Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Ý nghĩa tượng Tam thánh

Việc thờ tượng Tam thánh Thích Ca, Di Đà là rất quan trọng, nhằm tăng trưởng niềm tin kính Phật và quan trọng nhất là thúc đẩy các Phật tử tu học, thực hành theo Phật pháp, đặc biệt là về đức hạnh và trí tuệ chứ không phải chỉ mong được phù hộ, ban ơn phước.

 >>Kiến thức

Tượng Tam thánh được nói đến và được miêu tả trong kinh điển Phật giáo. Tam thánh có hai nghĩa chủ yếu là Thích Ca Tam thánh và Di Đà Tam thánh. Tam thánh cũng có một số ý nghĩa khác nhau:

1. Thích Ca Tam thánh:

Còn được gọi là Hoa Nghiêm Tam thánh vì ý nghĩa chủ yếu được nêu tỏ trong Kinh Hoa Nghiêm. Theo đó, Đức Phật Thích Ca ở giữa, Bồ tát Văn Thù cưỡi sư tử xanh hầu bên phải và Bồ tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng sáu ngà hầu bên trái (có khi vị trí của hai vị được đổi ngược lại).

Thích Ca Tam thánh hay Hoa Nghiêm Tam thánh.

Thích Ca Tam thánh hay Hoa Nghiêm Tam thánh.

Bài liên quan

Phổ Hiền (Phạn danh là Samantabhadra, Tam-mạn-bạt-đà-la) hay Visvabhadra (Bật-luân-bạt-đà): Phổ là tỏa ra khắp nơi, Hiền là Đức hạnh, hiền thiện. Phổ Hiền tượng trưng cho đức hạnh tối diệu. Ngài được biết đến với Mười đại nguyện về đức hạnh và quyết tâm cứu độ hết thảy chúng sinh. Trong Mật giáo, Ngài có biệt hiệu là Phổ Nhiếp Kim Cang, Chân Như Kim Cang, tùy theo từng hội mà hình tượng Ngài mang vẻ khác nhau. Hội Vi tế thì Ngài tay trái Ngài nắm lại, đặt ngang hông, tay phải cầm kiếm bén. Ở hội Cúng dường thì hai tay Ngài nắm hoa sen, đặt trước ngực, phía trên hoa sen có kiếm bén. Có nơi Ngài được họa với thân màu bạch nhục, đầu đội mũ ngũ Phật, tay trái cầm hoa sen, trên hoa sen có kiếm bén, lửa cháy chung quanh kiếm, tay phải duỗi ra, ngón vô danh và ngón út gập lại. Ngoài ra còn có phép tu Phổ Hiền diên mạng để cầu được trường thọ.

Văn Thù (Phạn danh là Manjusri, Văn Thù Sư Lợi): Hán dịch là Diệu Đức, Diệu Cát Tường...Tương truyền Ngài là Thái tử con thứ ba của vua Vô Tránh Niệm thời quá khứ, có tên là Vương Chúng. Có chỗ bảo rằng trong quá khứ, Ngài phát Mười tám đại nguyện để trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật và cứu độ chúng sinh. Được Phật Bảo Tạng thọ ký sẽ thành Phật, hiệu Phổ Hiện Như Lai (Kinh Pháp Hoa quyển 9, Kinh Đại Bảo Tích quyển 60). Ngài xuất hiện trong các Kinh Hoa Nghiêm, Thủ Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, Duy-ma-cật… được xem là vị trí tuệ bậc nhất trong hàng Bồ tát, thường thay Phật nói pháp, điều động hội chúng, tán thán Đức Phật sau các đoạn giảng. Ngài được họa tượng ngồi trên đài sen, đầu có năm nhục kế, tay phải cầm kiếm đang bốc lửa đưa khỏi đầu, biểu hiệu kiếm trí tuệ chặt đứt xiềng xích vô minh, phiền não, đưa đến trí tuệ viên mãn; tay trái cầm hoa sen xanh hoặc cầm kinh Phật, biểu hiệu trí tuệ sáng suốt, tinh ròng, không ô nhiễm.

Sách Thám Huyền Ký quyển 18 ghi: “Trong các vị ấy, có hai vị thượng thủ giúp vào việc giáo hóa của Đức Phật theo ba ý nghĩa: 1) Phổ Hiền dùng Pháp giới môn nên gọi là Sở nhập, Văn Thù dùng Bát nhã môn nên gọi là Năng nhập, 2) Phổ Hiền tự tại về Tam-muội (Định), Văn Thù tự tại về Bát nhã (Tuệ), 3) Phổ Hiền biểu minh ý nghĩa Quảng đại, Văn Thù biểu minh ý nghĩa Thậm thâm. Thâm (sâu), Quảng (rộng) một đôi vậy”. Một cách khái quát, Phổ Hiền tượng trưng cho Lý và Hạnh, Văn-thù tượng trưng cho Trí và Chứng.

2. Di Đà Tam thánh:

Tượng vẽ Đức Phật A Di Đà đứng giữa, trên tòa sen lớn, hai bên có hai vị Bồ tát đứng trên hai tòa sen nhỏ hơn (có khi vẽ cả ba vị đều ngồi) là Quán Thế Âm (bên trái) và Đại Thế Chí (bên phải). Cũng tương tự như trường hợp hai Bồ tát Văn Thù và Phổ Hiền; Bồ tát Quán Thế Âm tượng trưng cho Bi, Bồ tát Đại Thế Chí tượng trưng cho Trí. Cả hai vị này hộ trì Đức Phật A Di Đà giáo hóa và dẫn đạo chúng sinh về cõi Tịnh độ Cực lạc.

