Thứ năm, 25/04/2024, 08:32 AM

Bài học khi sinh ra làm người nữ

Thưa Thầy, hiện giờ, con vẫn trăn trở về khái niệm "sứ mệnh" cuộc đời mà chồng con luôn nói đến - đó là việc phải sinh ra con cái, nuôi dạy chúng khôn lớn để đền đáp cuộc đời. Đó là lý do chính anh ấy ra đi.

Rồi trong lúc thiền định, con chợt thấy, do nghiệp quả nên con mới được sinh ra dưới thân một người phụ nữ, con phải học hết mọi bài học dành cho người phụ nữ, về sinh lý và tâm lý.

Về tâm lý, phụ nữ phải chịu đựng những chế định mà xã hội đã áp đặt lên họ từ hàng ngàn năm, có lẽ, không phải là chỉ do con người - mà phải có sự xuất phát nào đó về tâm linh, vì vậy, cần học về sự chịu đựng, hy sinh, nhường nhịn, khiêm tốn, thiệt thòi và suốt đời là người thứ hai đằng sau đàn ông - khi vượt qua và tìm thấy hạnh phúc trong những áp lực tâm lý đó, thì coi như con mới được hoàn thành bài học tâm lý của mình, với thân phận một người phụ nữ.

Về sinh lý thì phụ nữ có thiên chức sinh nở và nuôi con. Con đã và đang được học bài học nuôi con, còn thiên chức sinh nở thì sao? 

Phải chăng con sẽ vô cùng khiếm khuyết nếu không học được bài học này? Phải chăng con nên cố gắng để được mang thai và vượt cạn, chịu đựng nỗi đau thể xác và tinh thần khi thực hiện thiên chức này của mình để hoàn chỉnh bài học sinh lý của phụ nữ? Có phải vì thế mà chồng con luôn cố gắng có con đẻ?... 

Nhưng dường như có điều gì xa cách với giáo pháp khi con cố gắng phải đạt được việc có thai và sinh nở, để được giác ngộ hoặc mong học xong nhanh bài học cuộc đời?

Trả lời:

Bài học khi sinh ra làm người nữ 1

Ảnh: Internet.

"Sứ mệnh" đó ở thú vật thì hoàn toàn đúng, còn ở con người thì còn có những sứ mệnh thiêng liêng cao cả hơn, bởi con người có tiến hóa từ thể xác đến tâm hồn, còn con thú thì dừng lại nơi sứ mệnh bản năng của nó mà thôi.

Nếu một người chưa học ra bài học làm cha làm mẹ hay bất cứ bài học nào khác mà pháp "giao phó" thì trước sau gì họ cũng phải học, nhưng người đã vượt qua được bản năng thể xác thì họ không cần phải làm "sứ mệnh" truyền giống nữa, mà họ sẽ "cưu mang" chân lý để "truyền giống" giác ngộ giải thoát cho đời.

Con đừng trăn trở gì cả, hãy lắng nghe quan sát chính mình để phát hiện ra con thật sự cần phải thi hành "sứ mệnh" nào. 

Con cũng không cần chọn lựa "sứ mệnh" theo ý mình hay theo quan niệm của ai khác, mà hãy bài học của pháp đã, đang và sẽ đến với con trong từng giây từng phút. "Sứ mệnh" đích thực của con là học nhận thức ra "ý pháp" muốn truyền đạt điều gì trong bài học đó.

Pháp luôn đến điều chỉnh nhận thức và hành vi của con, giúp con giác ngộ giải thoát, do đó "sứ mệnh" duy nhất của con cũng chính là học cách tùy duyên điều chỉnh nhận thức và hành vi cho thuận pháp.

Tất cả những quan niệm và hành vi chủ quan sai lầm của ai cũng đều phải trả giá trước sự "phán xét" rất công minh của pháp để giúp họ giác ngộ. Khi con thấy ra điều đó tâm con sẽ không còn thắc mắc vì rất bình an trước tất cả bài học giữa cuộc đời cho từng tình huống riêng của mỗi người...

Nguồn: trungtamhotong.org

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Niệm Phật đúng nghĩa chính là để chết đi cái ngã ảo tưởng luôn tìm cầu an lạc

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 12:56 22/02/2025

Kính bạch Thầy, "Say rượu thì cai rượu, còn say Đạo thì cai như thế nào ạ?" Con hỏi vậy vì có một người em say sưa tu pháp môn niệm Phật và gặp ai, thậm chí đang nhập thất cũng cố gắng liên hệ ra bên ngoài để kêu réo người này, nhắn gửi người kia phải đến đạo tràng em đang tu tập để được an lạc.

Cần có trí tuệ thì mới có thể từ bi

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 15:01 14/01/2025

Hỏi: Thưa Thầy, người có bồ đề tâm mãnh liệt mà trí tuệ chưa có thì có đưa đến sự giác ngộ hay không?

Sự sống bao hàm cả thường lẫn vô thường

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 12:49 08/01/2025

Thưa Thầy, quá trình sinh-trụ-diệt là điều hiển nhiên của vạn pháp mà Đức Phật gọi là vô thường, vậy vô thường là một quy luật, là sự thật thì nó cũng là thường rồi có phải không? Do quy luật "vô thường là thường" nên nó có tính tự ngã hay sao ạ?

Tại sao Phật giáo lại chia thành Bắc Tông và Nam Tông?

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 09:22 07/01/2025

Kính thưa Sư con mới tìm hiểu về Đạo Phật, thấy đạo mình lại chia thành Nam Tông và Bắc Tông. Con thấy bên Nam Tông cũng là đệ tử của Phật, mà Bắc Tông cũng là đệ tử của Phật, ai cũng là đệ tử của Phật hết mà sao mình lại chia ra như vậy ạ?

Xem thêm