Vì sao có người hưởng phước, có người chịu khổ?
Cuộc sống càng không tốt thì tâm lý phạm tội của người ta càng dễ tạo ác nghiệp. Bên trong có tập khí xấu ác, chủng tử xấu ác, bên ngoài có ác duyên đến chiêu cảm, đây là Phật pháp nói rõ cho chúng ta vì sao thế giới lại động loạn như vậy.
Hỏi:
Hiện nay kinh tế trên khắp thế giới không tốt, đời sống nhân dân càng ngày càng khổ. Làm sao để giúp đỡ mọi người sớm ngày thoát khỏi cảnh khổ, không vì vấn đề kinh tế mà dẫn đến vấn đề xã hội như ly hôn chẳng hạn?
Đáp:
Sự việc này hiện nay trên toàn thế giới đều có, đúng thật như bạn đã nói, càng ngày càng khó khăn. Nguyên nhân là gì? Nguyên nhân là hết thảy chúng sanh tạo ác nghiệp không thể hồi đầu, nếu có thể hồi đầu thì được rồi.
Cuộc sống càng không tốt thì tâm lý phạm tội của người ta càng dễ tạo ác nghiệp. Bên trong có tập khí xấu ác, chủng tử xấu ác, bên ngoài có ác duyên đến chiêu cảm, đây là Phật pháp nói rõ cho chúng ta vì sao thế giới lại động loạn như vậy. Bạn phải tỉ mỉ mà suy nghĩ, nguyên nhân chính là con người thời nay đã không để ý đến giáo huấn của Thánh Hiền. Từ nhỏ đã dạy con trẻ cạnh tranh, cạnh tranh nâng lên chính là đấu tranh, xã hội này làm sao có thể thái bình?
Ý niệm cạnh tranh này nhất định là tự tư tự lợi, nhất định là tổn người lợi mình. Nếu mỗi người đều chất chứa ý niệm tổn người lợi mình, không biết rằng tổn người lợi mình là tội ác, là sai lầm thì xã hội này, thế giới này sẽ không cứu được.
Rất nhiều tôn giáo trên thế giới đều nói đến ngày tận thế, mà điềm báo trước của ngày tận thế chính là sự việc này. Con người không có thiện niệm, đầy rẫy tham sân si mạn, đây là điềm báo trước của ngày tận thế. Làm sao giúp người giác ngộ?
Buông xuống tham dục, buông xuống danh văn lợi dưỡng, không những chính mình được độ mà thế giới này cũng sẽ được cứu nữa. Cho nên, chúng ta phải từ bản thân mình mà bắt đầu, ngày nay chúng ta học tập Đệ Tử Quy, y theo Đệ Tử Quy, y theo Thập Thiện Nghiệp Đạo mà làm, đó chính là tự độ độ người, tự lợi lợi người.
Nhất định phải biết hoàn cảnh đời sống là nghiệp nhân quả báo. Ở trong kinh Phật từng có người thỉnh giáo Thích-ca Mâu-ni Phật vì sao con người lại đến thế gian này? Sống ở thế gian này có ý nghĩa gì? Phật trả lời một câu, “Nhân sanh thù nghiệp” (con người sanh ra để trả nghiệp). Vì sao bạn đến thế gian này?
Vì sao ở thế gian này có người hưởng phước, có người chịu khổ? Đây là do nghiệp lực làm chủ, nghiệp lực chính là những gì bạn đã tạo trong đời quá khứ. Có dẫn nghiệp và mãn nghiệp, dẫn là dẫn dắt bạn đến cõi này để đầu thai. Mọi người chúng ta đời này có được thân người tức là dẫn nghiệp giống nhau, dẫn dắt bạn đến cõi này để đầu thai.
Tình trạng đời sống mỗi người không như nhau, đây là mãn nghiệp không giống nhau, “mãn’ của “viên mãn”. Mãn nghiệp chính là nghiệp thiện ác. Trong đời quá khứ bạn tạo nhân thiện thì đời này bạn hưởng phước. “Thù” là “thù báo”, bạn tu phước thì nhất định được phước báo, hưởng phước.
Trong quá khứ bạn tạo nghiệp bất thiện thì đời này bạn nhất định phải chịu khổ. Cho nên cát hung họa phước đều là chính mình tạo, thật sự là tự làm tự chịu, nhất định không thể trách người khác, trách người khác thì tội của chúng ta sẽ rất nặng.
