Vì sao Phật tử thích nghe nhạc thiền?
Ngày nay, có rất nhiều người lựa chọn xu hướng nghe nhạc thiền trước khi ngủ hay trong lúc làm việc với mục đích khác nhau. Vì sao Phật tử thích nghe nhạc thiền, những bản nhạc thiền có tác động đến tâm trí người nghe như thế nào? Hãy cùng khám phá ý nghĩa của nhạc thiền đối với người Phật tử dưới đây.
Nhạc thiền mang khuynh hướng giáo dục
Khi xã hội ngày càng phát triển, con người trở nên bận rộn và không bao giờ cảm thấy hài lòng với những gì mình có. Ta ghen tị với người khác, tự dằn vặt mình kém cỏi và rốt cuộc chỉ có chúng ta là buồn bã, mệt mỏi, chán chường. Đó là khi ta cần nghỉ ngơi, tìm lại sự bình an cho tâm hồn.
Nghe nhạc thiền Phật Pháp không làm hóa giải tai ương nhưng nó lại là suối nguồn của sự an lạc. Nhạc thiền không lời khác biệt so với những dòng nhạc khác vì nhạc mang khuynh hướng giáo dục, giúp con người giác ngộ, giải thoát khỏi nỗi đau, sống an vui và không mơ mộng. Nhạc thiền giúp con người tìm ra được chân lý và lấy lại thăng bằng trong cuộc sống.
Tâm thanh tịnh của mỗi con người không phải tự nhiên mà được, nó cần chất liệu. Nhạc thiền Phật Giáo là một chất liệu làm cho tâm tư ta trở nên lắng đọng, trả chúng về với cảnh giới của sự thanh tịnh. Những bài nhạc thiền Phật Giáo không lời đặc sắc với giai điệu gần gũi, làm sâu lắng lòng người, đem lại sự thanh tịnh tâm:
- Sắc Tức Thị Không
- Vấn Phật
- Phật Thuyết
- Quán Âm Linh Cảm
- Âm Thanh Của Phật
- Đại Cát Tường Thiên Nữ Chú
Nhạc thiền giúp con người sống tốt hơn
Nhạc thiền Phật Giáo thường mang màu sắc thiền vị, âm điệu du dương, thanh nhàn cảnh tỉnh người đời về cuộc sống đạo đức, không bị đảo điên trước huyễn cảnh. Do đó, khi nghe nhạc thiền Phật giáo, chính tinh thần Đạo Phật đã giúp người Phật tử cởi bỏ tham - sân - si để đem đến những điều an lành, hạnh phúc cho những người xung quanh. Họ sẽ không còn vi phạm luật pháp, không còn cướp của giết người mà chung sống với nhau trong hạnh phúc, hòa bình. Tất cả đối xử với nhau bằng tình thương, xã hội ngày càng phát triển nhân văn hơn. Đó chính là điều tốt lành mà đạo Phật cũng như nhạc thiền Phật Giáo mang lại.
Những bản nhạc thiền hay phù hợp với các bạn cần tạo không gian yên tĩnh để suy nghĩ về các vấn đề trong cuộc sống:
- Chú Đại Bi
- Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát
- Lục Tự Đại Minh Chú
- Quy Y
- Xá Lợi
- Giác Ngộ
- Cầu Phật
Một số tác dụng khác của nhạc thiền
Ở nước ngoài thì đa phần người trung niên từ độ tuổi 50 trở lên họ rất thích nghe dòng nhạc này vì có tác dụng thư giãn đầu óc, rất có lợi cho sức khỏe. Không chỉ giúp bạn tĩnh tâm mà còn giúp giảm bớt mức độ căng thẳng, cải thiện được khả năng tư duy, tăng cường năng lượng giúp bạn có lối sống lành mạnh.
Cụ thể, nhạc thiền được sử dụng trong quá trình hành thiền sẽ mang đến những công dụng tuyệt vời như sau:
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Nếu bạn tĩnh tâm ngồi thiền và nghe nhạc thiền thường xuyên sẽ giúp làm giảm bớt quá trình tích tụ mỡ tại tường, thành động mạch giảm nguy cơ lên cơn đau tim, đột quỵ và tử vong. Thật đơn giản và dễ hiểu vì nó có khả năng giúp làm giảm bớt huyết áp và thay đổi các yếu tố stress trong tâm lý của bạn. Chính vì thế, việc ngồi thiền và thưởng thức nhạc thiền sẽ giúp bạn giảm nguy cơ bị trầm cảm và bệnh Alzheimer.
Tăng cường miễn dịch
Những người thường xuyên ngồi thiền và nghe nhạc thiền có khả năng sản xuất năng lượng tốt và phục hồi sức khỏe ổn định. Quá trình này giúp làm tăng cường hệ thống miễn dịch cũng như khả năng phục hồi tổng thể. Những lợi ích về sức khỏe mà thiền và nhạc thiền mang lại không đơn giản chỉ là cân bằng trạng thái mà còn giúp cho cơ thể thư giãn và tăng cường khả năng miễn dịch hiệu quả.
Tăng tư duy sáng tạo
Thiền và nhạc thiền giúp giảm mật độ chất xám ở những khu vực não bộ có liên quan đến căng thẳng và lo lắng. Những người ngồi thiền và nghe nhạc thiền thường xuyên ít gặp trường hợp những cảm xúc tiêu cực chi phối. Ngoài ra, nó còn có tác dụng tích cực cho sự sáng tạo và phân tích suy nghĩ. Những người thường xuyên tịnh tâm sẽ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đưa ra được nhiều ý tưởng mới mẻ và táo bạo hơn trong công việc.
Cải thiện các mối quan hệ
Thiền định giúp tập trung cao vào việc phát triển và bồi dưỡng các mối quan hệ, hành xử có tình người với mọi người xung quanh. Có một nghiên cứu chỉ ra rằng, khi bạn ngồi thiền và tịnh tâm thưởng thức nhạc thiền thường xuyên sẽ cho phép cá nhân bạn đồng cảm hơn với người khác thông qua việc hiểu được nét mặt biểu cảm của họ. Từ đó có thể xây dựng những cảm xúc tích cực thông qua lòng từ bi sẽ giúp tăng thêm nguồn lực cho cá nhân như thái độ yêu thương đối với bản thân và người khác, biết hỗ trợ giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn và hài lòng với cuộc sống của chính mình.
Nhạc thiền không chỉ có tác dụng thư giãn tịnh tâm mà còn giúp cho người hướng Phật có một cuộc sống an yên, hạnh phúc. Nếu quý vị muốn tịnh tâm thì hãy thưởng thức ngay những bản nhạc thiền mới nhất mà chúng tôi sẽ đề cập trong các bài tiếp theo.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Phật giáo thường thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Ngồi thiền có bị vong nhập?
Phật giáo thường thức 17:45 02/11/2024Tôi có tham gia một khóa thiền 10 ngày. Trong thời gian ngồi thiền, có lúc tôi cảm thấy hơi thở của mình trở nên nặng nhọc, khó thở. Có lúc tôi thấy cơ thể mình có hiện tượng lắc lư nhẹ theo hướng ngả về trước hoặc sau. Xin hỏi, các hiện tượng đó xảy ra trong lúc ngồi thiền có bình thường không?
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Phật giáo thường thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Phật giáo thường thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Xem thêm