Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 28/11/2016, 08:39 AM

Vì sao Pháp luân công tốt cho sức khỏe nhưng bị xem là tà đạo?

Một trong những lý do khiến Trung Quốc coi Pháp luân công là tà đạo vì Lý Hồng Chí và PLC tuyên truyền phá bỏ văn hóa hàng nghìn năm của Trung Quốc, độc tôn cá nhân Lý Hồng Chí, độc tôn pháp môn Pháp luân công.

Đồng thời hạ thấp toàn bộ giáo chủ, thần linh của các tôn giáo truyền thống của Trung Quốc (Phật giáo, Nguyên thủy Thiên Tôn, Quán Âm Bồ tát, Di Lặc Bồ tát).
Pháp luân công đã tuyên truyền những ví dụ phản khoa học như ốm không cần thuốc... Điều này có thể thấy rõ trong tác phẩm Chuyển pháp luân pháp giải của Lý Hồng Chí, giáo chủ Lý Hồng Chí hướng dẫn tín đồ rằng ông bà tổ tiên đã khuất là âm hồn ở tầng thấp gây can nhiễu, hạ thấp tín ngưỡng thờ Quan Âm Bồ tát, Di Lặc Bồ tát, hạ thấp Nguyên thủy Thiên Tôn, bỏ pháp môn niệm Phật, tuyên truyền xóa bát quái, kinh dịch, phong thủy.

Tại trang Minh Huệ có một số bài thể loại xóa bỏ tín ngưỡng văn hóa truyền thống kinh sách vật dụng của tôn giáo truyền thống. Nền văn hóa của Trung Quốc có thể sẽ bị hủy diệt nếu như Pháp luân công phát triển mạnh hơn nữa, tuy nhiên Trung Quốc là một quốc gia có nên văn hóa 5000 năm sẽ không chấp nhận điều đó, để bảo vệ nền văn hóa này Chính phủ Trung Quốc bắt buộc phải coi Pháp luân công là tà đạo, và cấm hoạt động. Sau đây là một số bằng chứng:

Giáo chủ Lý Hồng Chí hạ thấp các giáo chủ của các tôn giáo truyền thống: hạ thấp Phật Thích Ca, hạ thấp Nguyên thủy Thiên Tôn (giáo chủ đạo Giáo), các trường phái khí công khác, các học thuyết trên thế giới đề cao duy nhất Pháp luân công. Đồng thời thần thánh hóa bản thân, rằng ông Lý Hồng Chí có pháp thân có thể bảo vệ tín đồ.
 
Trích: “Thích Ca Mâu Ni dưới cội bồ đề khai công khai ngộ rồi, chưa lập tức đạt đến tầng Như Lai. Trong suốt 49 năm truyền Pháp, ông liên tục tự mình đề cao. Mỗi khi đề cao [lên] một tầng, ông quay lại xét thấy Pháp mình vừa giảng xong không còn đúng nữa. Lại đề cao lên, ông phát hiện rằng Pháp mình vừa giảng xong lại cũng không đúng nữa. Cứ đề cao lên, ông lại phát hiện rằng Pháp vừa giảng xong lại không còn đúng. Trong toàn bộ 49 năm, ông không ngừng thăng hoa như thế; mỗi lần đề cao [lên] một tầng, [ông] lại phát hiện Pháp ông giảng trước đó về nhận thức đều là rất thấp.” (Lý Hồng Chí, Chuyển Pháp Luân, trang 5).

Bài liên quan
Trích: “Pháp luân công là công pháp thuộc phật gia, nhưng nó hoàn toàn vượt ra ngoài phạm vi của phật gia, nó luyện theo cả toàn vũ trụ. Trong quá khứ tu luyện trong phật gia chỉ nói về những nguyên lý của phật gia, trong khi tu luyện theo đạo gia chỉ nêu lên những nguyên lý của đạo gia, cả hai trường phái đều không có cắt nghĩa thấu đáo căn bản của vũ trụ. Vũ trụ cũng như con người, ngoại trừ cấu trúc vật chất ở bên ngoài, nó cũng có đặc tính riêng của nó, một cách vắn tắt là nó có thể được tóm gọn trong ba chữ, đó là "Chân Thiện Nhẫn". Tu luyện theo đạo gia chủ yếu ngộ về "chân", nói chân thật, làm việc chân thật, trở về nguồn cội, và sau cùng thành một chân nhân. Tu luyện theo phật gia chú trọng về "thiện", làm sản sinh tâm đại từ bi, cứu độ chúng sinh. Pháp môn của chúng ta tu theo "Chân Thiện Nhẫn" cùng một lúc, tức là trực tiếp tu luyện theo đặc tính căn bản của vũ trụ, và cuối cùng là đạt được sự đồng hóa cùng vũ trụ. (Lý Hồng Chí, Chuyển Pháp Luân, trang 8)

