Tượng Phật Quan Âm 500 năm tuổi từng suýt biến mất
Tượng Quan Âm chùa Hội Hạ chính là hiện vật gốc, độc bản, mang những giá trị nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu cho nghệ thuật Phật giáo Việt Nam.
Chùa Hương Tích Hà Tĩnh - thắng cảnh nước Nam
Bảo vật quốc gia từng suýt biến mất
Năm 1962, Viện Mỹ thuật Mỹ nghệ được thành lập. Cũng bắt đầu từ đây, những thế hệ đầu tiên của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam khi đó mới là những cô cậu sinh viên được chọn về từ khoa Sử Đại học Tổng hợp và trường Sư phạm bắt đầu những cuộc tìm kiếm, sưu tầm hiện vật. Có lẽ đây chính là duyên lành giúp cho bức tượng Phật Quan Âm của chùa Hội Hạ may mắn được phát hiện và bảo tồn đến ngày nay.
Theo lời kể của PGS.TS. Nguyễn Đỗ Bảo, nhà nghiên cứu thuộc thế hệ đầu tiên của Bảo tàng: "Chúng tôi đi tìm kiếm cổ vật khoảng nửa tháng, về viết báo cáo nửa tháng. Thế rồi tiếp tục ra đi, mỗi người một hướng bằng xe đạp".
Mùa hè năm 1965, khi đang một mình trên chiếc xe đạp cũ kỹ dong duổi khắp các con đường đất gồ ghề thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, giữa cái nắng gay gắt, ông Bảo vừa mệt vừa khát nên quyết định tìm chỗ nghỉ chân. Trước mắt ông Bảo hiện ra một sân kho hợp tác xã, tấp nập cảnh xã viên đập lúa, kế bên ngôi chùa dột nát, hằn vết nước mưa chảy vào trong.
Thấy ông Bảo là người lạ, một người nông dân tới gần bắt chuyện hỏi thăm. Nghe xong nhiệm vụ của ông Bảo, người này liền chỉ tay về phía ngôi chùa nói: “Ngôi chùa này có tên là chùa Hội Hạ, chùa dột nát lâu năm rồi mà lại không có sư. Hợp tác xã chúng tôi đang định trong thời gian tới sẽ dỡ đi để làm sân kho. Ở trong chùa có bức tượng Phật rất to nhưng chúng tôi chưa biết xử lý như thế nào. Ở đây không ai dám hóa (đốt đi). Bác vào xem như thế nào, nếu ưng ý thì chúng tôi biếu”.
Lúc đó, ông Bảo chưa biết rằng bản thân đang hướng tới một trong những bức tượng gỗ cổ nhất Việt Nam, đại diện cho nghệ thuật của cả một triều đại phong kiến và trở thành bảo vật quốc gia 48 năm sau.
Bồ Tát Quán Thế Âm là ai trong kinh điển Phật giáo
Khi tiến vào ngôi chùa, trước mặt chàng sinh viên trẻ là một không gian tĩnh lặng, ánh sáng yếu ớt của những lỗ hổng trên mái chỉ đủ nhìn thấy lờ mờ những bức tượng bám đầy bụi và mạng nhện. Quan sát một lượt, ông Bảo phát hiện ra bức tượng sơn son thếp vàng Phật Quan Âm Nam Hải. Khi được phát hiện, bức tượng trong tình trạng bị hư hỏng nhẹ, một số cánh tay và tượng Ngọc Nữ bị rơi ra, nhưng may mắn chúng được người dân xếp tạm quanh tòa sen chứ không bỏ đi.
Bằng con mắt tinh tường cùng kinh nghiệm của mình, ban đầu ông Bảo đánh giá đây là một tượng gỗ cổ, ít thấy vì kích thước lớn. Sau đó, ông Bảo dùng chiếc máy quay phim đen trắng chụp một số tấm ảnh để mang về báo cáo và xin được nhận bức tượng.
Sau khi nhận được báo cáo, các nhà nghiên cứu đã nhanh chóng tổ chức một cuộc họp để đánh giá giá trị của bức tượng. Và kết quả của cuộc họp là các nhà nghiên cứu đã chỉ ra bức tượng được tạo nên vào thời nhà Mạc (1527 – 1592) trong lịch sử Việt Nam, cách ngày nay gần 500 năm.
