Vợ chồng tỷ phú Bill Gates ly hôn và góc nhìn của Phật giáo
Sáng 4-5 (giờ Việt Nam), tỉ phú Mỹ và là người đồng sáng lập Microsoft, ông Bill Gates (65 tuổi) cùng vợ Melinda Gates (56 tuổi) đã gây sốc cho thế giới khi tuyên bố sẽ ly hôn sau 27 năm chung sống.
Thông báo quyết định ly hôn sau 27 năm chung sống được đưa ra nhưng vợ chồng tỷ phú Bill Gates vẫn tiếp tục làm việc chung tại tổ chức từ thiện Bill & Melinda Gates Foundation.
Vợ chồng tỷ phú Bill Gates gặp nhau lần đầu năm 1987 và kết hôn năm 1994. Trong một bài phỏng vấn năm 2019, bà Melinda Gates cho biết cuộc hôn nhân của họ từng rất khó khăn và chồng mình từng phải làm việc 16 tiếng mỗi ngày mà không còn thời gian cho gia đình.
Ông Bill Gates là người đồng sáng lập Microsoft với người bạn học cùng trường Paul Allen vào năm 1975. Sở hữu 49% cổ phần của Microsoft, ông trở thành triệu phú ngay trong đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng vào năm 1986. Với sự phát triển bùng nổ của Microsoft, ông sớm trở thành người giàu nhất thế giới. Ông từ chức hội đồng quản trị vào tháng 3-2020 để tập trung vào hoạt động từ thiện.
Tổ chức phi lợi nhuận Bill & Melinda Gates Foundation thành lập bởi vợ chồng tỷ phú Bill Gates vào năm 2000 hiện có tài sản 43,3 tỉ USD. Tổ chức đã tài trợ hơn 54 tỉ USD trong hai thập kỷ qua trong các lĩnh vực bao gồm: kiểm soát bệnh sốt rét và bệnh truyền nhiễm, nghiên cứu nông nghiệp, chăm sóc sức khỏe cơ bản và vệ sinh ở nhiều nơi trên thế giới.
Quyết định ly hôn của vợ chồng tỷ phú Bill Gates được đưa ra khi cuộc hôn nhân đã đổ vỡ không thể cứu vãn. Theo góc nhìn của Phật giáo, việc ly hôn hay ly dị không phải bị cấm đoán, Phật giáo đề cao đời sống chung thủy một vợ một chồng và sự kiêng cữ phạm giới tà dâm không có nghĩa là cấm việc ly hôn, vì hai vấn đề đạo đức này là hoàn toàn khác nhau.
Tỷ phú Bill Gates đã thực hiện lời Phật dạy như thế nào?
Hai người vợ chồng đều có quyền tự do thực hiện việc ly hôn, nếu đời sống quan hệ vợ chồng của hai người đã và đang không mang lại hạnh phúc mà chỉ làm cho hai người càng thêm bất hạnh. Ly hôn là giải pháp tốt nhất và công bằng nhất để hai người không còn ràng buộc với nhau về mặt pháp lý, danh phận và những nghĩa vụ khác, và để họ có cơ hội mới tạo ra những sự an tâm và hạnh phúc khác.
Nhưng việc ly hôn hay ly dị là việc không ai mong muốn xảy ra. Đạo Phật không hề can thiệp hay đưa ra những điều gì quy định về việc tại sao và thế nào của việc ly hôn. Đó hoàn toàn là việc riêng tư của cá nhân vợ chồng và việc ly hôn là hoàn toàn tùy thuộc vào hoàn cảnh và sự thỏa thuận của họ. Nam và nữ phải có quyền tự do chia tay nhau nếu họ thực sự không thể hợp tình hợp ý nhau. Chia tay là cách chọn lựa thích hợp nhất để tránh cảnh khổ đau của cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc.
Song dưới góc nhìn đạo Phật, thiết lập được những nguyên tắc sống hạnh phúc cho đời sống hôn nhân gia đình chính là một sự đóng góp rất lớn cho xã hội hiện đại. Một xã hội phát triển thông qua mạng lưới những mối quan hệ tương quan và kết nối lẫn nhau về gia đình, hôn nhân, họ hàng... Mỗi mối quan hệ như hôn nhân là một cam kết hết lòng, một cam kết lớn, góp phần vào trật tự và hạnh phúc và đạo đức của những gia đình lớn và nhỏ. Hôn nhân đóng một vai trò quan trọng, được tạo nên bằng sự tìm hiểu nghiêm túc, bằng tình cảm, thương yêu và cảm thông nhau trước khi tiến tới hôn nhân. Hôn nhân cũng là nhân duyên của hai người trong nhiều kiếp gần xa.
Để tránh ly hôn, giải pháp tốt nhất là chuẩn bị thật tốt cho cuộc hôn nhân. Hãy coi hôn nhân như là một sự kết hợp với bổn phận và trách nhiệm chứ không phải là sự lãng mạn. Hãy tìm hiểu về đối tượng thật kỹ - quan sát người đó ở trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, ở những thời điểm khác nhau trước khi kết hôn và bắt đầu đời sống gia đình. Sự xung đột là tự nhiên, vì thế hãy phát triển thói quen trao đổi, tạo sự truyền thông tốt và các kỹ thuật để cùng nhau giải quyết những khác biệt. Hãy xem người bạn đời của mình là quý báu và nuôi dưỡng những đức tính tốt ở nơi họ.
Mỗi Phật tử cần phải chín chắn và kỹ càng trong việc tìm hiểu người bạn đời và tiến tới hôn nhân bền vững. Một gia đình hạnh phúc đó là niềm mơ ước của mọi người. Khi có gia đình hạnh phúc thì mình có tất cả. Tiền tài danh vọng, địa vị, sự thăng tiến đều bắt đầu từ hạnh phúc gia đình. Thành ra, việc xây dựng hạnh phúc gia đình cần phải có đủ các kiến thức, kỹ năng sống và nhất là khả năng thấu hiểu, cảm thông, tha thứ cùng bao dung.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà
Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.
Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn
Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.
Tôi tin nhân quả
Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.
Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…
Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.
Xem thêm