Vì sao Ấn Độ được gọi là Thiên Trúc?
Hình ảnh Ấn Độ được xem như Thiên Trúc mang một ý nghĩa tinh thần và sự yên bình bắt đầu thay đổi sau khi người ta phát hiện ra các tuyến đường biển trong thế kỷ 15.
Ngôi chùa mang phong cách Ấn Độ trên đất cố đô
Thiên Trúc (天竺) là tên mà người Trung Quốc thường gọi cho Ấn Độ cổ đại. Nó cũng được dịch “Trung tâm của cõi trời”, (nghĩa là trung tâm tinh thần); đặc biệt vào triều đại nhà Đường thường được sử dụng trong tài liệu tham khảo về nguồn gốc của Phật giáo Ấn Độ.
Theo quan điểm của người Nhật, thế giới cổ đại duy chỉ tồn tại có ba nước mà họ chỉ định là ba vương quốc cõi trời, đó là Nhật Bản (Yamoto), Trung Quốc (Zhongguo), và Ấn Độ (Tenjiku).
Tiểu lục địa Ấn Độ là nơi xuất hiện văn minh lưu vực sông Ấn cổ đại, có các tuyến đường mậu dịch mang tính lịch sử cùng những đế quốc rộng lớn, và trở nên giàu có về thương mại và văn hóa trong hầu hết lịch sử lâu dài của mình. Đây cũng là nơi bắt nguồn của bốn tôn giáo lớn: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Jaina giáo và Sikh giáo.
Vào thời nhà Đường Phật giáo phát triển mạnh. Những tinh hoa của giáo lý Phật giáo đều nở rộ trong thời đại này. Mà Phật giáo lại xuất phát từ Ấn Độ, nên hầu như mọi người Trung Quốc đều ngưỡng mộ đất nước đã sinh ra bậc Thầy tinh thần vĩ đại của nhân loại đó là đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Chúng ta cũng thấy rất rõ thiện chí này trong tư tưởng của Huyền Trang đại sư. Ngài luôn nghĩ rằng, lời dạy của đức Phật còn nguyên vẹn thì chỉ có ở Ấn Độ. Chính suy nghĩ này đã thúc đẩy ngài lên đường Tây du để thỉnh kinh. Và đã diễn ra cuộc thỉnh kinh vĩ đại vô tiền khoáng hậu trong lịch sử Phật giáo. Trong các thư tịch Trung Quốc, thời nhà Hán gọi khu vực là “Thân Độc” (身毒), hay “Thiên Trúc” (天竺). Tên gọi Ấn Độ (tiếng Trung: 印度; bính âm: Yìndù) xuất hiện lần đầu trong “Đại Đường Tây Vực ký” của cao tăng Huyền Trang đời nhà Đường. Trong bộ sách này cụm từ “Tây Trúc” hay “Thiên Trúc” được ngài Huyền Trang sử dụng lặp đi lặp lại rất nhiều lần.
Lần đầu sau 30 năm, người Ấn Độ nhìn thấy dãy Himalaya từ miền bắc
Đối với người Nhật Bản, Ấn Độ được biết đến như Thiên Trúc “Tenjiku” vì là nơi sinh ra Đức Phật, một bậc thầy vĩ đại của trời, người. Mặc dù người Nhật đã có một tôn giáo bản địa gọi là “Thần đạo”, nhưng họ rất ấn tượng với triết lý của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Trong Shinto, kami được định nghĩa trong tiếng Anh là ‘tinh thần’ ‘tinh chất’ hay ‘vị thần’ được liên kết với nhiều hình thức trong một số trường hợp đối với con người.
Theo quan điểm của Thần đạo thì thế giới ‘duy linh’ hay ‘năng lượng tự nhiên’ trong thế giới hữu hình như mặt trời, mặt trăng, sông, núi, cỏ cây...đều có sự kết nối mật thiết với con người. Trong Shinto, thế giới ‘duy linh’ không tách biệt mọi người mà chúng cùng tồn tại, cùng ảnh hưởng lẫn nhau. Shinto là một tôn giáo dựa trên vẻ đẹp tự nhiên của Nhật Bản. Nó bắt đầu trong mọi thứ quyền lực do một vị thần hoặc kami, tương tự như một hào quang sống.