"Dựa vào các hoa văn mây, rồng và độ lớn của tượng, chúng tôi chắc chắn tác phẩm này ra đời trong thời kỳ phục hưng Phật giáo thế kỷ 16. Đây là một giai đoạn nghệ thuật điêu khắc hưng thịnh nhất, sau những năm nhà Minh sang xâm lược, phá tượng, đập bia, đốt chùa thế kỷ 14, 15", nhà nghiên cứu mỹ thuật Nguyễn Hải Yến, thành viên trong nhóm sưu tầm cùng PGS. TS. Nguyễn Đỗ Bảo thuật lại. Hai nhà nghiên cứu cùng khẳng định "Tượng Quan Âm Hội Hạ là cổ nhất trong hệ thống các ngôi chùa làng ở miền Bắc Việt Nam".
Tượng Phật Di Lặc và những điều Phật tử cần biết
Là bức tượng độc nhất vô nhị tại Việt Nam, kỳ công kiệt tác Phật Quan Âm
Sau khi nhận được sự đồng ý của chính quyền xã Hợp Thịnh, Viện cử một số nghệ nhân giỏi về tháo dỡ tượng, vận chuyển về bảo tàng.
Bức tượng có 3 phần chính, được gọi là các thớt gồm thân tượng gắn 38 cánh tay, đài sen và bệ đa giác. Phần thân còn có hai tượng nhỏ Kim Đồng và Ngọc Nữ. Trong năm 1965, mọi công việc vận chuyển, phục chế được hoàn thành để chuẩn bị cho dịp mở cửa Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam lần đầu tiên vào ngày 24/6/1966.
Theo những phân tích của PGS. TS Nguyễn Đỗ Bảo và nhà nghiên cứu Nguyễn Hải Yến, pho tượng được tạo hình kỳ công, tổng thể bề thế, khoẻ khoắn nhưng vẫn trang nhã trong chi tiết. Để tạo ra được một bức tượng tuyệt hảo như vậy có thể phải mất hàng năm để hoàn thiện. Do không rõ tác giả thực sự, các chuyên gia chỉ có thể phỏng đoán công việc này do các phường thợ ở nông thôn phụ trách.
Bức tượng Phật Quan Âm tại chùa Hội Hạ có được một tạo hình vô cùng khỏe khắn, hình ảnh quỷ Ô Ba Na Đà nhô lên khỏi mặt nước, đỡ bệ sen gắn liền với điển tích Quan Âm Nam Hải. Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung từng nhận xét, tạo hình phần thân tượng là những khối vuông vức, bờ vai ngang khác hẳn với các tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn về sau. Riêng lối tạo hình đã khiến bức tượng thành hiện vật độc bản ngày nay.
Pho tượng Bồ tát đổi màu theo thời tiết, ánh sáng, nhiệt độ
Thêm một điểm khá thú vị và đáng tự hào hơn nữa về bức tượng Phật Quan Âm tại chùa Hội Hạ đó là theo nhiều nhà nghiên cứu, kinh nghiệm tạc tượng của người Việt xưa khá tương đồng với tỷ lệ vàng của phương Tây trong mối liên hệ giữa chiều cao và các bộ phận trên cơ thể của bức tượng.
PGS. TS. Nguyễn Đỗ Bảo cho biết thêm, cái đẹp của tượng còn ở các cánh tay đăng đối nhau từng đôi. 42 tay cần có sự tính toán chi tiết, tương quan vừa phải để không chống nhau, dẫn tới không lắp vào được.
Trong số 42 tay, đôi tay chính chắp trước ngực ở thế Liên hoa hợp chưởng, hai tay đặt dưới lòng kết ấn Thiền định. Mỗi bên vai 19 cánh tay xoè mở hai bên, nhiều tay cầm pháp khí đều gắn liền với các ý nghĩa riêng trong Phật giáo.
Nhờ những giá trị lịch sử và nghệ thuật, tượng Quan âm chùa Hội Hạ được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận là Bảo vật quốc gia ngày 30/12/2013 Hiện bảo vật quốc gia quý giá này được trưng bày tại Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà
Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.
Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn
Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.
Tôi tin nhân quả
Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.
Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…
Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.
Xem thêm