Ý nghĩa “Nam Mô Lăng Nghiêm Hội Thượng Phật Bồ tát”
Câu này là quy mạng tất cả chư Phật trong hội Lăng Nghiêm, tất cả các Bồ Tát. Tụng Chú Lăng Nghiêm thì trước hết phải quy mạng “Nam Mô Lăng Nghiêm Hội Thượng Phật Bồ Tát “ đọc ba lần.
"Nam Mô Lăng Nghiêm Hội Thượng Phật Bồ tát”
Nam Mô là tiếng Phạn, dịch là "quy mạng", “cung kính". Tức là đem thân tâm tính mạng của chúng ta đều quy y cho Phật. Cung kính Phật năm thể sát đất. Chỉ có Phật là chúng ta tin.
Lăng Nghiêm tức là tất cả sự việc, tức không phải là một thứ việc, mà là bất cứ sự việc gì cũng đều bao quát trong đó, cứu kính đạt đến mức không thể phá hoại được. Câu này là quy mạng tất cả chư Phật trong hội Lăng Nghiêm, tất cả các Bồ Tát. Tụng Chú Lăng Nghiêm thì trước hết phải quy mạng “Nam Mô Lăng Nghiêm Hội Thượng Phật Bồ Tát “ đọc ba lần.
Công đức và lợi ích trì chú Lăng Nghiêm rất lớn

"Diệu trạm tổng trì Bất Động Tôn,
Thủ Lăng Nghiêm vương thế hi hữu."
Diệu trạm tổng trì Đấng Bất Động,
Chú Thủ Lăng Nghiêm hiếm có trong đời.
Giảng giải:
"Diệu trạm", diệu tức là không thể nghĩ bàn, không thể tưởng tượng được. Nếu tưởng tượng được, biết được thì không nói đến diệu. Diệu là vượt ra ngoài ý dự đoán. Tư tưởng không đạt đến được, cho nên gọi là "Không thể nghĩ bàn." Trạm là trạm thâm, tức là sâu dày thậm thâm. Không những là diệu, mà còn diệu sâu dày thậm thâm, không thể nghĩ bàn.
"Tổng trì" là "tổng tất cả Pháp, trì vô lượng nghĩa". Tổng tất cả Pháp tức là bao quát hết thảy các Pháp. Trì vô lượng nghĩa, tức là thọ trì nghĩa vô lượng, đều bao quát ở trong đó.
Cho nên "diệu trạm" là hiển mật viên dung. Tổng trì là tùy duyên phổ ứng, tất cả tận hư không biến pháp giới, cảnh giới có sự mong cầu, không thể không cảm ứng. Bổn thể thường trụ tức bất động, bổn thể là tịch nhiên bất động, cảm mà toại thông. Diệu trạm, Tổng trì và Bất động cả ba đều là diệu trạm, ba mà một. Cả ba đều là tổng trì, một mà ba. Cả ba đều là bất động, chẳng phải ba, chẳng phải một, cũng ba cũng một. Phân tích kỹ thì ý nghĩa trong mỗi một cái đều có ba ý nghĩa.
“Đấng Bất Động" tức là danh hiệu chỉ cho Phật
"Hiếm có trong đời" là thế, xuất thế đều tốt hơn hết
"Chú Thủ Lăng Nghiêm hiếm có trong đời."
Câu này là khen ngợi Lăng Nghiêm đại định. Tu hành Lăng Nghiêm vương đại định này, sẽ sinh ra tất cả các định, tất cả các định đều từ định này mà sinh ra.
Hiếm có trong đời là nói trên thế gian không dễ gì có, khó gặp khó thấy nhất. Câu kệ này là do Ngài A Nan bị Chú Phạm Thiên mê hoặc, Phật nói Chú Lăng Nghiêm rồi phái Bồ Tát Văn Thù dùng "Chú" đi cứu Ngài A Nan đem về. Ngài A Nan cảm tạ thâm ân của Phật, cho nên nói bài kệ hình dung sự cảm thọ của Ngài.
Trích Chú Lăng Nghiêm kệ và giảng giải.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”, giảm nghiệp chướng và tăng phước huệ
Phật giáo thường thức
Quý vị có tin chỉ cần dùng một câu nói là có thể độ hết chúng sanh không?

Phổ Môn giải thoát
Phật giáo thường thức
Phẩm Phổ môn trong kinh Pháp Hoa thường được các chùa Bắc truyền dùng trong thời khóa tụng kinh, nhất là tụng thời Tịnh Độ hoặc vào dịp lễ cầu an, nhưng không phải ai cũng hiểu được những giá trị tư tưởng cao quý thâm sâu, cũng vận dụng được trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Trực chỉ nhân tâm kiến tánh thành Phật
Phật giáo thường thức
Hỏi: Cách nhìn giữa chúng sanh, Bồ Tát, và Thiền sư ví dụ: cùng cây gậy phàm phu cho cậy gậy là thật nên khởi tâm phân biệt tốt xấu. Nhị thừa cho cây gậy là không, vô thường sẽ mục nát hư hoại. Duyên giác gọi đó là huyễn hóa do nhân duyên sanh.

Nhân duyên gì để thành Phật?
Phật giáo thường thức
Để thấy được sự vĩ đại của Đức Phật lớn lao đến nhường nào, chúng ta không chỉ tìm hiểu trong lịch sử cuộc đời Đức Phật cách đây 2500 năm ở Ấn Độ. Mà chúng ta cần phải tìm hiểu về quá trình tu Bồ Tát Đạo hết sức lâu xa và bi tráng của các tiền thân Đức Phật.
Xem thêm