Thứ ba, 19/03/2024, 17:50 PM

Bóng mây bay trên đường về xứ Phật (4)

“Con người sinh ra từ dục, sống trong dục, chết lại trở về với dục”, và vì vậy mà tất cả là nô lệ cho tham dục, nhưng hiếm hoi có người tưởng đã thoát ra, cuối cùng lại vẫn loanh quanh đâu đó trong cái cõi trầm luân bao la vây kín.

Tự lực hay tha lực?

Đây là một đề tài thú vị mà ông TKĐ gợi lên qua bài viết của mình. Sự nhầm lẫn giữa nô lệ với tự do sẽ mãi là vấn đề trong cuộc sống chúng ta. Mọi người tìm kiếm sự giải thoát, sự tự do bằng chính sự vô minh, bằng chính sự lầm chấp, tìm đến cái phi thánh cầu, cái được bắt đầu bằng tham dục, khổ ách, phiền não. 

Chẳng ai mất thời gian suy tư, nghiệm xét: Tại sao xã hội càng phát triển, y học càng phát triển, thầy thuốc càng đông, con người lại bệnh tật nhiều hơn, phiền não nhiều hơn, tai ách, hoạn nạn nhiều hơn. Bệnh (về thực thể) thì lại chạy đến bệnh viện, thầy thuốc, bệnh về tâm linh (thần kinh) lại chạy đến bác sĩ thần kinh, tệ hơn lại chạy đến thầy pháp, thầy bùa, trục vong, áp vong.

Chẳng ai mất thời gian suy nghĩ vì sao thế giới mà WHO công bố từ những thấp kỷ 80 của thế kỷ trước rằng có đến 75 % con người bị chứng trầm cảm. Thực tế giờ có thể dự đoán tăng lên 80-90 % chỉ có điều chưa có đấu hiệu lâm sàng. Sự trầm thống, bức bối khi mà xã hội càng văn minh, hiện đại, nhiều thú vui, đời có nhiều thú tiêu khiển, thì nỗi buồn cũng tương thích, tăng trưởng, nỗi lo sợ cũng nhiều hơn, tai họa nhiều hơn, sự tàn ác cũng gia tăng.

Thậm chí, thiên tai mới khủng khiếp hơn như trận sóng thần 11/3/2011 tại Nhật Bản. Hiệu ứng cánh bướm thì nhiều người biết đến “Chỉ cần một con bướm đập cánh ở Brazil có thể gây ra một cơn lốc xoáy ở Texas.” Nghe có vẻ xa vời quá cho nên mấy người quan tâm. Nói đến nhân quả thì cũng có người ậm ừ chút nhưng thực ra lại tiếp tục sai lầm khi cái nhìn luôn là sự thiển cận, u mê, nhầm lẫn, mù mờ, lầm chấp giữa cái thiện và cái ác. Vì sao? Vì vô minh thôi, vì dục thôi. “Con người sinh ra từ dục, sống trong dục, chết lại trở về với dục”, và vì vậy mà tất cả là nô lệ cho tham dục, nhưng hiếm hoi có người tưởng đã thoát ra, cuối cùng lại vẫn loanh quanh đâu đó trong cái cõi trầm luân bao la vây kín. Người ta chẳng thể phân biệt cái thiện hữu lậu với cái thiện vô lậu. Đọc bài kệ của Giác Hoàng Trần Nhân Tông: 

Cư trần lạc đạo thả tùy duyên.

Cơ tắc xan hề, khốn tắc miên.

Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch

Đối cảnh vô tâm mạc vấn Thiền.

Bài thiền kệ này trở thành biểu tượng về tinh thần tự do, giải thoát. Chữ giải thoát được dùng phổ biến trong Phật giáo. 

Ở đời vui đạo hãy tùy duyên,

Đói đến thì ăn, mệt ngủ liền.

Trong nhà có báu thôi tìm kiếm

Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền.

Đói ăn, mệt ngủ tự do hoàn toàn còn gì. Và người ta đánh đồng tự do là giải thoát, chứ còn gì? Kể cả những tăng chúng, Phật tử các nơi vẫn còn nhiều câu thúc, với giới luật, thanh qui tu viện, thời khoá tu tập,... thì rất nhiều người đem so sánh "Đói đến thì ăn, mệt ngủ liền", tức đã giải thoát hoàn toàn khỏi những khế ước xã hội, những qui định ức chế, câu thúc con người.

Bóng mây bay trên đường về xứ Phật (3)

192428405_336768567807207_4298127201177561679_n

Thực sự nếu con người tự tìm ra con đường giải thoát như thế thì Đức Phật đã không ra đời, sẽ không có đạo Phật. Những con người tự do đó rồi cũng tiếp tục trôi lăn trong luân hồi, cũng lại bệnh, lại đau đớn, lại chết, lại oằn oại, lại rên la, lại tái sinh.

Và để sửa chữa khiếm khuyết về con đường vòng vo, mịt mù đó, đạo lại tạo nên muôn thứ khái niệm về vô lượng kiếp. Đức Phật “vẫn phải tu đến vô lượng kiếp hà huống chúng ta” thế là người ta lại an lòng hơn rồi tự nhủ “Thế là tâm an rồi còn gì”. 

Gần như tất cả mọi người đều đổ xô vào tìm kiếm cái sự “an tâm” như giai thoại thiền về Ngài Huệ Khả với Bồ Đề Đạt Ma "Bạch Hòa thượng, tâm con không an, nhờ Hòa thượng dạy con phương pháp an tâm". Ngài hỏi với một lòng thiết tha như vậy, mà Tổ Bồ-đề- đạt-ma chỉ trả lời: "Đem tâm ra ta an cho". Tất cả những điều này đều xảy ra sau thời Đức Phật và tăng đoàn nhập diệt cả, và đạo Phật lúc này đã có nhiều hệ phái. Cái tâm luôn là sự ưu tiên, quan tâm số một, duy nhất trên con đường tu tập, bằng mọi cách để có cái tâm an như thế. Và giai thoại an tâm đã trở thành hình mẫu trường phái tha lực. Xét ra trường phái tha lực này lại không tự do bằng Trúc Lâm Yên Tử. Giải thoát mà Đức Phật tìm ra không phải thế, kể cả tự lực kể cả tha lực, đều mắc phải những lầm chấp giới hạn đó.

Tự do phải là đoạn dứt với bệnh tật, đoạn dứt với lậu hoặc, với sự hướng đến toàn mãn, toàn giác đến tịch tịnh Niết bàn…chứ không phải tự do trong bệnh tật, phiền não, luân hồi. Nó là trạng thái thân và tâm nhất như. Quét dọn, chùi rửa, chăm chút cho cái tâm đến muôn đời vẫn chưa hết bệnh khổ, chưa dứt luân hồi sao gọi là tự do.

Con đường mà Đức Phật trải qua với cả hai vị thầy Alara Kalama và Uddaka Rammaputa vẫn chỉ là con đường tìm kiếm, giải thoát cái tâm với sự ức chế ý thức, sự tạo nên vọng tưởng “Không vô biên, thức vô biên…” không hướng đến an tịnh, không hướng đến thượng trí, không hướng đến giác ngộ, không hướng đến Niết-bàn và sau cùng Đức Phật đã rời xa hai vị thầy mặc những lời khẩn thiết “Hiền giả, hãy ở lại chúng ta cùng chăm sóc cho hội chúng”. Khi chứng đắc, Đức Phật đã đúc kết lại cả hành trình bằng phương pháp luận, bằng giáo trình cụ thể. Bám theo Đức Phật với sai lầm của giải thoát tâm lại tiếp tục đi từ cực này lại sang cực khác, từ tưởng sang thức chứ chưa bao giờ là hợp nhất, là nhất tâm. 

1. Nhất tâm là định.

2. Bốn niệm xứ là định tưởng.

3. Bốn tinh cần là định tư cụ.

4. Sự luyện tập, sự tu tập, sự tái tu tập của những pháp ấy là tu tập định ở đây vậy.

5. Thở vô và thở ra là thân hành.

6. Tầm tứ là khẩu hành.

7. Tưởng thọ là tâm hành.

(Tăng Nhất A Hàm tập 3).

Ngài khẳng định không có pháp tu nào khác ngoài Tứ thánh định với nhất tâm sự hợp nhất cả thân tâm, sự điều hợp cả hai phần thể với dụng, sinh lý với tâm lý. Nhưng đáng tiếc lại nhầm lẫn điều hợp thân tâm, xả tâm ly dục, nhắm đến mục tiêu giải thoát khập khiểng về cái tâm.

Trong Đại kinh Saccaka, Đức Phật miêu tả những trải nghiệm mà các sa môn phải thốt lên “Sa môn Gotama chết rồi”. Trạng thái của người tìm ra những bậc thiền hữu sắc vi diệu là thử thách sống chết như thế, không đơn giản. Cắt ái, ly gia, dứt bỏ những gì cần vứt bỏ của Trưởng lão đơn giản hơn nhiều vậy mà Ngài còn suýt tìm đến cái chết. Chính thử thách sống chết mới cho Đức Phật trải nghiệm quý báu khi chỉ rõ việc hành trì, giống như đánh lửa trên 3 dạng thân gỗ 1. Như khúc gỗ đầy nhựa sống đặt trong nước, 2. Khúc gỗ khô đặt trong nước, 3. Khúc gỗ khô được vớt khỏi nước. Trải nghiệm 3 dạng người chính là tri kiến, là sự tinh tấn cần nắm vững, đó là chìa khoá nhất tâm, Bốn niệm xứ, Bốn tinh cần. 