Ngay cả người ngoại quốc hiện nay cũng hiểu được những điều này, lại nói bất kỳ người nào trên thế giới này, những gì họ gặp ở đời này, nhất định không có việc nào là tự dưng cả, nghĩa là [đừng cho rằng] không có nghiệp nhân của đời quá khứ, không phải tự dưng mà có. Nói cách khác, giống như người xưa đã nói “mỗi miếng cơm ngụm nước, không gì không phải là tiền định”, có liên quan đến nghiệp nhân đã tạo trong đời quá khứ. Những gì đời này chúng ta tạo sẽ có liên quan mật thiết đến đời sau. Nếu con người biết đạo lý này, hiểu rõ chân tướng sự thật này thì khởi tâm động, ngôn ngữ tạo tác nhất định sẽ rất cẩn thận, nhất định chẳng tạo ác nghiệp.
Nói đến đời sống giàu có, Phật đã nói rất hay, những thứ mà người thế gian cầu: tiền tài, thông minh trí tuệ, khoẻ mạnh trường thọ, Phật nói ba thứ này là quả báo. Có quả thì có nhân, bạn tu nhân thì bạn mới có thể được quả. Tiền tài của bạn từ đâu đến?
Tiền tài là trong đời quá khứ thích bố thí tài, đời này của bạn được giàu sang. Bạn thích bố thí pháp, bạn sẽ được thông minh trí huệ. Bạn thích bố thí vô úy, bạn sẽ được khoẻ mạnh trường thọ. Vô úy là dạy người khác lìa khỏi sợ hãi, đạt được an ổn. Cho nên, điều tốt nhất trong bố thí vô úy chính là không ăn thịt chúng sanh, đối với hết thảy chúng sanh, ta thí vô úy cho họ, không khiến họ vì ta mà cảm thấy sợ hãi nữa, đây chính là bố thí vô úy.
Trong bố thí, bất luận là bố thí tài, bố thí pháp, bạn hoan hỉ mà bố thí thì quả báo tương lai bạn có được sẽ rất dễ dàng, rất dễ được phát tài. Nếu bố thí rất miễn cưỡng, sau khi bố thí rồi còn hối hận, vậy thì tương lai khi bạn giàu có thì sẽ rất khổ sở; tiền của mà bạn kiếm được, có được rất là gian khổ. Cho nên nói, khi bạn bố thí mà gian nan thì khi bạn có được cũng rất gian nan, khi bạn bố thí rất dễ dàng thì khi bạn đạt được cũng rất dễ dàng, chính là đạo lý này.
Trong kinh điển Phật nói rất rõ ràng, chúng ta thật sự hiểu rõ, thật sự y giáo phụng hành thì không những đời sau có quả báo tốt mà ngay trong đời này cũng có thể thay đổi đời sống vật chất và tinh thần của chúng ta.
Phật nói những gì bạn có được ngay trong đời này chính là hoa báo, đời sau có được chính là quả báo, hoa báo tốt thì quả báo nhất định tốt, nhất định thù thắng, bạn phải hiểu đạo lý này.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Từ trong nội tâm phát nguyện làm một người tốt mới là chân sám hối
Hỏi - Đáp 15:05 14/11/2024Cách sám hối như thế nào vậy? Trước đây, đối với vấn đề này tôi đã từng thỉnh giáo qua với đại sư Chương Gia là phải lạy mấy bộ kinh sám hối phải không? Hay cầu xin Phật Bồ-tát tha thứ? Đại sư Chương Gia lắc đầu, nói: “Không phải như vậy!”.
Vì sao khi phá thai, trách nhiệm nhân quả của người mẹ nặng hơn?
Hỏi - Đáp 09:00 13/11/2024Hỏi: Xin hỏi về tội phá thai, vì sao tất cả tội lỗi đều đổ lên thân của người mẹ? Lẽ nào người làm cha không chịu chút nhân quả nào?
Người trẻ phải sống bằng trí tuệ trong tình yêu và hôn nhân
Hỏi - Đáp 14:50 12/11/2024Hỏi: Con và chồng con kết hôn với nhau, cuộc sống lúc đầu rất hạnh phúc. Nhưng sau anh ấy lại ăn chơi sa đọa, đi bồ bịch ở bên ngoài. Làm sao con có thể đối diện với con người bạc tình bạc nghĩa như vậy?
Thay đổi tượng thờ có phạm tội bất kính?
Hỏi - Đáp 16:30 11/11/2024Hỏi: Nhà tôi lâu nay thờ tôn tượng Bồ-tát Quan Thế Âm, nhưng nay tôi muốn chuyển sang thờ tôn tượng Đức Phật Thích Ca, chẳng biết có được phép không? Có gì bất kính không? Và nếu thay được thì cách thức thế nào? Sau đó tôn tượng Bồ-tát Quan Thế Âm phải làm sao?
Xem thêm