Người Nhật Bản tìm thấy Phật giáo đặc biệt hấp dẫn bởi vì Phật giáo Đại thừa cung cấp cho họ rất nhiều hình thức của sự thờ phượng và những nghi lễ tâm linh. Đều này tương ứng với kami trong Shinto giáo. Trong đạo Phật, người Nhật tìm thấy một sức mạnh kỳ diệu để chữa trị tâm bệnh. Đặc biệt là giáo lý từ bi, sự cảm thông chia sẻ và sự giải thoát khỏi những ưu phiền, đau khổ. Không giống như Shinto, Phật giáo có Tam tạng kinh điển, một nền văn học tôn giáo đồ sộ, một học thuyết thâm sâu, phong phú, đủ đáp ứng cho con người vô số giáo lý nhằm cung ứng cho những căn cơ trình độ khác nhau, ai cũng có thể tiếp nhận, tu tập để kiến tạo sự an lạc giải thoát trong giáo lý ấy. Hơn thế nữa, Phật giáo có một tổ chức Tăng đoàn thanh tịnh và hòa hợp. Họ là những con người luôn thể hiện tinh thần ‘thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh’, tiếp nối thay Phật truyền bá lời Phật dạy tại thế gian này. Phật giáo còn có một truyền thống rực rỡ của nghệ thuật tôn giáo và kiến trúc điêu khắc đặc thù. Nghệ thuật tạc tượng và nghệ thuật kiến trúc chùa chiền mang tính hài hòa và trình độ thẩm mỹ cao.
Tổng quát Tư tưởng Bát Nhã từ Ấn Độ đến Trung Hoa
Người Nhật thiếu những nền triết thuyết tôn giáo vĩ đại như Ấn Độ. Họ đã rất choáng ngợp bởi các kinh điển Phật giáo, triết học, và các và các công trình kiến trúc nghệ thuật Phật giáo. Từ những ấn tượng đó, bắt đầu họ xem Ấn Độ là ‘Tenjiku’ Thiên Trúc (天竺) một cõi Thiên đường đã tồn tại ở phía Tây. Đó là những ấn tượng tốt đẹp, một nơi đáng mơ ước để đến chiêm bái, kính lễ và phụng thờ.
Từ Tenjiku đến Indo
Hình ảnh Ấn Độ được xem như Thiên Trúc mang một ý nghĩa tinh thần và sự yên bình bắt đầu thay đổi sau khi người ta phát hiện ra các tuyến đường biển trong thế kỷ 15, các thương gia châu Âu bắt đầu đến Ấn Độ. Không giống các du khách Trung Quốc như ngài Pháp Hiển và Huyền Trang đến Ấn Độ để chiêm bái các Thánh tích Phật giáo và để thỉnh Tang tạng kinh điển. Những du khách châu Âu đến Ấn Độ với mục đích tìm kiếm của cải vật chất như trà, hàng dệt may, gia vị, gấm lụa và các vật phẩm quý hiếm khác. Các thương nhân này đến Ấn Độ họ mang theo một nền văn hóa mới gọi là: Namban Bunka và nhiều mặt hàng hấp dẫn và quý hiếm như ngà voi, ngọc trai và các loại gia vị. Như vậy, từ thế kỷ thứ 15 trở đi, người ta đến Ấn Độ với mục đích để buôn bán, trao đổi hàng hóa chứ không còn đến với ý nghĩa tinh thần cao quý như trước đây nữa. Hơn nữa, vào thời điểm này đất nước Ấn Độ đã bị hồi giáo xâm lược. Các thánh tích Phật giáo đều bị quân Hồi giáo tàn phá, vùi lấp. Những tu sỹ cũng bị chém giết, một số sống sót thì phải lưu vong, dần dần Phật giáo cũng đã biến mất khỏi đất nước sinh ra nó.
