Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 18/04/2019, 19:00 PM

Từ vụ cháy Nhà thờ Đức Bà Paris, lo lắng “số phận” nhiều di tích chùa Việt Nam

Tại Việt Nam, rất nhiều di tích đình, chùa cổ có nguy cơ xảy ra hỏa hoạn do tồn trữ nhiều vật liệu dễ cháy như nhang đèn, giấy cúng, dầu lửa… Trong quá khứ, chùa Hội Sơn, chùa Bút Tháp; chùa Sùng Đức từng bị cháy khiến nhiều hiện vật giá trị văn hóa, lịch sử biến thành than, không thể phục hồi được.

Theo thông tin mới công bố, đám cháy tại Nhà thờ Đức Bà ở Thủ đô Paris (Pháp) đã được dập tắt hoàn toàn và hiện các chuyên gia đang đánh giá phần khung đã bị cháy đen của nhà thờ này để cân nhắc những bước đi tiếp theo nhằm cứu những phần còn sót lại sau thảm họa cháy.

Theo Quốc vụ khanh Bộ Nội vụ Pháp Laurent Nunez, các kiến trúc sư và các chuyên gia sẽ gặp gỡ để xác định xem liệu phần khung của công trình kiến trúc này có ổn định hay không.

Các chuyên gia đang đánh giá phần khung đã bị cháy đen của nhà thờ này để cân nhắc những bước đi tiếp theo nhằm cứu những phần còn sót lại sau thảm họa cháy.

Các chuyên gia đang đánh giá phần khung đã bị cháy đen của nhà thờ này để cân nhắc những bước đi tiếp theo nhằm cứu những phần còn sót lại sau thảm họa cháy.

Vụ cháy nghiêm trọng này đã giáng một đòn mạnh vào "trái tim" của thủ đô nước Pháp, khi ngay lập tức nhấn chìm công trình có từ thế kỷ 13 này trong ngọn lửa dữ dội. Nhà thờ đã không còn nguyên vẹn, khi mái và tháp được ghi nhận đã bị sập.

Thị trưởng Paris Anne Hidalgo cũng đã kêu gọi tổ chức hội nghị tài trợ quốc quốc để chung tay phục dựng lại kiệt tác kiến trúc này.

Lúc 2 giờ 10 sáng 14-2-2018, một ngọn lửa đã phát ra từ khu vực bàn thờ lầu 2 rồi cháy lan ra lầu 1 và 3 của ngôi chùa Đức Quang ở số 330 Nguyễn Tất Thành P.13 Q.4 TPHCM.

Lúc 2 giờ 10 sáng 14-2-2018, một ngọn lửa đã phát ra từ khu vực bàn thờ lầu 2 rồi cháy lan ra lầu 1 và 3 của ngôi chùa Đức Quang ở số 330 Nguyễn Tất Thành P.13 Q.4 TPHCM.

Tại Việt Nam, đã có nhiều vụ cháy công trình văn hóa, di tích, chùa chiền. Đơn cử, năm 2008, xảy ra vụ cháy tại chùa Đức Quang (quận 4, TP CM), thiệt hại hơn 1 tỷ đồng; Năm 2012, chùa Hội Sơn (quận 9, TP HCM - di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia) xảy ra cháy khiến toàn bộ chánh điện bị đổ, hơn 30 tượng Phật lâu đời, 15 bàn thờ, hàng trăm bộ kinh kệ, hòm tiền công đức, nhiều vật dụng thờ cúng... bị thiêu rụi.

Sáng 7-7, tại Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia đền Nhạn Tháp, xã Hồng Long, huyện Nam Đàn (Nghệ An) đã xảy ra hỏa hoạn gây thiệt hại nặng cho ngôi đền. (Ảnh: D.Hòa)

Sáng 7-7, tại Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia đền Nhạn Tháp, xã Hồng Long, huyện Nam Đàn (Nghệ An) đã xảy ra hỏa hoạn gây thiệt hại nặng cho ngôi đền. (Ảnh: D.Hòa)

Bài liên quan

Năm 2014, di tích lịch sử kiến trúc - đền Nhạn Tháp, Nghệ An cũng cháy lớn. Khi lửa tàn, toàn bộ hậu cung bị lửa thiêu rụi, mái ngói đổ sập, đồ thờ tự cũng hư hại nặng.

Năm 2015, di tích Quốc gia đặc biệt chùa Bút Tháp, Bắc Ninh cháy tại gian Phủ Thờ. Chiếc hương án được đánh giá là một trong những hương án đẹp nhất Việt Nam đã bị cháy rụi hoàn toàn. Một hiện vật gỗ có tuổi đời 300 năm như thế là rất hiếm. Thiệt hại từ những vụ cháy nơi thờ tự là không thể đo đếm. Đáng lo như vậy song công tác phòng cháy chữa cháy tại nhiều di tích văn hóa hiện nay rất lơ là. 

Chiếc hương án tại Phủ thờ chùa Bút Tháp trước khi bị cháy - Ảnh tư liệu của Viện Bảo tồn di tích

Chiếc hương án tại Phủ thờ chùa Bút Tháp trước khi bị cháy - Ảnh tư liệu của Viện Bảo tồn di tích

Khoảng 14h ngày 21/8/2015, Sư Bác - pháp danh Thích Minh Tâm (tên thật là Trần Văn Kang) tu sĩ tại chùa Bút Tháp thuộc xã Đình Tổ - huyện Thuận Thành - Bắc Ninh phát hiện đám cháy tại gian nhà phủ thờ của chùa Bút Tháp.

