Vu lan hoài niệm
Cứ mỗi độ thu sang, gió thu nhè nhẹ thổi, như nhắc nhở hàng Phật tử chúng con nhớ đến mùa báo ân, báo hiếu. Mùa mà các người con thảo cháu hiền luôn hướng về nguồn cội tổ tiên, ông bà, cha mẹ.
Cứ mỗi độ thu sang, gió thu nhè nhẹ thổi, như nhắc nhở hàng Phật tử chúng con nhớ đến mùa báo ân, báo hiếu. Mùa mà các người con thảo cháu hiền luôn hướng về nguồn cội tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Nơi mình được sinh ra và lớn lên bằng dòng sữa ngọt ngào của mẹ và tình thương ấm áp của cha. Cha mẹ có nghĩa là tất cả, là duy nhất, là mãi mãi, là cho đi không đòi lại bao giờ. Vì vậy tình cảm của cha mẹ là thứ tình cảm thiêng liêng cao quý, không có gì sánh được ở thế gian này.
“ Công cha nghĩa mẹ cao dày.
Như là bể rộng, như là trời cao
Nhớ ơn chín chữ cù lao
Sanh thành kể mấy, biết sao cho vừa”
Mùa Vu lan về, làm thổn thức trong con nỗi niềm thương cha, nhớ mẹ. Cha mẹ là người có ơn sanh thành dưỡng dục và cho chúng con sắc thân tứ đại vẹn toàn, người đã vất vả hy sinh suốt cả cuộc đời, dành hết tuổi thanh xuân của mình để chăm lo cho các con khôn lớn trưởng thành. Khi nói đến mẹ đó là sự dịu dàng, ấm áp, là một thứ tình cảm ngọt ngào “ là xôi nếp mật, là đường mía lao”, còn cha thì lúc nào cũng nghiêm nghị, khắt khe không dịu dàng như mẹ, nhưng bên trong luôn chứa đầy những hương vị yêu thương.
Nhân mùa Vu lan, chúng con viết đôi dòng hồi tưởng lại những kỷ niệm một thời về mẹ, mà có lẽ suốt cuộc đời này con không sao quên được. Trong ký ức của con, lúc ấy khoảng chín hay mười tuổi gì đó, cái tuổi chưa hiểu biết gì về Phật pháp, chỉ là ham vui nên thích theo mẹ đi chùa Lễ Phật. Vì mỗi khi đến ngày rằm tháng bảy, mẹ sắm đèn nhang, hoa quả, gạo nếp…mang đến chùa cúng lễ Vu lan, để siêu độ cho cửu huyền thất tổ và cầu nguyện cho thân quyến.
Ở thời đại khoa học kỹ thuật chưa phát triển, đèn điện cũng chưa có, ở mỗi chùa chỉ sử dụng máy phát điện, Liên Bửu là ngôi chùa mà tôi luôn gắn bó với tuổi ấu thơ của mình. Mặc dù ngôi chùa nhỏ nằm ở nơi vùng quê xa xôi hẻo lánh, nhưng tình cảm của bà con Phật tử rất gần gũi thân thương.
Tôi còn nhớ, tối 14 âm lịch của ngày rằm, sau khi lạy sám hối xong, Sư trụ trì đem hết chè xôi, bánh trái ra để thết đãi mọi người, câu chuyện đã trôi qua hơn 30 năm, nhưng trong ký ức tôi vẫn còn nhớ rõ như in. Giờ đây, tuy sống xa quê hương nhiều năm, nhưng mỗi khi mùa Vu Lan đến tôi lại nhớ về kỷ niệm xưa, nhớ hình ảnh người mẹ hiền, chịu thương chịu khó, lam lũ nhọc nhằn để chu toàn mọi việc gia đình.
Quên sao được hình ảnh người mẹ hiền cặm cụi nấu từng món ăn, mang đến tận chùa để bồi dưỡng cho con, vì sợ con còn nhỏ chưa biết tự chăm sóc cho mình. Mẹ tôi là vậy đó, luôn quan tâm đến mọi người mà quên chăm sóc bản thân. Đặc biệt, tuổi ấu thơ của tôi còn được cận kề bên Nội, vào những ngày rằm lớn, tôi thường theo chân Bà đến chùa lễ Phật, nhất là lễ Vu lan, ở chùa tổ chức lớn hơn các ngày rằm khác. Tôi còn nhớ câu ca dao mà mọi người thường hay nói:
“Tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân”
Lúc đó, tôi chỉ biết vậy thôi, chứ không hiểu hết ý nghĩa sâu xa của câu ca dao đó. Đến năm mười hai tuổi, tôi có duyên được vào chùa Liên Quang tập tành làm công quả, với các bạn đồng trang lứa. Mãi đến khi xuất gia theo thầy học đạo, tôi mới thật sự hiểu về ý nghĩa của lễ Vu lan.
Ngày nay lễ Vu lan không chỉ dành riêng cho những người con Phật, mà nó còn được xem là ngày lễ hội truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đây cũng là dịp để chúng ta thể hiện tinh thần “tri ân báo ân” đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Vì vậy không ai bảo ai, cứ đến mùa Vu lan - Báo hiếu, mọi người ai cũng nguyện noi theo gương hiếu hạnh của Ngài Mục Kiền Liên, tu tạo phước lành hồi hướng cho ông bà, cha mẹ, hầu đền đáp phần nào thâm ân trong muôn một.
“Dù cho đi trọn cuộc đời
Cũng không trả được ơn người sinh ta”.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh
Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...
Nguyện ước của mẹ
Góc nhìn Phật tử 17:59 31/10/2024Mẹ tôi lúc sinh tiền thường tỏ bày với con cháu 3 nguyện ước: 1. Trước khi chết, mẹ không bị bệnh hoạn phải làm khổ con cháu. 2. Ngày giỗ của mẹ, con cháu có mặt đông đủ. 3. Khi mẹ chết thì đem chôn chứ không hỏa táng.
Vì sao Phật và Bồ tát không còn giới nam hoặc giới nữ?
Góc nhìn Phật tử 10:35 31/10/2024“Bồ Tát không phải nam, cũng không phải nữ, Ngài ứng hiện vô số hoá thân để cứu độ chúng sinh tuỳ theo nỗi lời cầu nguyện” – Kinh Phổ Môn; cũng vậy, theo Tỳ kheo Thích Pháp Hoà: “Phật là bản tính giác ngộ chứ không phải tướng nam".
Truyện ngắn: “Vòng đời của chiếc lá”
Góc nhìn Phật tử 06:35 31/10/2024Mùa xuân, những chồi non hồng hào lại nhú lên thật tươi mát và đẹp đẽ. Hạ cánh trên một cành đầy nụ biếc, tôi bỗng nghe thật dịu dàng tiếng cây mẹ thô ráp, đen đúa, xù xì đang thầm trò chuyện với những chồi lá non tơ xinh xắn.
Xem thêm