“Giữ thân được nhẹ nhàng

Giữ tâm khéo giải thoát

Không còn các sở hành

Chánh niệm không tham trước

Biết rõ được chánh pháp

Không tầm tu thiền định

Không phẫn nộ vọng niệm

Không thuỳ miên giải đãi

Như vậy vị tu sĩ

Sống giữa nhiều chướng ngại

Ðã vượt năm bộc lưu

Lại gắng vượt thứ sáu

Như vậy tu thiền tư (xả)”

Bộ ba Nhất tâm, Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần không thể thiếu nhau trong hành trì để đạt được bước khởi sự quan trọng trong tam vô lậu học: Giới-Định-Tuệ lại bị bứt rời, phá nát. Tứ niệm xứ mang sang cho cấp học cao hơn. Con đường của Đức Phật với sự hợp nhất thân với tâm chính là con đường chữa bệnh và giác ngộ (Giới). Không giác ngộ thì không thể “chữa được bệnh, không chữa được bệnh thì “đừng mong giác ngộ”. 

Đó là yếu chỉ, là phương pháp luận, là diệu pháp mà 4 câu đầu với kết luận sự luyện tập, sự tu tập, tái tu tập các pháp này là định vậy. Có nghĩa rằng trước khi muốn vào Định hay nói cách khác đó chính là giai đoạn an trú ở Giới viên mãn, đủ đầy, sung mãn. Để vào Nhị, Tam thiền thì đơn giản hơn vì đã có sự an trú tịch tĩnh của sơ thiền (Giới). Trong ba câu cuối còn quan trọng hơn: 

5. Thở vô và thở ra là thân hành.

6. Tầm tứ là khẩu hành.

7.Tưởng thọ là tâm hành.

Để vào tứ thiền thì 3 câu này mới vô cùng giá trị, nó buộc hành giả với sự tuyệt diệt, tịnh chỉ thân hành, khẩu hành, ý hành. Tịnh chỉ hơi thở (thân hành) tịnh chỉ tầm, tứ (khẩu hành), tịnh chỉ tưởng, thọ (ý hành). Toàn bộ con đường thiền định gói gọn trong 7 câu. Pháp Phật là như vậy đó, thật kỳ diệu, thật xúc tích, diệu dụng không thể nói hết bằng lời. Nhưng Trưởng lão đã không nắm bắt được sự tiết chế ngôn ngữ, ngắn gọn biểu đạt tuyệt vời các pháp hành cả thân hành, khẩu hành, ý hành chứ không có sự “ưu tiên” cho tâm thao túng, độc tôn, quyền lực. Thực ra thì cái thư viện sẽ vô cùng giá trị đối với những độc giả tìm đến với một tâm thức nhân giới yêu thương con người, yêu thương tất cả chúng sinh chứ không là tư tưởng pháp giới sự đam mê quyền năng, sự tìm kiếm trật tự ám thị, đức tin tôn giáo. Công kích, đả phá sự u mê, sự lợi dụng lòng tin của đàn na dù hằn hộc mạnh mẽ tới đâu cũng không làm cho thay đổi pháp giới, không làm biến chuyển cái trật tự tôn giáo đã có mà chỉ có thể tạo nên sự xung đột tôn giáo, sư kỳ thị hệ phái. Mặc khác, đã vô hình chung làm biến dịch, thay đổi từ trường thiện lành, khả dĩ chuyển dịch thay đổi hành trình gieo duyên nhân quả cho hội nhóm, cho tổ chức, cá nhân mà thôi. Nghĩ tưởng đến một sự thay đổi cả thế giới khi dựng lại chánh Pháp đó là sai lầm nghiêm trọng mà cả Đức Phật cũng không mơ như thế.

Tự độ và độ tha? Cũng không khác tự lực hay tha lực? Toàn bộ con đường tự lực là con đường mà Đức Phật đã dày công khám phá và đã truyền đạt lại chúng sinh trên địa cầu này. Nhưng để gieo duyên cho chúng sinh, truyền đạt lại con đường độ tha, Đức Phật cũng không mong tất cả mọi chúng sinh đều có thể nghe, đều có thể hiểu đều có thể hành.

Tất cả đều tuỳ duyên mà hoá độ. Vì vậy Đức Phật chẳng đau đáu những trăn trở vì sự vô minh, ngu muội của đám học trò cứ lén lút phá hạnh độc cư, lén lút ăn phi thời lén lút ngồi thiền ức chế tâm…Không tuyên thuyết dựng lên một tôn giáo, với tinh thần tự độ Đức Phật lại tạo nên một tôn giáo rộng khắp hành tinh. Trưởng lão thì ngược lại: Muốn dựng lại chánh Pháp, phục hưng lại Đạo Phật đã bị “ Bà-la-môn dìm chết hơn 2500” lại kiến tạo những sai lầm khó sửa chữa và cuộc chiến thị phần bằng tinh thần độ tha, bằng danh nghĩa độ tha. Hành trình nhân quả luôn được định đoạt bởi câu châm ngôn “gieo hành vi, gặt tính cách, gieo tính cách, gặt số phận”. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà

Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024

Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.

Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn

Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024

Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.

Tôi tin nhân quả

Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024

Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.

Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…

Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024

Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.

Xem thêm