Di Đà Tam thánh.

Di Đà Tam thánh.

Bài liên quan

Quán Thế Âm (Phạn danh là Avalokitesvara): Tương truyền trong quá khứ Ngài là Thái tử Bất Huyền, con vua Vô Tránh Niệm, nguyện cứu độ hết thảy chúng sinh nên được Đức Bảo Tạng Như Lai đặt tên là Quán Thế Âm và được thọ ký sẽ thành Phật. Quán là trí. Âm là bi. Quán Thế Âm là nghe âm thanh kêu than khổ của chúng sinh mà đến cứu giúp. Ngài xuất hiện trong Kinh Pháp Hoa, Thủ Lăng Nghiêm… dưới hình thức nam giới. Tại Trung Quốc, từ thế kỷ X, Ngài được vẽ hình là nữ giới, tượng trưng sự yêu thương của người mẹ. Từ đó tín ngưỡng Quán Thế Âm trở nên rộng rãi lan dần khắp nhiều nơi trên thế giới. Kinh Pháp Hoa, phẩm Phổ Môn nêu rõ về các đại nguyện cứu độ chúng sinh của Ngài và theo thời gian, ảnh tượng Ngài được tô tạo thành nghìn tay nghìn mắt, hoặc cầm cành dương, bình cam lồ hoặc cưỡi rồng… Ngài có hàng chục hóa thân để tùy cơ duyên cứu độ: Phật, Bồ- tát, Phạm Vương, Đế Thích, A-tu-la, Thiên Long, Dạ-xoa, Tỳ kheo, Tăng, Ni, Tể tướng, Cư sĩ… Án ma ni bát-mê hồng (Om mani Padme Hum) là một chân ngôn thuộc tính của Ngài, Đại bi tâm Đà-la-ni là bài chú nói về công đức của Ngài. Theo Mật giáo, Ngài là thị giả của Đức Phật A-di-đà nhưng về mặt bản giác, Ngài chính là Đức A Di Đà.

Đại Thế Chí: (Phạn danh là Mahasthamaprapta): Ngài là vị Bồ tát dùng ánh sáng trí tuệ đại diện cho Đức Phật A Di Đà quán chiếu tất cả, khiến chúng sinh lìa khổ. Theo Kinh Thủ Lăng Nghiêm, phẩm Niệm Phật viên thông, Ngài tu hành, nhất tâm niệm Phật mà đắc Vô sinh Pháp nhẫn, nguyện dẫn dắt chúng sinh cõi Ta bà về Tây phương Tịnh độ. Kinh Bi Hoa quyển ba chép rằng Ngài sẽ thay Đức Phật A Di Đà, rồi thay Đức Quán Thế Âm mà cứu độ chúng sinh. Trong Mật giáo, Ngài là vị thứ hai trong viện Quan Âm, ngồi trên hoa sen đỏ, thân màu trắng, tay trái cầm hoa sen mới nở, tay phải co ba ngón giữa, đặt trước ngực. Mật hiệu của Ngài là Trì Luân Kim Cang.

3. Tam thánh còn được dùng để chỉ cho ba hàng chứng đắc thần thông thuộc ngoại đạo, Thanh văn, Duyên giác và Bồ tát

Trong giới đàn Viên đốn, Tam thánh gồm Phật Thích Ca làm Hòa thượng , Bồ tát Văn-thù làm Yết-ma A-xà-lê, Bồ-tát Di Lặc làm Giáo thọ A-xà-lê. Tông Thiên Thai của Nhật Bản tôn xưng ba Đại sư Truyền giáo, Từ Giác, Trí Chúng là Tam thánh.

Việc thờ tượng Tam thánh Thích Ca, Di Đà là rất quan trọng, nhằm tăng trưởng niềm tin kính Phật và quan trọng nhất là thúc đẩy các Phật tử tu học, thực hành theo Phật pháp, đặc biệt là về đức hạnh và trí tuệ chứ không phải chỉ mong được phù hộ, ban ơn phước.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thế nào là rộng duyên lành?

Phật giáo thường thức 16:56 02/04/2024

Duyên có nghĩa là quan hệ. Xây dựng mối quan hệ là gieo duyên. Hai bên từng có mối quan hệ qua lại gọi là hữu duyên (có duyên với nhau). Có mối quan hệ lợi ích cho nhau, gọi là thiện duyên (duyên lành).

Tự tu hành tại nhà mà không đến chùa được không?

Phật giáo thường thức 14:30 02/04/2024

Hỏi: Tôi là Phật tử tu tập tại gia, hàng ngày đều thực hành hai thời công phu gồm tụng kinh (Di Đà, Dược Sư, Địa Tạng…), sám hối (Thủy sám, Lương Hoàng sám), trì chú và niệm danh hiệu Phật theo nghi thức tụng niệm. Tôi có thể tu hành ở tư gia như đã trình bày mà không đến chùa được không?

Đạo Phật là con đường giác ngộ

Phật giáo thường thức 13:41 02/04/2024

Đạo Phật là Đạo giác ngộ, có nguồn gốc từ Ấn Độ, do thái tử là Tất đạt đa Cồ đàm (Siddhārtha Gautama) hình thành và sáng lập.

Nghịch lý của bản ngã vô minh

Phật giáo thường thức 13:33 02/04/2024

Khi chúng ta không thấy biết rõ một điều gì tưởng tượng liền xen vào tô vẽ thêm thắt để tạo dựng điều ấy thành một khái niệm chủ quan theo tầm nhìn, kiến thức, và kinh nghiệm giới hạn của mình.

Xem thêm