Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 28/05/2015, 14:47 PM

Vãn cảnh chùa, học điều hay

Phiền não tức Bồ đề, chính bi kịch cuộc sống hướng tôi đến ánh sáng Phật pháp. Chưa hề được tham dự một khóa tu nào, cũng không có cơ duyên được thỉnh giáo những bậc chân tu cao minh, lời Phật đến với tôi chủ yếu từ những quyển kinh – luật – luận có may mắn được đọc, song thấm thía nhất, “ngộ” nhất chính từ cơ hội được gần những người có tâm, hiểu Phật pháp trước, hay những dịp được vãn cảnh chùa.

Hôm qua là một ngày mệt mỏi song rất vui nắng nóng quá, quốc lộ 1 chói chang. Vậy mà tôi đạp xe đúng 32 cây số mỗi lượt để viếng mấy cảnh chùa. 

Không khí Phật đản rộn ràng ở khắp nơi, chùa chiền được làm mới, sạch sẽ, thanh tịnh. Mỗi ngôi chùa tôi dừng một chút, chắp tay lạy Phật, ngồi nghe các sư chỉ giáo, vậy mà về ngẫm lại thấy bao vấn đề vốn rối rắm nay đã được tháo gỡ.
 
Vị Đại đức ở ngôi chùa đầu tiên kể lại một câu chuyện: vị học giả nọ cái gì cũng biết, tự đại lắm, có khi thốt lời xúc phạm Phật pháp. Đại đức hỏi đúng một câu: trong “cái gì ông cũng biết” có cái gì của ông không hay toàn từ sách vở, tri thức của người khác. Vị học giả ngẩn người. Đúng, cái biết máy móc có khi biến người ta thành cỗ máy ghi âm chính hiệu, máy móc đọc- nhớ- nói mà không nhận ra đấy toàn là tri thức của thiên hạ, mình chưa tự nghĩ được gì, chưa có phát hiện gì, đâu có lý do để mà ngã mạn như thế. Câu chuyện hay, vì biêt đâu ta có khi cũng như vậy thôi. Phật bảo chúng sinh tự đốt đuốc mà đi, làm sáng hạt ngọc trong chéo áo, đánh thức cái mình sẵn có, chứ không hề nhồi nhét cái biết bên ngoài, của người khác vào đầu, thành “học giả” chứ không phải..học thiệt!? Thấm lắm.

Đấy là “tiết học” thứ nhất, ở ngôi chùa thứ nhất. Ở ngôi chùa kế tiếp, thay vì ngồi tiếp khách, vị trụ trì hết khuân lại vác nước suối, rồi lau chùi quét dọn luôn tay, khách tự ái ngại. Nhưng từ giã rồi mới tự hỏi: đấy là cách tu đấy thôi, mỗi người có con đường riêng, kinh điển cũng từng nói đến.

Ở ngôi chùa thứ ba, vị sư trẻ đạo mạo nghiêm trang gần như không nói gì hết, mình xin phép chụp một loạt ảnh cảnh thanh tịnh, nhưng ngôn ngữ của chốn Bồng Lai chẳng phải mang nhiều thông điệp đấy sao?

Ở ngôi chùa cuối cùng “tiết học” đau đầu hơn, nơi ấy có nhiều thị phi lắm rối nhiễu người tu và phật tử, chuyện đời xen nhiều vào đạo với lắm chuyện khó tin, chỉ đọc chỉ nghe đã sốc. Không ai nói gì nhiều, duy vị tiếp tân nhắc đi nhắc lại: nhân – quả mà thôi. Đúng, thị phi cũng là nhân quả, không có gì ở ngoài nhân quả.

Đường về cái nắng không vơi, dừng ở một am tự vắng lặng. Vị trụ trì trẻ cũng luận về thị phi như là cái gì tự nhiên, đương nhiên phải chịu, muốn tu phải vượt qua miệng lưỡi người đời, an nhiên tự tại, chuyện đời để đời giải quyết, người hư chứ đạo không hư. Nghe mà nhẹ lòng. Thỉnh một máy niệm Phật, về đến nhà mệt mỏi, giấc ngủ chìm trong tiếng Nam Mô A Di Đà Phật.

Một ngày học Phật trên đường, thu hoạch cũng nhiều. Mà ngày xưa Phật chỉ giáo chúng sinh cũng tùy duyên vậy.

Học ở trên đường....mọi lúc mọi nơi.

Nguyễn Thành Công
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm