Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 22/03/2014, 18:29 PM

4 chùa 'Bà' nổi tiếng ở Hà Nội

Không rộng lớn và đồ sộ nhưng các ngôi chùa Bà Đanh, Bà Nành, Bà Đá và Bà Ngô lại thu hút du khách bởi vẻ đẹp cổ kính, linh thiêng.

Chỉ trong vòng bán kính khoảng 5 km, 4 ngôi chùa "Bà" ở Hà Nội sẽ mang đến cho bạn một chuyến du xuân hấp dẫn.

Chùa Bà Đanh
 Chùa Bà Đanh cách mặt đường Thụy Khuê khoảng 50 m.
Nằm sâu trong ngõ 199 Thụy Khuê, chùa Châu Lâm ngày nay còn được biết đến với tên gọi Bà Đanh. Chùa được đặt theo tên một người phụ nữ có công xây dựng chùa. Đến nay, tấm bia Bà Đanh tự vẫn còn được lưu giữ tại đây.

Là một trong những ngôi chùa có tiếng từ lâu của Hà Nội nhưng khi đến chùa Bà Đanh, bạn sẽ ngỡ ngàng khi bắt gặp khung cảnh vắng vẻ. Không chỉ vào những ngày thường mà cả hôm rằm, mùng một, lượng người đến đây hương khói ít hơn hẳn so với nhiều chùa tại Hà Nội, gợi nhắc đến câu ví "vắng như chùa bà Đanh".

Một số người cho rằng, câu ví đó ra đời do trước đây chùa được xây dựng để phục vụ nhu cầu hành đạo của người Chăm, nên sau khi họ đến nhiều khu vực khác sinh sống và không lui tới lễ bái nữa, ngôi chùa trở nên hoang vắng. Tuy nhiên, ngày nay chính không gian tĩnh mịch của chùa Bà Đanh lại mang đến sự thư thái cho khách vãn cảnh và dâng hương hành lễ.

Chùa Bà Ngô
 Khách đến viếng tại chùa bà Ngô.
Cách chùa Bà Đanh chưa đến 5 km là chùa Ngọc Hồ được biết đến với tên gọi Bà Ngô. Tọa lạc tại đường Nguyễn Khuyến, ít ai biết rằng ngôi chùa cổ nép mình trong phố phường này đã trải qua gần 900 năm lịch sử. Du khách đến đây sẽ được chiêm ngưỡng một kiến trúc tôn giáo đẹp và độc đáo.

Ấn tượng đầu tiên là cổng tam quan với gác chuông 2 tầng, 8 mái là 8 góc đao cong vút. Trên gác hai đặt một quả chuông đồng treo ở giữa tam quan có dòng chữ "Ngọc Hồ tự chung". Bước qua cổng, du khách sẽ đặt chân đến khuôn viên chùa với cây xanh khắp chốn. Ẩn sau đó là Phật điện gồm tiền đường và hậu cung được xây dựng theo kiểu "chữ đinh".

Không chỉ có kiến trúc đẹp, chùa Bà Ngô còn lưu giữ được nhiều văn bia, câu đối và một khối lượng di vật rất lớn ở nhiều thể loại như long ngai, bài vị, các tế khí. Được công nhận là di tích lịch sử - văn hoá năm 1993, chùa Bà Ngô là một điểm du lịch tâm linh ở Hà Thành.

Chùa Bà Nành
 Bàn thờ Bà Nành tại chùa.
Vẫn trên trục đường Nguyễn Khuyến, du khách thả bộ khoảng trăm mét sẽ đến với chùa Bà Nành có tên chữ là Tiên Phúc tự. Có rất nhiều truyền thuyết xung quanh nguồn gốc tên gọi của chùa. Nhưng câu chuyện về một bà lão không rõ tên bán nước chè, đậu nành cho các học trò trường Quốc Tử Giám là được lưu truyền nhiều hơn cả. Với số tiền tích cóp được bà xây nên một ngôi chùa và sau khi mất, chùa được đặt tên là Bà Nành.

