Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 09/08/2024, 11:40 AM

Bài pháp mười ba chữ

Tôi có một cảm hứng về đề tài "Một bài pháp kỳ diệu", nếu nói đầy đủ hơn là “Một bài pháp kỳ diệu đã trải qua hơn một ngàn năm mà âm thanh vẫn còn vang dội”. Nếu không thấy sâu sắc đầy đủ ý nghĩa bài pháp này, thì trên đường tu chúng ta còn những điểm mơ màng không sáng tỏ.

Quí vị đem hết tâm lực lắng nghe bài pháp kỳ diệu này.

Tổ Đạt-ma sau khi nhận ngài Huệ Khả làm học trò, một hôm ngài Huệ Khả bạch:

- Bạch Hòa thượng, tâm con không an nhờ Hòa thượng dạy con pháp an tâm.

Thưa xong, ngài Huệ Khả lắng nghe lời chỉ dạy của Tổ.

Song Tổ Đạt-ma chỉ nói vỏn vẹn có mấy tiếng:

- Đem tâm ra ta an cho.

Sáu tiếng thôi “đem tâm ra ta an cho”, sáu tiếng đó có một sức mạnh phi thường, khiến ngài Huệ Khả phải quay lại tìm tâm bất an của mình, xem nó ra sao, ở đâu?

Nhưng tìm đáo để không thấy nó ở đâu hết.

Lúc đó ngài Huệ Khả thành thật thưa:

- Con tìm tâm không được.

Tổ Đạt-ma liền nói:

- Ta đã an tâm cho ngươi rồi.

Bảy tiếng “ta đã an tâm cho ngươi rồi”, ngay đó ngài Huệ Khả liền biết lối vào.

Từ đó Ngài tu cho tới đạt đạo.

Bài pháp cộng lại mười ba chữ mà ngài Huệ Khả biết được đường tu, mới thấy cái kỳ diệu của Tổ. Sự kỳ diệu ấy không phải dừng lại ở ngài Huệ Khả, nó cứ truyền liên tục mãi cho tới ngày nay.

Tăng Ni chúng ta cũng sẽ nối gót tuyên thuyết lời kỳ diệu đó. Như vậy không phải hơn ngàn năm mà âm ba vẫn còn vang dội sao?

Trở lại, chúng ta xem bài pháp kỳ diệu như thế nào?

Ngài Huệ Khả đã ngộ ra điều gì khi Tổ Bồ Đề Đạt Ma nói “Đem tâm ra, ta an cho”?

00

Tất cả chúng ta ai cũng nghĩ cái suy nghĩ phải quấy, hơn thua, tốt xấu là tâm mình, nên khi ngồi lại tâm đó nhớ cái này, nghĩ cái kia, chuyện quá khứ, chuyện hiện tại, chuyện vị lai, nó cứ nhắc tới nhắc lui mãi không an.

Vì vậy chúng ta cảm thấy phiền não. Phật dạy tu phải định phải an, tại sao nó cứ chạy hoài, kềm không nổi? Bây giờ làm sao an đây?

Đó là bệnh chung của tất cả Tăng Ni và Phật tử. Ai ngồi lại tu cũng than thở tâm loạn động quá, kềm không được.

Khi sáng xảy ra việc vui buồn, trưa nằm lại nghỉ muốn nhắm mắt ngủ, nhưng nó cứ lảng vảng trong đầu hoài, không cho mình ngủ. Tâm đó quấy rối giờ tu hành, quấy rối luôn cả giờ nghỉ ngơi của chúng ta nữa.

Từ thuở nào mà khi mình lớn lên hiểu biết, nó đã có sẵn, cứ nối tiếp liên tục không dẹp được, không thắng nổi nó.

Nghe Phật dạy ngồi thiền để tâm an định, thế mà chúng ta không yên định được, như vậy làm sao tu?

Đó là những băn khoăn thắc mắc chung của giới tu sĩ chúng ta.

Ngài Huệ Khả lúc đó cũng ôm thắc mắc như mình, nên gặp Tổ không gì tha thiết hơn là xin một pháp an tâm.

Tổ có dạy pháp an tâm không?

Ngài chỉ nói một câu rất tầm thường “đem tâm ra ta an cho”.

Câu nói hết sức tầm thường, mà còn có vẻ đùa cợt nữa chứ. Tâm là cái gì mà bảo đem ra an cho?

Nhưng không phải, nói “đem tâm ra ta an cho”, bắt buộc người tin lời của Tổ phải quay lại tìm cái tâm bất an đó ở đâu.

Ngài Huệ Khả nhờ Tổ an tâm cho mà tâm ấy ở chỗ nào, hình dáng ra sao Ngài không biết thì làm sao an được?

Huệ Khả vừa nghe câu nói của Tổ, Ngài không dám xem thường, quay lại tìm coi tâm bất an nó ở đâu, ra sao.

Quay lại tìm tâm bất an xem nó ở đâu là trọng tâm để Ngài tu. Khi quay lại thì cái gì quay lại? Trí tuệ phản quan của mình soi lại tâm bất an.

Lúc bình thường nó lăng xăng rối loạn, bây giờ xem nó ở đâu? Quan sát kỹ từ nơi nào, nhưng tìm không ra nó.

Cho nên quay lại tìm tâm bất an là một hướng tu. Lâu nay chúng ta cứ ngỡ tâm bất an là mình, nên không bao giờ quan sát, không bao giờ thấy rõ nó như thế nào?

Bây giờ bị Tổ bảo “đem tâm ra ta an cho”, nên mới sực quan sát lại, tìm thật tướng của nó xem hình dáng ra sao, cư trú chỗ nào.

