Bồ tát ở đâu?
Thiếm thương yêu và chăm sóc tôi như con trong nhà, chưa lần kể công với một ai. Người chẳng phải là mẹ, chẳng bà con họ hàng, vậy mà phải mang trọng trách ấy. Có phải người là Quán-thế-âm?.
Tôi biết Thiếm Hai là một người phụ nữ đảm đang, hiền hậu, được nhiều người quý mến qua sự nhận xét của một người quen. Biết thì biết vậy chứ tôi cũng xem Thiếm bình thường như bao người phụ nữ trên thế gian này, bởi Thiếm cũng chẳng có gì đặc biệt đối với tôi khi lần đầu tiên tiếp xúc.
Nhưng tôi đã có cái nhìn khác về Thiếm khi tôi làm công nhân bất đắc dĩ ở cơ sở của gia đình Thiếm. Với danh nghĩa là vợ của cán bộ nhà nước, đáng lẻ Thiếm phải có gì đặc biệt hơn người dân bình thường, trái lại Thiếm chơn chất, thật thà với bà con, thảo hiền với gia đình bên chồng, lúc nào cũng dành phần thua thiệt về mình.
Gần hai năm tôi có dịp gần gũi với Thiếm. Mỗi sáng người phụ nữ ấy phải đến chợ mua từng bó rau, từng con cá, từng miếng thịt ngon để lo bữa cơm cho chồng và các con, riêng phần mình thì một hai miếng đậu hủ chiên hay vài miếng sườn chay là đủ cho những bữa cơm trong ngày.
Các con của Thiếm thấy vậy cũng xót dạ lắm, vì ăn chay như thế thì đâu đủ chất dinh dưỡng, làm sao sống khỏe và sống lâu với con cháu cho được, nhưng thương mẹ mấy anh chị cũng chìu theo.
Bén duyên, Thiếm thương yêu và chăm sóc tôi như con trong nhà, chưa lần kể công với một ai. Người chẳng phải là mẹ, chẳng bà con họ hàng, vậy mà phải mang trọng trách ấy. Có phải người là Quán-thế-âm?.
Nhiều lần tôi đã thầm nói lời ấy trước tôn tượng đức Quán-thế-âm. Hai năm chưa tròn là thời gian mà tôi có được tình thương ấy. Đến nay đã gần 6 năm rồi, tôi đã không còn được gần gũi người phụ nữ ấy.
Gần đây tôi có về thăm gia đình, ghé qua nhà Thiếm, tuy chỉ hỏi thăm vài câu về sức khỏe và công việc làm ăn của gia đình, chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ để cho tôi càng quý trọng Thiếm nhiều hơn.
Thời gian đã làm chia cách số phận của con người, nhưng tình cảm mà Thiếm đã dành cho tôi thì vẫn còn ấm nồng như ngày xưa ấy.
Con xin dành tặng cho Thiếm và những ai đang còn có mẹ trên đời này một đóa hồng đỏ thắm để tình mẫu tử, tình người được thắm nồng thêm hơn cho đến vạn kiếp về sau.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Bồ tát ở đâu?
Phật pháp và cuộc sống 17:45 02/01/2025Thiếm thương yêu và chăm sóc tôi như con trong nhà, chưa lần kể công với một ai. Người chẳng phải là mẹ, chẳng bà con họ hàng, vậy mà phải mang trọng trách ấy. Có phải người là Quán-thế-âm?.
Rồi khi ba má mình già…
Phật pháp và cuộc sống 16:29 02/01/2025Mình tệ quá, tệ vì quên rằng ba má đâu còn trẻ, hai bàn tay ngày xưa từng dắt mình qua những ngày giông gió giờ đã run run...
Nhân duyên đi chùa và trở thành Phật tử
Phật pháp và cuộc sống 14:23 02/01/2025Chú vốn làm nghề xe ôm, thu nhập chỉ đủ nuôi sống bản thân và đứa con trai, con của người bạn thân, đã qua đời sau trận lụt ở quê năm hai ngàn. Từ khi chú có Minh (con của chú) thì chú bắt đầu biết đi chùa.
Bởi vì tâm có ơn cho nên đời có phúc
Phật pháp và cuộc sống 12:00 02/01/2025Cuộc sống của chúng ta ở trên thế giới này, cảm nhận “lòng tốt” đến từ mọi người.
Xem thêm