Cũng như chùa Bà Đanh và Bà Ngô, chùa Bà Nành có diện tích khá khiêm tốn nhưng vẫn giữ được cấu trúc quen thuộc của các ngôi chùa cổ phía Bắc. Ở ngoài là cổng tam quan, bên trong có bàn thờ Bà Nành đặt cạnh bàn thờ Phật. Đáng chú ý nhất trong chùa chính là pho tượng Bà Nành với khuôn mặt phúc hậu. Bàn thờ của bà được đặt trên một phiến đá hình chữ nhật màu xanh đen, trên có chạm chìm các vân mây tinh xảo. 

Chùa Bà Đá
 Các pho tượng quý trong chùa Bà Đá.
Được dựng trên nền tháp Báo Thiên nổi tiếng của kinh thành Thăng Long xưa, chùa Bà Đá ngày nay là nơi đặt trụ sở của Thành hội Phật Giáo Hà Nội. Nằm giữa khu phố phồn hoa bậc nhất Hà Thành, chùa Bà Đá tên chữ là Linh Quang tự lọt thỏm trong ngỏ hẻm thông ra phố Nhà thờ.

Tuy nhiên, du khách trong và ngoài nước khi đến đây đều ngỡ ngàng trước vẻ đẹp cổ kính, linh thiêng của chùa. Tiền đường xây theo kiểu chữ nhất, trung đường xây theo kiểu chữ đinh, được nối liền với nhau, tạo nên một khối kiến trúc vuông vắn với không gian thoáng đẹp. Bên trong chùa có đặt rất nhiều pho tượng cổ rất đẹp và quý.

Kiến trúc độc đáo nhất của ngôi chùa này chính là mái hiên thấp được đỡ bằng bốn chiếc cột đá có kích thước khiêm nhường, tương xứng. Trên cột có các họa tiết chạm khắc rất tinh xảo và mềm mại, miêu tả cảnh bốn mùa và tứ quý.

Bài và ảnh: Vy An
Nguồn: http://dulich.vnexpress.net/tin-tuc/viet-nam/ha-noi/4-chua-ba-noi-tieng-o-ha-noi-2966393.html
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Nhân vật văn hóa và nhà nhân văn chủ nghĩa vĩ đại của mọi thời đại

Nhịp cầu Phật giáo 10:38 07/12/2018

PGVN xin trân trọng giới thiệu toàn bộ diễn văn khai mạc hội thảo khoa học “Trần Nhân Tông và thiền phái Trúc Lâm - đặc sắc tư tưởng và văn hóa” của Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm – xã Thượng Yên Công – thành phố Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh, sáng ngày 6 tháng 12 năm 2018, tức ngày 30 tháng 10 năm Mậu Tuất.

Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế

Nhịp cầu Phật giáo 09:15 16/11/2018

Lòng tham chính là thuốc độc giết chết nhân cách của con người, có những lúc chỉ vì sân si những lợi ích nhỏ mà chúng ta đánh mất những thứ quý giá và quan trọng, đến khi nhìn lại mới thấy thật sai lầm.

Sự ngộ đạo trong thế giới Kim Dung

Nhịp cầu Phật giáo 16:08 05/11/2018

Tóm lại, từ bi chính là cái gốc của võ công Phật gia trong thế giới võ hiệp Kim Dung. Chỉ có dùng tâm từ bi để hóa giải nó mới có thể đẩy lui trường năng lượng xấu, bảo toàn thân thể. Nói cách khác, song song với việc học võ, phải rèn luyện tâm tính bằng cách đọc và thực hành các kinh Phật cho nhiều mới không sinh ra bệnh tật. Thần tăng vô danh chính là một minh chứng.

Sinh hoạt tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc

Nhịp cầu Phật giáo 11:28 01/11/2018

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc (chủ yếu là Phật giáo, Công giáo và Tin lành), bài viết chỉ ra những tác động của các tôn giáo để tìm giải pháp vừa phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với các các âm mưu, hành động lợi dụng những vấn đề về tôn giáo, dân tộc để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế bền vững; vừa bảo đảm thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn trọng, bảo đảm tự do tôn giáo của nhân dân, x&

Xem thêm