Phần ban thờ bị sập mái, cháy rụi đã được phủ bạt che kín. Đám cháy khiến cây cột gỗ bên cạnh bị cháy xém - Ảnh: Minh Dung

Phần ban thờ bị sập mái, cháy rụi đã được phủ bạt che kín. Đám cháy khiến cây cột gỗ bên cạnh bị cháy xém - Ảnh: Minh Dung

Bài liên quan

Theo TS Vũ Thế Long, chuyên gia nghiên cứu về khảo cổ học và môi trường, từ sau Tết Kỷ Hợi 2019 đến nay, lượng người từ khắp nơi đổ về các đền, chùa rất đông.

Tại một số ngôi chùa, đề phòng cháy nổ, nhà chùa đã bố trí người liên quan nhắc nhở, hướng dẫn Phật tử, người dân đến hành hương thực hiện đúng theo trình tự.

Dù vậy, không ít trường hợp người dân vẫn bất chấp, mang nhang đã đốt cháy vào chánh điện; một số người khác còn tự ý đốt vàng mã, giấy cúng ở nơi không đốt. Một số người dân khi đến chùa vô tư hút thuốc, vứt tàn thuốc ra xung quanh.

Năm 2008, gian chánh điện (rộng 200 m2) chùa Mahatup (tên thường gọi là chùa Dơi, hay chùa Mã Tộc), thị xã Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng) đã phát hỏa. Ngọn lửa nhanh chóng lan ra thiêu rụi hàng chục tượng phật, 60 cây đèn cầy lớn, các bức màn vải hoa văn trang trí, cửa gỗ, cột, kèo và toàn bộ mái trên của chánh điện.

Năm 2008, gian chánh điện (rộng 200 m2) chùa Mahatup (tên thường gọi là chùa Dơi, hay chùa Mã Tộc), thị xã Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng) đã phát hỏa. Ngọn lửa nhanh chóng lan ra thiêu rụi hàng chục tượng phật, 60 cây đèn cầy lớn, các bức màn vải hoa văn trang trí, cửa gỗ, cột, kèo và toàn bộ mái trên của chánh điện.

“Phần lớn các di tích ở Việt Nam được xây dựng từ rất lâu, kết cấu phần lớn làm bằng gỗ, chất liệu dễ cháy. Đặc biệt, một số công trình đang xuống cấp, khi xảy ra sự cố hỏa hoạn, rất dễ cháy lan, cháy lớn. Chưa kể, bộ máy trông coi một số di tích còn mỏng, có nơi giao phó hoàn toàn cho các cụ cao tuổi hoặc trụ trì, thủ từ; việc bài trí trong di tích còn chưa được gọn gàng, đồ đốt vàng mã còn nhiều…

Hạn chế về kinh phí bảo vệ, tu bổ, tôn tạo cũng dẫn đến việc một số di tích chưa được trang bị đầy đủ hệ thống PCCC nên khi xảy ra cháy đã không có đủ phương tiện để xử lý kịp thời”, ông Long nhấn mạnh.

Thắp hương quá nhiều là một phần nguyên nhân dễ gây hỏa hoạn trong chùa

Thắp hương quá nhiều là một phần nguyên nhân dễ gây hỏa hoạn trong chùa

“Nhìn người mà nghĩ đến ta. Muốn bảo vệ được di tích văn hóa, muốn thu hút khách du lịch đến thăm thì trước hết cần phải bảo vệ, gìn giữ. Không chỉ riêng lực lượng chức năng phải tăng cường quản lý mà bản thân mỗi người dân phải nâng cao ý thức, không để vi phạm xảy ra dẫn đến các sự cố, hỏa hoạn đáng tiếc”, TS Vũ Thế Long bày tỏ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Nhất tâm niệm Phật

Góc nhìn Phật tử 10:07 21/11/2024

Trong giáo lý của đạo Phật, pháp môn niệm Phật được xem là con đường dễ hành trì, nhưng lại mang đến lợi ích lớn lao cho những ai chí tâm tu tập.

Nhớ về một người Thầy

Góc nhìn Phật tử 09:12 21/11/2024

Trong cuộc sống, ắt hẳn rằng mỗi người ai trong chúng ta cũng mong muốn có một cuộc sống thật tốt đẹp và hạnh phúc nhưng đối với tôi một cuộc sống hạnh phúc đã không còn tồn tại vào năm tôi lên ba tuổi khi thần chết đã cướp đi người mẹ mà tôi yêu quý và người cha mà tôi luôn kính trọng.

Những người Thầy khả kính

Góc nhìn Phật tử 21:55 20/11/2024

Sự thật thì làm cha mẹ, ai cũng muốn con của mình được sống hạnh phúc, thành công. Họ chấp nhận hy sinh mọi thứ để đánh đổi cuộc đời cho những đứa con thơ, bởi lẽ không có cha mẹ nào mà chẳng thương núm ruột của mình dứt ra.

Đồng tiền có thể tạo ra sự tham lam và sự bất mãn vô tận

Góc nhìn Phật tử 18:30 20/11/2024

Trong xã hội hiện đại, đồng tiền đã trở thành một yếu tố quan trọng quyết định đến cuộc sống của chúng ta. Không thể phủ nhận rằng tiền bạc mang lại sự tiện ích và tiến bộ, nhưng khi ta bị chi phối quá mức bởi nó, tiền bạc có thể trở thành cơn ác mộng và làm chúng ta trở thành nô lệ.

Xem thêm