Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 29/09/2022, 10:15 AM

Bệnh “Ghiền chính mình”

“Ghiền chính mình” được thể hiện trong cách sống và sự lựa chọn. Lúc này, cái họ chọn là bản thân mình, nên chỉ tiếp nhận những quan điểm giống mình, có lợi cho mình và mình yêu thích. Còn lại đều là sai trái không thể chấp nhận, cần phải phản đối, có khi ngăn cấm hoặc hủy hoại không thương tiếc.

Audio

Sao gọi là “ghiền”? Điều gì mình làm thường xuyên, đến khi không có thì thấy thiếu thiếu không quen, là bước đầu của “ghiền”. Vậy nên, bất kể “ghiền” cái gì đều không tốt, vì có sự bám víu, lệ thuộc, sẽ khiến ta mê muội mất tự chủ.

“Ghiền chính mình” được thể hiện trong cách sống và sự lựa chọn. Lúc này, cái họ chọn là bản thân mình, nên chỉ tiếp nhận những quan điểm giống mình, có lợi cho mình và mình yêu thích. Còn lại đều là sai trái không thể chấp nhận, cần phải phản đối, có khi ngăn cấm hoặc hủy hoại không thương tiếc. Người như vậy, một khi xem ai là thần tượng, hay chỉ cần có cảm tình, thì mọi điều người đó làm đều đúng, đều tuyệt vời. Bằng như đã lỡ không ưa rồi thì vô phương cứu chữa, không cách gì thông cảm được.

Suy ngẫm: Trên đời này, gặp nhau thì dễ, giữ được lâu dài mới khó…

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Ngày trước mình gọi cách sống này là cảm tính, giờ mới biết còn được xem như một loại bệnh. Mà đã là “bệnh”, tất nhiên phải chữa. Bằng cách nào? Cuốn sách đưa ra 3 tiêu chí mà trước khi bắt đầu công việc, hoặc tiếp nhận một vấn đề gì, cần xem xét:

1. Động cơ: Xét xem mình/người nói hay làm việc xuất phát từ động cơ gì, vì ai mà làm? Nếu mọi lập luận và cách làm đều hết sức hay ho, nhưng mục tiêu chỉ đem lợi lộc cho một người/ nhóm người, còn lại không liên quan, thậm chí là có hại, thì chỉ nên nghe cho biết, “để tham khảo” thôi.

2.Tính hợp lý. Nên xem xét vấn đề có hợp với luân thường đạo lý và nhân quả thế gian hay không. Nếu không thì dứt khoát không làm.

3.Tính nhân bản, tình nghĩa (trong Phật giáo gọi là từ bi). Đức Phật xuất hiện ở thế gian vì lòng từ với chúng sanh, ngài dùng bao nhiêu phương tiện hóa độ cũng không ngoài tâm hạnh từ bi ấy. Ở đời, ngay cả trong lĩnh vực pháp luật thượng tôn lý lẽ nhưng vẫn không quên khuyến khích mọi người nên giải quyết vấn đề một cách êm thấm, tình nghĩa hài hòa. Khi nào không được nữa, bế tắc quá mới dùng đến những lý lẽ khô cứng lạnh lùng kia.

Động cơ, tính hợp lý và nhân bản, ba yếu tố này sẽ giúp chúng ta cân nhắc trước khi nói hoặc làm, để không lâm vào căn bệnh “ghiền bản thân”. Nó đồng thời cũng hỗ trợ mình nhìn nhận những vấn đề khác một cách khách quan, nhẹ nhàng mà đảm bảo ít nhầm lẫn, khỏi lo bị ai dụ oan uổng.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Lá vàng ắt phải rụng rơi...

Góc nhìn Phật tử 13:45 30/04/2024

Sớm nay, tôi ghé chùa lễ Đức Quán Âm. Tôi thấy ba vị Tăng cử hành một nghi thức trước đài Quán Âm.

Kiếp người vốn vô thường

Góc nhìn Phật tử 11:30 30/04/2024

Một người nọ mỗi khi cầm một tờ báo là mở xem những trang cáo phó chia buồn trước nhất. Anh ta chăm chú đọc từng dòng trên trang cáo phó dù không hề quen biết với người đã mất.

Đến đi tự ngươi

Góc nhìn Phật tử 08:19 30/04/2024

Bất chợt con nhận ra, con có dư thừa những điều kiện hạnh phúc và giờ đây con không còn ước mong nào nữa cả. Có gì bằng khi được tắm mình trong đại dương giáo pháp mà chúng con đang thừa hưởng.

Cho ngày tháng trôi đi...

Góc nhìn Phật tử 15:52 29/04/2024

Sau cơn mưa đêm qua, Sài Gòn lại bừng tỉnh đón nắng vàng giăng trên khắp con đường, ngõ hẻm. Nắng trong kí ức của mọi người hay bất kỳ ai đó có lẽ đã rất gần gũi.

Xem thêm