Tâm an ổn, trí sáng suốt

11180640_881078705281292_2628080442246107179_n

Khi quay lại tìm nó mất hình mất bóng, không có hình dáng gì cả, ngài Huệ Khả thật thà thưa “con tìm tâm không được”.

Ngang đó chúng ta thấy được đặc điểm để tu rồi. Tu bằng cách nào? Bằng cách quay lại, hồi quang phản chiếu cái tâm lăng xăng đó, coi nó ở đâu, ra sao. Đó là lối phản quan tự kỷ mà chư Tổ sau này thường dạy.

Khi chúng ta phản quan nhìn lại, mọi hình bóng vắng bặt, như vậy hình bóng đó hư hay thật?

Nếu nó thật thì tìm phải thấy ở đâu, trú ngụ chỗ nào.

Nhưng khi nhìn lại, nó mất tăm mất dạng, rõ ràng nó không thật.

Đó là đặc điểm thứ hai để chúng ta ứng dụng tu.

Với trí tuệ nhạy bén của ngài Huệ Khả, chỉ cần bảo đem tâm ra ta an cho, Ngài xoay lại tìm không thấy, Ngài thưa “con tìm tâm không được”, Tổ bảo “ta an tâm cho ngươi rồi”.

Ngài Huệ Khả tìm tâm không được vì nó là bóng, là ảo ảnh không có thật.

Cái không thật mà chúng ta nghĩ là thật, đó là sai lầm, là si mê. Bởi si mê nên lấy giả làm thật. Bây giờ nhìn lại biết nó là giả thì hết si mê. Như vậy chúng ta đã mở sáng trí tuệ rồi.

Do phản chiếu lại nội tâm, chúng ta biết tâm chấp mê phân biệt hơn thua phải quấy, từ nhỏ đến giờ là cái bóng hư dối. Biết rõ như vậy, chúng ta đã có một đường đi, một hướng tu cụ thể.

Chỉ cần hai câu nói thôi đã tạo cho chúng ta một hướng đi cụ thể, chỉ thẳng cho chúng ta cái gốc của sự tu hành.

Tu Phật là phải giác ngộ được những mê lầm thuở trước.

Mê lầm là nhân tạo nghiệp sanh tử luân hồi.

Bây giờ chúng ta giác ngộ thấy rõ nó thì không lầm nữa.

Không lầm tức đã sáng lên không còn bị vô minh lôi kéo đi trong sanh tử.

Quí vị thấy chỉ có mười ba chữ, kết thành một bài pháp chỉ rõ đường lối tu hành.

Điểm thứ nhất chỉ cho chúng ta thấy tu là phải phản quan lại mình.

Điểm thứ hai biết tường tận thấu suốt tâm lăng xăng là bóng dáng hư ảo.

Biết rõ như vậy là chúng ta đã sáng.

Thế thì con đường tìm tới giác ngộ xa hay gần?

Rất gần.

Nhưng hiện tại chúng sanh trên thế gian này, có người nào dám nhìn thấy tâm nghĩ tưởng hơn thua, phải quấy, tốt xấu v.v… là bóng, là hư ảo không?

Ai cũng chấp là tâm mình. Do chấp như thế nên nghĩ cái gì cho là hay, đem trình bày với huynh đệ, huynh đệ phản bác là sai, liền đỏ mặt.

Rõ ràng bóng dáng không thật mà bám vào đó cho là thật, nên ai động tới mình phản bác, rồi theo đó gây không biết bao nhiêu phiền lụy.

Nếu ta suy nghĩ dù đúng, nhưng vẫn là suy nghĩ của mình chưa phải chân lý, do đó ai nói đúng, nói trật cũng được.

Không giận người cho nó trật, không mừng người cho nó đúng.

Bởi vì biết đâu ngày nay mình thấy đúng, nhưng năm mười năm sau mình sẽ thấy trật. Cho nên chúng ta phải sáng suốt biết rõ điều đó.

Trích trong: Phật Pháp tại thế gian.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Các tôn hiệu của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Kiến thức 21:00 14/11/2024

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người sáng lập ra đạo Phật, một trong những tôn giáo có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới trong lịch sử cũng như hiện nay. Đức Phật Tổ có nhiều tôn hiệu khác nhau. Tất cả những tôn hiệu này đều xuất hiện sau khi Ngài tu hành đắc đạo và thuyết pháp độ chúng.

“Muốn biết nhân đời trước hãy xem quả đời này”

Kiến thức 15:20 14/11/2024

Ngày nay tai nạn trong đời sống rất nhiều, thường gặp phải những chuyện không vừa ý, quả báo bệnh khổ, chết yểu. Nguyên nhân là gì?

Chúng ta mãi “quanh quẩn trong vòng buồn giận”

Kiến thức 14:45 14/11/2024

Có thể ta đã từng mắc kẹt vào những tranh chấp được mất, thị phi và lao đao trong ghét thương buồn tủi; và ta đã "Xem thường bảo vật trong tay" như sức khỏe, thời gian, tiền bạc và tuổi trẻ... Để rồi "Dày đạp lên trên hạnh phúc" mà đi, thật xót xa vô cùng.

Tâm lìa tướng ngôn ngữ

Kiến thức 13:20 14/11/2024

Tâm, lìa tất cả tướng, lìa tướng văn tự, lìa tướng ngôn ngữ, lìa tất cả tướng của động tác (nhướng mày chớp mắt) và lìa tất cả tướng tâm duyên hư vọng. Tâm thể lìa tất cả tướng ấy, nói có cũng không đúng, nói không cũng sai luôn.

Xem thêm