Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 04/11/2013, 10:30 AM

Về chốn Tổ Liễu Quán (Phú Yên)

Trong 3 ngày, từ 01 - 03/10, từ Nha Trang đoàn chư tôn đức vượt đường dài gần 200km tìm về quê hương Tổ Liễu Quán, vị thiền sư trác tuyệt khơi nguồn, phát tích dòng thiền Liễu Quán ở xứ Đàng Trong

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

 

Khi đến Phú Yên, đoàn cung thỉnh Đại lão Hòa thượng Thích Đồng Giải - nguyên Trưởng BTS GHPGVN huyện Củng Sơn (Phú Yên), trụ trì chùa Linh Đài (Hòa Đa), Tuy An, làm Trưởng đoàn. Tháp tùng có TT.Thích Quảng Tâm, ĐĐ.Thích Nguyên Truyền và nhóm cộng sự.

Đoàn chụp ảnh lưu niêm trước đền thờ Tổ Liễu Quán

Điểm đến đầu tiên là về thăm chùa cổ Châu Lâm tại thôn Quảng Đức, xã An Thạch, huyện Tuy An nơi Tổ Liễu Quán xuất thân. Đại lão Hòa thượng Thích Đồng Giải kể: Tổ Liễu Quán họ Lê, húy Thiệt Diệu, hiệu Liễu Quán, sinh ngày 18 tháng 11 năm Đinh Mùi (1667) tại xã Bạc Mã, tổng Hạ, huyện Đồng Xuân, nay là thôn Quảng Đức xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.

Bia đá chùa cổ Châu Lâm

Chùa cổ Châu Lâm ở phía Nam núi Aman tại thôn Quảng Đức do Tổ Phật Đoan dòng Lâm Tế đời thứ 35 khai sơn vào cuối thế kỷ XVII. Chùa ở trên độ cao 10m có chính điện, nhà đông, nhà tây.

Đền thờ Tổ Liễu Quán được ngài Khế Tâm xây dựng  phía tây chùa ở độ cao 20m. Đền xây kiên cố, tầng lầu thờ Tổ Liễu Quán. Tầng dưới thờ Bia Tổ chạm khắc bằng đá Non Nước.

Mặt trước khắc chữ Hán, mặt sau phần dịch tiếng Việt. Những năm chiến tranh chùa bị hư hại nặng vậy mà chùa còn lưu giữ tượng Phật Thích Ca bằng đồng nặng 2.000 cân, cao 1,5m và bia bằng đá ghi 24 vị nữ đệ tử của thiền sư Pháp Lâm, đã hoằng hóa ở chùa Viên Thông tại Huế.

Nhà Đông Chùa cổ Châu Lâm, tại quê hương Tổ Liễu Quán

Đại lão HT.Thích Đồng Giải, nói tiếp Tổ xuất thân từ một gia đình nghèo, năm 12 tuổi Ngài phát tâm xuất gia, được thân phụ đưa đến chùa Hội Tôn, thọ giáo với Hòa thượng Tế Viên.

Năm 23 tuổi Ngài ra Thuận Hóa cầu đạo với Hòa thượng Giác Phong chùa Báo Quốc. Năm 28 tuổi Ngài thọ Sa di  và hai năm sau được Hòa Thượng Từ Lâm cho thọ Cụ túc giới.

Năm Kỷ Mão (1699), Ngài bắt đầu cuộc hành trình tham vấn cầu đạo khắp các thiền lâm. Đến năm Nhâm Ngọ (1702), Ngài đến núi Long Sơn chùa Ấn Tôn (Từ Đàm) bái yết Hòa thượng Tử Dung cầu dạy pháp tham thiền. Hòa thượng Tử Dung dạy Ngài tham cứu:

"Vạn pháp quy nhất, nhứt quy hà xứ?"
(Muôn pháp về một, một về chỗ nào?)

Được câu tham cứu ấy, Ngài trở về chùa Hội Tôn (Cổ Lâm) Phú Yên ngày đêm tham cứu ròng rã 6 năm… Một hôm, nhân đọc Truyền Đăng Lục đến câu:  "Chỉ vật truyền tâm nhân bất hội xứ" bổng nhiên Ngài tỏ ngộ.

Vườn tháp Tổ

Sau hơn 50 năm hành đạo, Tổ đã khai sơn truyền thừa, tiếp tăng độ chúng, đã độ được 49 đệ tử xuất gia đắc pháp trở thành những bậc danh tăng thạc đức, khai sơn nhiều chùa khắp các tỉnh miền Trung và miền Nam.  Cuối tháng 11 năm Nhâm Tuất, trước khi viên tịch, Tổ  viết bài Kệ từ biệt:

Thất thập dư niên thế giới trung
Không không sắc sắc diệc dung thông
Kim triêu nguyện mãn hoàn gia lý
Hà tất bôn man vấn tổ tông.

 Đại hùng bửu điện Tổ đình Bửu Tinh, Tuy Hòa (Phú Yên)
Tam thế Phật tôn trí tại Đại hùng bửu điện tổ đình Bửu Tịnh

Ngày 22/11 năm Nhâm Tuất (1742) sau lễ trà sớm, Tổ hỏi: Bây giờ là giờ gì? Đệ tử đáp: Giờ Mùi. Tổ an nhiên viên tịch. Việc tâu lên, chúa Nguyễn Phúc Khoát sắc lập bia và ban thụy hiệu là "Chính Giác - Viên Ngộ Hòa Thượng".

 Long vị Tổ 

Sau khi rời Chùa cổ Châu Lâm, đoàn đã về thăm tổ đình Từ Quang (Đá Trắng). Chùa do Tổ Pháp Chuyên, đời thứ 36 dòng Lâm Tế sáng lập năm Đinh Tỵ (1797). Đoàn cũng đã về thăm tổ đình Hồ Sơn do Tổ Tế Căn khai sơn, hiện nay do Hòa thượng Thich Nguyên Đức trụ trì.  Điểm đến sau cùng, đoàn về thăm Tổ đình Bảo Tịnh, trụ sở Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Phú Yên, nơi Tổ Liễu Quán khai sáng năm 1706, kết thúc cuộc hành trình tìm về chốn Tổ.

Vườn tháp Tổ
 Pháp tướng Tổ Liễu Quán thờ tại Tổ đường Bửu Tịnh (Tuy Hòa)
 Tổ đình Bửu Tịnh (Phú Yên) Tổ Liễu quán khai sơn năm 1706
 Tổ đình Hồ Sơn cổ tự, hiện nay HT.Thích Nguyên Đức trụ trì

Trí Bửu thực hiện từ Phú Yên

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm