, trau chuốt thân thể, thậm chí phải phẫu thuật thẩm mỹ để làm đẹp. Thói quen của phái đẹp là thích mềm mỏng, nhẹ nhàng nhưng rất yếu đuối, thì sẽ sinh ra giống nữ hoặc giống cái.

Tu là chuyển nghiệp, ai dám từ bỏ được các thói quen đó một cách mạnh mẽ và triệt để, sau này sẽ được thân nam hoặc giống đực... Đàn ông hãy thể hiện đẳng cấp nam nhi đại trượng phu, cảm thông được nỗi khổ niềm đau của phụ nữ mà mở lòng bao dung độ lượng, để ta và người sống yêu thương nhau, bằng trái tim có hiểu biết.

Tình cảm cũng giống như một thứ linh dược quan trọng, nó có thể cảm hóa và thay đổi được mọi thứ, là sợi dây gắn kết giữa con người với con người, làm cho con người thêm gần gũi với nhau nhờ tình yêu thương chân thật và có thể thù ghét nhau bởi quá tham lam và ích kỷ.

Cuộc đời này sẽ không còn giá trị thiết thực khi con người sống không có tình cảm với nhau. Ta chỉ thương yêu, quý mến, lo lắng cho nhau thật sự khi nó là của riêng ta. Tình cảm con người được biểu hiện qua tâm lý cảm xúc buồn vui, thương ghét, giận hờn, lo lắng, sợ hãi, ganh tị, tật đố và tham muốn. Đây là thói quen thâm căn cố đế, nó đã ăn sâu từ bao đời kiếp, vậy giải pháp chuyển hóa bằng cách nào?

Phật dạy người phụ nữ có 5 thiệt thòi to lớn không gì có thể bù đắp được mà đàn ông không thể gánh chịu dùm. Chính vì thế, nam nhi đại trượng phu cần phải có lòng cung kính tôn trọng bao dung và độ lượng nhiều hơn đối với mẹ, vợ, em, chị và con gái của mình.

1. Người phụ nữ khi khôn lớn trưởng thành phải một mình đơn độc lên xe hoa về nhà chồng và phụng sự gia đình bên chồng.

2. Người phụ nữ mỗi tháng có kinh nguyệt chịu sự dơ hôi và mệt mỏi khó chịu.

3. Người phụ nữ phải mất ăn mất ngủ khi có thai, ốm nghén chịu sự hành hạ vật vã.

4. Người phụ nữ phải mang nặng đẻ đau cho đến khi mẹ tròn con vuông.

5. Người phụ nữ phải hầu hạ đàn ông.

Chúng ta hãy thể hiện đẳng cấp đàn ông là biết bao dung và độ lượng, biết thương yêu và chia sẻ, hãy bỏ thói quen phong kiến gia trưởng và trọng nam khinh nữ. Một nửa trái tim của phái đẹp trên thế giới này đem lại cho chúng ta những điều kỳ diệu trong cuộc sống.

Vậy đẳng cấp của đàn ông là gì? Biết thương yêu trong hiểu biết, biết san sẻ giúp đỡ cho nhau, dù bất cứ hoàn cảnh nào đối với những người mẹ, vợ, chị, em và con gái. Thế giới này sẽ sụp đổ nếu không có phái đẹp, vậy đàn ông phải cảm thông và thương yêu họ nhiều hơn, vì phụ nữ có 5 nỗi khổ niềm đau mà đấng mày râu không có.

Người nữ hãy rèn luyện tính cách vị tha, bao dung, từ bi, rộng lượng, sao cho tính trượng phu nghĩa khí thoát khỏi sự nhỏ nhen, ganh tị vây quanh

Người nữ hãy rèn luyện tính cách vị tha, bao dung, từ bi, rộng lượng, sao cho tính trượng phu nghĩa khí thoát khỏi sự nhỏ nhen, ganh tị vây quanh

Nói tóm lại, người phụ nữ muốn chuyển thành thân nam phải dứt khoát từ bỏ những thói quen như sau:

Thứ nhất là luyến ái dính mắc nặng nề về tình cảm đối với gia đình người thân, nhất là người khác phái.

Thứ hai là thích làm đẹp chưng diện trang điểm từ thân thể cho đến mọi hình thức khác.

Thứ ba là thích sống dựa dẫm và bám nhờ vào người khác phái.

Thích có con để được làm mẹ, thích người khác phái vuốt ve, tăng bốc mơn trớn và thích người khác tạo cho mình hạnh phúc.

Vì là nữ tính yếu đuối nên cảm xúc dễ dâng trào mỗi khi có chuyện vui buồn, dễ khóc dễ cười và hay nói nhiều. Chính yếu vẫn là phần luyến ái tình cảm nặng nề, sợ cô đơn và sợ sống một mình nên người nữ thích tìm chỗ thế vào để lắp khoảng trống cô độc.

Bài liên quan

Nếu chuyển không hết nghiệp nữ tính hoàn toàn thì trở thành đồng tính luyến ái, tuy có thân là nữ nhưng tính tình người nam ngực lép. Người phụ nữ này sẽ dứt khoát không lấy chồng mà chỉ lấy người đẹp khác để làm vợ.

Thế giới loài người đã có nhiều cặp chính thức làm vợ chồng với nhau là hai người nữ. Vậy, người có nữ tính mạnh mẽ có làm phước nhiều thì sau này trở thành nữ hoàng công chúa hoặc là có địa vị cao trong xã hội, nhưng vẫn là phái đẹp. Còn muốn chuyển nghiệp thành thân nam thì phải nhiều đời mới gột rửa hết những thói quen nữ tính.

Đây chỉ là suy luận theo quan điểm cá nhân của riêng tôi, có thói quen cứng rắn mạnh mẽ, ngược lại với phái đẹp là yếu đuối, thích mềm mỏng nhẹ nhàng. Chút lòng thành, xin gửi gắm chư huynh đệ pháp lữ gần xa những gì tốt đẹp nhất.

 Theo Thầy Thích Phước Tiến:

Nam hay nữ trong đạo Phật, nhất là quan niệm Đại thừa, lại không quan trọng. Hãy nhớ trong kinh Pháp hoa: Long nữ thành Phật. (Rồng cái thành Phật, rồng cái là con của Nam Vương), như vậy ta thấy, dầu người nữ muốn thành Phật cũng phải biến thành thân nam trang nghiêm, mới thành Phật được. Nên mọi người hiểu lầm rằng, phải trở thành thân nam mới thành Phật được, mà không hiểu ý nghĩa sâu xa của việc thân nam hay thân nữ này.

Đức Phật nói rằng: Tất cả chúng sinh, giai hữu Phật thành Phật đạo. (Đức Phật có phân biệt chỉ có nam mới thành Phật không? Không! Ngài nói tất cả chúng sinh đều thành Phật được).

Vậy tướng nam, tướng nữ ở đây nghĩa là gì? Tôi xin kể một câu chuyện như sau:

Xưa, có một bà Phật tử tìm tới một ngài Hòa thượng. Bà nói: Thưa thầy, đời tôi vốn khổ, nhiều thiệt thòi, tôi nhàm chán thân nữ rồi. Xin thầy hãy cho tôi thành tướng nam để mọi chuyện đều tốt đẹp, cho đời tôi đỡ khổ.

Hòa thượng đồng ý và mời bà lên Chánh điện thắp hương niệm Phật, và dặn bà nhớ đọc đúng lời bạch của Hòa thượng. Lời bạch như sau: "Con lậy đức Phật, con tên là... nay con chịu nhiều thiệt thòi đau khổ, con muốn xin được thành tướng nam, con xin chịu tất cả thiệt thòi đau khổ của người nữ trên thế gian này, để cho những người nữ ấy cũng thoát khổ giống con."

Bà già giãy nảy lên, phản ứng. Hỏi sao thầy lại khấn cho con như vậy, con chỉ muốn mình con được hết khổ, hóa tướng nam thôi.

Hòa thượng mỉm cười giải thích: Đó, đó là lý giải vì sao bà mang tướng nữ đến suốt kiếp đó. Vì trái tim bà đâu có rộng lượng, bà đâu có nghĩ tới ai ngoài mình.

Quay trở lại, tướng nam tốt hay tướng nữ tốt. Chúng ta thử ngẫm xem, một người đàn ông mà nhỏ nhen, ích kỷ, ki bo, bần tiện, rượu chè, cờ bạc, tham sân si đủ cả, so với một người con gái, tố hảo, trang nghiêm, rộng lượng, bao dung, chuyên cần, sống tử tế, thì nam hơn, hay nữ hơn?

Cái người đàn ông kia, có tu tới 10 kiếp cũng không bằng một tướng nữ có đủ tính cách như vậy.

 Vậy, ý của đức Phật có nghĩa là một người nam hay nữ, phải có tính "trượng phu", nghĩa là từ bi, bao dung, rộng lượng, không còn sự ích kỷ nhỏ nhen ganh tị thì lúc đó, mới tính tới chuyện thành Phật hay không được.

.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tứ y, tứ bất y là gì?

Hỏi - Đáp 15:00 27/03/2024

Hỏi: Xin cho biết xuất xứ của giáo lý Tứ y cùng ý nghĩa và phương thức ứng dụng của giáo lý này trong tu tập.

Tu học để làm gì?

Hỏi - Đáp 09:20 27/03/2024

Tu học không phải để mình được bình an, được lợi ích, mà là để thấy ra sự thật về chính mình và đời sống...

Thầy có khi nào nổi giận không?

Hỏi - Đáp 11:00 26/03/2024

Hỏi: Thầy có khi nào nổi giận điên lên không? Lần cuối Thầy nổi giận là khi nào? Xin Thầy nói thêm về sự tha thứ.

Đi chùa khó làm ăn liệu có đúng không?

Hỏi - Đáp 11:45 25/03/2024

Hỏi: Mấy năm trước, tôi đi chùa lễ Phật sám hối vào các ngày 14 và 30. Hai năm trở lại đây, tối nào tôi cũng đi tụng kinh. Bạn trai của tôi cứ đổ thừa là do tôi đi chùa nên khó làm ăn, la rầy và cấm tôi không được đi chùa nữa.

Xem thêm