Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 27/06/2024, 16:00 PM

Vẻ đẹp của khổ, vô thường và vô ngã

Có lần khi nghe thầy nói: "Cuộc đời thật đẹp", một hành giả liền hỏi: "Con thấy đời toàn là khổ đau, chính Phật cũng dạy đời là vô thường, khổ, vô ngã, vậy thầy nói cái gì đẹp?"

"Chính vô thường, khổ, vô ngã là vẻ đẹp của cuộc đời".

Nếu không thấy đời là vô thường, người ta sẽ chấp giữ những cái đã khô chết của quá khứ, hoặc bám víu vào một quan niệm thường hằng trong ảo tưởng, làm sao sự sống có thể luôn luôn đổi mới từng sát-na?

Nếu không thấy đời là khổ đau con người sẽ mãi mãi đắm chìm trong lầm lạc và dục vọng, chỉ biết lợi mình hại người, làm sao giải thoát khỏi những tà kiến và tham ái?

Nếu không thấy đời là vô ngã, chiến tranh để giành phần thắng về mình hoặc để chiếm hữu cho riêng mình sẽ không bao giờ chấm dứt.

Chính vô thường, khổ, vô ngã giúp con người giác ngộ giải thoát ra khỏi ảo tưởng tự trói buộc mình, vậy không phải đó là vẻ đẹp của cuộc đời hay sao?

Tu quán vô thường để trân quý cuộc sống hơn nữa!

03

Sở dĩ con hiểu được những lời Phật dạy và nghe được những điều thầy giảng vì con đã trải qua những cay đắng của cuộc đời. Chính thầy cũng đã trải qua biết bao thăng trầm trong cuộc sống mới thấy ra sự thật để có thể chia sẻ với con và mọi người những điều rất trung thực với bản chất đời sống mà chỉ "đoạn trường ai có qua cầu mới hay".

Nếu con chỉ miệt mài tìm cầu những sở tri, sở đắc để thoả mãn lý trí và dục vọng của bản ngã thì dù có đạt được điều gì cao siêu đến đâu cũng khó mà thấy ra sự thật.

Tuy mỗi người một tình huống khác nhau nhưng cũng tương tự như con, thầy ra đời vào những năm cuối gay cấn nhất của thế chiến thứ 2, mới hơn 1 tuổi đã lâm vào nạn đói trầm trọng trên cả nước, từ đó lớn lên trong cơ cực, chiến tranh, bom đạn..., cho đến 11 tuổi phải rời cha mẹ, ra khỏi vùng quê để vào Huế đi học, ở trọ nhà này qua nhà khác...như thân phận của những người tha phương cầu thực...đến năm 21 tuổi xuất gia vẫn gặp nhiều trắc trở... Tưởng đâu đó là những điều bất hạnh, ai ngờ chính nhờ trải qua những bước thăng trầm của cuộc sống mà con mắt pháp mới được khai hoa. Thì ra tất cả những điều đến với mình trong đời đều là những bài học giác ngộ để thấy ra bản chất thật của chính mình và vạn pháp.

Hạnh phúc thay ai biết học ra sự thật từ những khổ đau bất hạnh của cuộc đời để luôn có thể tùy duyên đổi mới thái độ nhận thức và hành vi của mình cho thuận với pháp tánh tự nhiên và chân thực.

Giác ngộ giải thoát chính là thấy ra bản chất thật của cuộc sống để không còn bị cuốn trôi hoặc ràng buộc trong những vọng cầu đạt được sở đắc lý tưởng hão huyền đầy mộng ảo.

Thầy chân thành tán dương và chúc mừng con đã biết vươn lên từ những thăng trầm của cuộc sống.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

10 điều phải biết khi phóng sanh

Kiến thức 17:00 30/06/2024

Hỏi: Tại sao khi thực hiện việc phóng sanh thường có nghi thức thọ Tam quy y và niệm Phật cho loài súc sinh Việc phóng sanh có hạn chế đối tượng hay không?

Thực chất của giáo dục nhân quả chính là giáo dục đức hạnh

Kiến thức 14:00 30/06/2024

Chúng ta muốn biết tiền đồ của mình là tươi sáng hay là đen tối thì ngay trong khởi tâm động niệm, cử chỉ hành vi của mình đại khái sẽ biết được.

Đời đỏ rực nhưng sen vẫn nở, bùn tanh hôi nhưng sen vẫn ngát mùi hương

Kiến thức 12:40 30/06/2024

Hình ảnh Đức Phật sơ sinh bước trên bảy đóa sen hồng là một biểu tượng của mùa lễ Phật đản. Đó là Đức Phật lịch sử, Đức Phật ứng thân thị hiện.

Đức Phật ngồi thiền định dưới cội Bồ-đề suốt bốn mươi chín ngày đêm?

Kiến thức 10:40 30/06/2024

Hồi xưa có nhiều người thắc mắc đặt câu hỏi rằng: Đức Phật ngồi dưới cội Bồ-đề suốt bốn mươi chín ngày đêm như vậy nhọc quá, Ngài có đi ra ngoài không hay ngồi luôn? Đó là điều chính hồi xưa tôi cũng nghi.

Xem thêm