Vì sao không tu Quán mà chuyên niệm danh hiệu?

Vì sao không dạy tu Quán mà chỉ dạy thẳng chuyên xưng niệm danh hiệu?

Chúng sanh chướng nặng, cảnh vi tế mà tâm thì thô phù, thần thức lao chao, nên khó thành tựu pháp Quán. Vì thế, đức Ðại Thánh bi mẫn khuyên ngay nên chuyên xưng danh hiệu, chính là vì danh hiệu dễ xưng, hễ niệm liên tục liền vãng sanh.

Nếu có thể niệm niệm liên tục, lấy lúc hết mạng làm hạn thì mười người tu, mười người được vãng sanh, trăm người tu, trăm người được sanh. Vì sao vậy? Do vì không có tạp duyên bên ngoài nên được chánh niệm, vì tương ứng với bổn nguyện của Phật, vì chẳng trái giáo pháp, vì thuận theo lời Phật.

Nếu bỏ chuyên niệm để tu tạp nghiệp thì trong trăm kẻ, hiếm có một hai [người được vãng sanh], trong cả ngàn người, hiếm được ba bốn. Vì sao vậy? Vì tạp duyên loạn động, đánh mất chánh niệm; vì chẳng tương ứng với bổn nguyện của Phật; vì trái nghịch giáo pháp, vì chẳng thuận lời Phật; vì hệ niệm chẳng tương tục; vì tâm chẳng liên tục nghĩ báo ân Phật; vì tuy tu hành mà thường tương ứng với danh lợi; vì ưa gần tạp duyên gây chướng ngại chánh hạnh vãng sanh của mình lẫn người.

Xin hết thảy mọi người hãy khéo tự suy nghĩ. Ði, đứng, nằm, ngồi đều phải chú tâm khắc kỷ, ngày đêm đừng quên. Trong niệm trước vừa mạng chung thì trong niệm sau liền sanh vào Cực Lạc, vĩnh viễn hưởng pháp lạc vô vi cho đến khi thành Phật, há chẳng phải là vui sướng lắm ư?

Niệm Phật là pháp môn thù thắng

Ảnh minh họa. 

Ấn Quang Đại sư nói: “Hòa Thượng Thiện Ðạo là hóa thân của A Di Ðà Phật, Ngài dạy về chuyên tu, nghĩa là:

Thân nghiệp chuyên lễ (phàm nhiễu Phật và trong hết thảy mọi nơi thân chẳng phóng dật đều là thân nghiệp chuyên lễ cả); Khẩu nghiệp chuyên xưng (hễ khi nào tụng kinh trì chú mà có thể chí tâm hồi hướng thì đều có thể gọi là chuyên xưng cả); Ý nghiệp chuyên niệm thì vãng sanh Tây Phương, trong cả vạn trường hợp chẳng sót trường hợp nào!

Tạp tu nghĩa là kiêm tu nhiều pháp môn và hồi hướng cầu vãng sanh. Do tâm chẳng thuần nhất, nên khó có lợi ích. Ðấy là lời thành thật phát xuất từ miệng vàng, là khuôn phép ngàn xưa chẳng thể thay đổi được!”

Xin các hành nhân hãy một dạ chuyên tu, lấy trọn đời làm hạn để cầu quyết được vãng sanh.

Trích từ: Niệm Phật Pháp Yếu.

Tịnh Nghiệp Ðệ Tử Dịch Viên Mao Lăng Vân kính cẩn biên tập.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Phật giáo thường thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?

Phật giáo thường thức 08:00 11/12/2024

Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.

Quy y Tam bảo tại nhà được không?

Phật giáo thường thức 18:00 10/12/2024

Việc làm lễ quy y tại tư gia có được không? Lễ quy y chỉ có một mình thầy truyền quy giới có đúng không?

Có ý định tự tử vì thủ dâm ám ảnh

Phật giáo thường thức 17:00 10/12/2024

Tôi là Phật tử, sống độc thân. Vì tâm ái dục mãnh liệt tôi không cưỡng lại được nên đã thủ dâm khoảng gần 8 năm. Đôi lúc tôi đã có ý định tự tử để kết thúc cuộc đời oan trái này. Tôi phải làm sao đây?

Xem thêm