Trích: "Chúng tôi nói cái pháp môn ấy (Thiền tông) là thứ dùi sừng bò. Sao lại gọi là dùi sừng bò? Khởi đầu khi Đạt Ma dùi vào trong thì thấy còn rộng; nhị tổ dùi vào thì thấy không còn rộng nữa; tam tổ thì thấy còn lọt được; tứ tổ thì thấy hẹp lắm rồi; ngũ tổ về cơ bản chẳng còn gì để dùi nữa; tới lục tổ Huệ Năng thì đã đến đỉnh [sừng bò] và có dùi cũng chẳng đi đến đâu được nữa." (Lý Hồng Chí, Chuyển Pháp Luân, trang 5).

Trích: Đệ tử: "Nguyên thủy Thiên Tôn là giác giả cao nhất trong vũ trụ phải không?

Sư phụ: Kỳ thực đây toàn là phương phức tư tưởng của người thường, ngay bản thân [nó] có mang theo sự bất kính. [ông có] công cao hơn Như Lai một chút, không phải là thần lớn nhất" . (Lý Hồng Chí, Chuyển Pháp Luân Pháp giải - Trả lời câu hỏi trong buổi giảng Pháp tại Diên Cát)

Trích: “Phật pháp” tinh thâm nhất, là khoa học huyền bí và siêu thường hơn hết thảy các học thuyết trên thế giới. Nếu khai mở lĩnh vực này, thì cần phải cải biến từ tận gốc quan niệm của người thường; nếu không, chân tướng vũ trụ sẽ vĩnh viễn là điều thần thoại của nhân loại, và người thường vĩnh viễn bò lết trong cái khung do hiểu biết ngu muội của mình dựng nên. (Lý Hồng Chí, sách Pháp luân công, Luận Ngữ). Chỉ có “Phật pháp” mới có thể khai mở những chỗ mê về toàn vũ trụ, thời-không, và [thân] thể người. (Lưu ý đây là khái niệm Phật pháp của Lý Hồng Chí, một hình thức ngụy biện đánh tráo khái niệm với Phật pháp của Phật giáo (Lý Hồng Chí, sách Pháp luân công, Luận Ngữ).

Trích: Đương nhiên, không phải nói là công pháp của những người khác không tốt; tôi chỉ nói rằng họ không truyền gì tại cao tầng. Tôi cũng biết rõ tình thế khí công trên toàn quốc. Cả trong ngoài nước hiện nay, về việc truyền công lên cao tầng một cách chân chính, thì chỉ có mình cá nhân tôi đang làm. Truyền công lên cao tầng ấy, tại sao không có ai làm? (Lý Hồng Chí, Chuyển Pháp Luân, trang 1)

Khi Pháp luân công bị cấm hoạt động tại Trung Quốc, giáo chủ Lý Hồng Chí sang Hoa Kỳ thành lập tổng hội Pháp luân công và tổ chực này dưới danh nghĩa nhân truyền đi truyền bá Pháp luân công khắp thế giới. Riêng trang Epoch Time hoạt động trên 34 quốc gia và 19 ngôn ngữ, tại Việt Nam trang Epoch Time là Đại Kỷ Nguyên, trang này có đến 4,6 triệu lượt theo dõi cho đến thời điểm hiện tại sau một tháng có thêm gần 300000 lượt like. Những người tập Pháp luân công đang tích cực đi quảng cáo Pháp luân công, lôi kéo cải đạo phật tử, đối với những người đã theo Pháp luân công họ sẵn sàng bỏ công việc, bỏ văn hóa tín ngưỡng truyền thống, đồng thời nghiêm túc thực hiện bất nhị pháp môn, đăng các hình ảnh mang tính khuếch chương thanh thế nhằm thực hiện hiệu ứng số đông.