Sự biến đổi thế cuộc trong chính trị và tôn giáo ở Ấn Độ diễn ra làm hình ảnh của một đất nước được ví như “thiên đường” hoàn toàn biến mất trong nhận thức chung của mọi người. Biểu tượng ‘Thiên Trúc’ của Ấn Độ được thay đổi qua một thuật ngữ khác đó là Indo. Indo nghĩa là ‘Đông dương’ nó cũng mang một ý nghĩa của sự sung túc. Chính vì sự sung túc trong các hàng hóa, vật liệu quý hiếm nên người ta đến Ấn Độ để giao tiếp thương mại nhiều hơn là ý nghĩa tâm linh vốn có của họ. Tên gọi India bắt nguồn từ Indus, từ này lại bắt nguồn từ một từ tiếng Ba Tư cổ là Hinduš. Thân từ của thuật ngữ tiếng Ba Tư bắt nguồn từ tiếng Phạn Sindhu, là tên gọi bản địa có tính lịch sử của sông Ấn (Indus). Người Hy Lạp cổ đại gọi người Ấn Độ là Indoi (Ινδοί), có thể dịch là “người của Indus”.
Sự hồi sinh của Phật giáo Ấn Độ
Vào giữa thế kỷ XIX khi Ấn Độ trở thành thuộc địa chính thức của Vương quốc Anh. Vào thời điểm đó, Trung Quốc cũng bị mất chủ quyền. Nền văn hóa truyền thống lâu đời của họ cũng bị ảnh hưởng. Từ đó, người Nhật Bản xem hai đất nước này trở nên “tiêu cực” mà Nhật Bản không muốn đặt quan hệ ngoại giao. Sự biến dạng văn hóa và phong cách sống của người dân Ấn Độ đã làm thay đổi hình ảnh đẹp đẽ Thiên Trúc của mình trong tâm thức của người Nhật nói riêng và thế giới nói chung. Ngày nay, khái niệm Thiên Trúc không còn nữa. Cụm từ hoa mỹ này đã đi vào dĩ vãng. Nhưng sự ảnh hưởng của nó trong một thời gian lâu xa đã cho thấy sự kính ngưỡng của người con Phật đối với đất nước sản sinh ra Đức Phật, bậc thầy vĩ đại của nhân loại vẫn cong nguyên vẹn. Hiện nay, Phật giáo tại Ấn Độ đang dần dần phát triển trở lại. Người Ấn vẫn tự hào vì đất nước của họ đã sinh ra Đức Phật và là nơi khơi nguồn của Đạo Phật. Nhiều di tích mang dấu ấn của Đức Phật vẫn được chính phủ Ấn Độ giữ gìn cẩn thận. Hệ thống Phật tích được khám phá gần như toàn diện bởi các nhà khảo cổ học danh tiếng. Hằng năm, nhiều đoàn hành hương của người con Phật từ khắp nơi trên thế giới đều tìm về đây chiêm bái và đảnh lễ. Khi được trải nghiệm thực tế trên đất Phật họ cảm nhận được năng lượng mầu nhiệm từ Đức Phật dường như vẫn còn hiện hữu nguyên vẹn. Chúng ta cảm ơn và tri ân họ, người Ấn hiền hòa dễ thương đã trân quý và lưu giữ những thánh tích Phật giáo còn nguyên vẹn. Giá trị tâm linh của những thánh tích là miên viễn, để nguồn mạch Phật đạo vẫn luôn tuôn chảy mang lại lợi lạc cho mọi người trên thế giới này.
>Xem thêm video: "Tam tự tánh trong Đạo Phật":
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Dọn cơm cúng thế nào cho đúng?
Hỏi - Đáp 11:14 08/12/2024Tôi thường thấy lúc cúng vong, có ba chén cơm để ngang nhau...
Kinh sách nào giúp cho người mới học Phật?
Hỏi - Đáp 11:01 08/12/2024Tôi là người mới bước chân vào đạo Phật nhưng không biết phải học hỏi kinh sách nào trước, cho nó có thứ lớp dễ hiểu hợp với trình độ sơ cơ của tôi?
Con người sau khi chết linh hồn đi về đâu?
Hỏi - Đáp 14:00 03/12/2024Hỏi: Xin Hòa thượng giải thích cho chúng con hiểu về việc con người sau khi chết linh hồn sẽ đi về đâu?
Vì sao trong các pháp Ba la mật thì “Bố thí Ba la mật” được nói đến đầu tiên?
Hỏi - Đáp 18:40 02/12/2024Lợi ích của sự thực hành các pháp Ba la mật là gì? Vì sao trong các pháp Ba la mật thì “Bố thí Ba la mật” được nói đến đầu tiên?
Xem thêm