Sử dụng một hệ thống truyền thông dày đặc với vài chục trang web, fanpage tạo ra các câu truyện liên quan đến vấn đề tâm linh, mê tín, triết lý nhân sinh quan Phật giáo, hình ảnh Phật giáo để thu hút sự quan tâm của người đọc, rồi quảng cáo, phát tờ rơi, mở điểm luyện công, dụ dỗ người khác tập Pháp luân công. Ngược lại họ cấm tín đồ đọc kinh sách Phật giáo hay Thiên chúa giáo hay Nho giáo vì BẤT NHỊ PHÁP MÔN. Thậm Chí: Lý Hồng Chí và Pháp luân công tuyên truyền xóa bỏ tín ngưỡng văn hóa truyền thống 'thanh lý' xóa bỏ kinh sách ảnh họa, băng đĩa vật dũng liên quan đến đạo Thiên chúa, đạo Phật, đạo Nho để tránh gây can nhiễu.

Pháp luân công đi tuyên truyền và hướng dẫn những người mới tập là chúng tôi không phải tôn giáo, không liên quan đến tôn giáo. Điều này nhằm mục đích tạo sự thân thiện, lôi kéo người quan tâm bởi chiêu bài khí công, tác dụng của khí công. Nhưng Pháp luân công có bản chất là tôn giáo? nhưng đi tuyên truyền không phải tôn giáo đây là sự dối trá. Sau khi theo Pháp luân công để không bị can nhiễu thì phải thanh lý, xóa bỏ toàn bộ kinh sách vật dụng của Thiên chúa giáo, kinh sách băng đĩa, ảnh họa liên quan đến Phật giáo, Nho giáo như vậy là dối trá đang đi phá hoại, ăn cắp tín đồ của tôn giáo khác, hủy hoại các văn hóa của các tôn giáo khác. Nguy cơ xóa bỏ các tín ngưỡng tôn giáo, các nền văn hóa truyền thống cả phương Đông và Tây. Pháp luân công ngụy biện rất giỏi: Hỏi có gây trở ngại đến tôn giáo đang theo không lại trả lời là "Mọi người theo bất cứ tín ngưỡng truyền thống nào đều được hoan nghênh theo học pháp luân đại pháp."

Theo ông Lý Hồng Chí nói rằng Pháp luân công của ông không chú trọng vấn đề trị bệnh, nếu muốn trị bệnh thì theo các thầy khí công khác. Nhưng hiện nay tổ chức Pháp luân công suốt ngày đi quảng cáo về khả năng chữa bệnh nhờ Pháp luân công trong khi các trường phái khí công khác không làm việc này. Như vậy Pháp luân công có hoạt động mang tính quảng cáo.

Trích: Ở đây tôi không giảng trị bệnh; chúng tôi cũng không trị bệnh.

Trích: Chúng tôi nhấn mạnh lần nữa, chúng tôi không nhận người mang bệnh nặng; ở đây là tu luyện, nó so với suy nghĩ của họ thì quá là khác xa; người ấy có thể tìm một vị khí công sư khác để giải quyết.

Bài liên quan
Pháp luân công có rất nhiều bài báo xuyên tạc các vấn đề chính trị của Trung Quốc, chống phá nhà nước trung quốc, hàng ngày bắt tín đồ phát chính niệm tiêu diệt tà linh cộng sản (trong đó có Việt Nam), tà linh cộng sản Trung Quốc và tất cả tà ác phá hoại Đại Pháp như vậy có nguy cơ ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị của Việt Nam khi tổ chức này đủ mạnh.

Pháp luân công đi tuyên truyền Phật Giáo đã mạt, bịa đặt xuyên tạc về hoa Ưu Đàm, bịa đặt xuyên tạc về dự ngôn của Phật Thích Ca Mâu Ni về Phật Di Lặc. Trong khi kinh Phật khẳng định rất lâu xa về sau hàng nhiều triệu năm nữa (khoảng gần 10 triệu năm) khi kinh sách của Phật giáo đã không còn, không ai biết về Phật pháp thì đức Phật Di Lặc mới ra đời. Đồng thời trực tiếp đi cổ súy rằng hiện nay Pháp luân công đang là thời kỳ chính pháp, ông Lý Hồng Chí là Phật để đánh vào Phật giáo, nhằm ăn cắp tín đồ của Phật giáo. Đồng thời tuyên truyền hiện tại đang thời kỳ chính pháp của Pháp luân công: hàng ngày tín đồ Pháp luân công phát chính niệm tiêu diệt tà linh tà ác cộng sản Trung Quốc, và tà ác phá hoại đại pháp, tà ác cộng sản.

Nhiều trang web, fancepage, nhóm của tổ chức pháp luân công đăng các hình ảnh triết lý nhà Phật, tiêu đề Phật pháp để chính phật tử chia sẻ like các trang này, hình ảnh Phật giáo để chính tín đồ Phật giáo và người dân ảnh hưởng Phật giáo đi quảng cáo hộ Pháp luân công.

Học Viên Pháp luân công đi tuyên truyền rằng có 2 triệu học viên Pháp luân công đã bị chết để bảo vệ chính nghĩa. Tôi hỏi tại sao pháp thân của Lý Hồng Chí có thể bảo vệ tín đồ sao ông ta để cho 2 triệu học viên chết?

Trích: "Ngoài ra tôi cũng có các pháp thân sẽ theo bảo vệ quý vị."(Pháp luân công, trang 1).

Trích: "Khi quý vị gặp một khổ nạn nào đó, tâm từ bi đó sẽ giúp quý vị vượt qua trở ngại đó. Cùng lúc đó, pháp thân của tôi sẽ lo lắng cho quý vị và che chở mạng sống cho quý vị, nhưng quý vị phải vượt qua khổ nạn." (Pháp luân công, trang 41)

Đào Thanh Oai
-
Tài liệu tham khảo:
1. http://vn.minghui.org
2. http://www.daikynguyenvn.com/
3. http://tindaiphap.net/news/
4. http://tinhhoa.net/
5. http://tientri.net/
6. http://www.phapluaninfo.org/
7. http://chanhkien.org/
8. http://tansinh.net/
9. https://www.tindachieu.com
10. http://chinhphap.org/
11. http://minhbao.net/
12. Lý Hồng Chí, sách Chuyển Pháp Luân trang 1 và trang 19
13. http://phatgiao.org.vn/y-kien/201412/Truyen-thuyet-Phat-giao-ve-hoa-uu-dam-linh-thieng-da-bi-lai-theo-muc-dich-rieng-16477/
14. http://www.buddhismtoday.com/viet/kinh/pali/Truongbo26.htm
15. Trần Trong Kim, Phật Lục, Nhà Xuất Bản Hà Nội, xuất bản năm 1940
16. Kinh Pháp Diệt Tận, https://www.niemphat.vn/phat-thuyet-kinh-phap-diet-tan/
17. http://phatgiao.org.vn/nghien-cuu/201401/5-ty-760-trieu-nam-nua-duc-di-Lac-Tu-Thi-ton-Phat-se-Giang-sinh-13496/
18. http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2013/09/den-khi-nao-duc-di-lac-bo-tat-moi-tai-sanh-noi-coi-ta-ba-nay-de-thanh-phat-giao-hoa-chung-sanh/

TIN, BÀI LIÊN QUAN:
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Trường sinh bất tử qua cái nhìn của nhà Phật

Góc nhìn Phật tử 21:39 25/04/2024

Từ ngàn xưa, con người đã hằng nung nấu, ôm ấp ước mơ được trường sinh bất tử. Tuy nhiên, sự bất tử trường sinh dường như chỉ thấy có được trong những câu chuyện thần thoại hoang đường, hay truyền thuyết mơ hồ viễn vông.

Lành thay nếu được là học trò của Đức Phật

Góc nhìn Phật tử 14:37 25/04/2024

Giả như có một lần úp mặt vào lòng bàn tay suy ngẫm, ta sẽ thấy con người ngay từ lúc thoát thai đã chịu bất công: người rạng ngời tướng tốt ủ yên trong gấm vóc lụa là, kẻ đui què câm điếc lại còn sinh trong gia đình bần tiện.

Tu hành là sự chọn lựa sống một cách có ý nghĩa

Góc nhìn Phật tử 11:40 25/04/2024

Tu hành không chỉ là việc thực hành các pháp môn và nghi lễ tôn giáo, mà còn là một hành trình tâm linh, làm thay đổi bản thân và cách nhìn nhận cuộc sống. Mỗi khi chúng ta bước chân vào con đường tu tập, chính là lúc chúng ta chọn ngược lại với nhịp sống bình thường của xã hội.

Truyện ngắn: Hồi đầu thị ngạn

Góc nhìn Phật tử 09:57 25/04/2024

Nói đến thời gian và số kiếp tôi nhớ có lần nghe người ta nói: Muốn có hình tướng đẹp phải trải qua mấy ngàn kiếp tu.

Xem thêm