Cách thức viết di chúc và ủy quyền trong lúc lâm chung và sau khi chết
Phật tử có ý định làm tờ di chúc và ủy quyền cho những người có trách nhiệm lo lắng chăm sóc sức khỏe về mặt y khoa cũng như những vị lãnh đạo tinh thần của Phật tử thật rất cần thiết nên làm. Nhất là trong khi bịnh nặng, hấp hối và sau khi chết khoảng 8 tiếng đồng hồ trở lại.
Hỏi: Kính bạch thầy, hiện con đang hành trì theo pháp môn niệm Phật, con muốn trong lúc hấp hối và sau khi chết cho thân tâm con được ra đi một cách an ổn nhẹ nhàng, không gặp bất cứ một chướng duyên nhỏ lớn nào làm trở ngại cho việc vãng sinh của con. Vậy xin hỏi con có cần phải làm tờ di chúc và ủy quyền không? Và phải làm cách thức như thế nào? Cúi xin thầy hoan hỷ chỉ dạy cho con biết rõ cách thức phải làm để khi nhắm mắt con được yên tâm. Thành kính cám ơn thầy.
Đáp: Vấn đề nầy, phải nói thật là tối ư quan trọng. Cả đời tu hành, nhất là Phật tử đang hành trì chuyên tâm niệm Phật, trong giờ phút hấp hối và sau khi tắt thở, chỉ cần gặp một chướng duyên trở ngại nho nhỏ cũng đủ làm cho Phật tử mất chánh niệm khó đạt thành sở nguyện. Vì không phải ai cũng hiểu được sự hộ niệm giúp cho bịnh nhân sắp chết được yên ổn nhẹ nhàng ra đi. Một sự ra đi mà không bị tác động ảnh hưởng bởi ngoại duyên gây ra.
Tâm tư nguyện vọng của người sắp lâm chung
Đối với những bác sĩ hay y tá, họ là những người có trách nhiệm theo dõi chữa trị bịnh cho mình, phần nhiều là họ chỉ làm theo nhiệm vụ chức năng của họ thôi. Chớ họ không có quan tâm gì đến đời sống tâm linh của người khi sắp chết cũng như sau khi chết. Dù mình có thác sinh đi đâu, họ cũng không cần biết đến. Vì đó là do hấp thụ bởi một nền tín ngưỡng theo niềm tin tôn giáo của mỗi người. Vì vậy, muốn cho họ hiểu và tôn trọng niềm tin theo tín ngưỡng đạo giáo của mình, thì mình nên bày tỏ nguyện vọng của mình cho họ biết. Có thế, thì họ mới cảm thông và đáp lại theo ý nguyện của mình. Nếu không, thì họ chỉ làm theo chức năng nghề nghiệp của họ thôi. Và như thế, thì sẽ gây ảnh hưởng tác động trở ngại rất lớn cho việc vãng sinh Cực lạc của mình.
Rồi đến thân nhân ruột thịt trong gia đình của mình cũng thế. Phần nhiều, chỉ vì nặng phần quyến luyến trong thâm tình ân ái, nên họ cũng chỉ làm theo tình cảm đơn thuần ý muốn của họ thôi. Ít có ai làm theo ý muốn của bịnh nhân trong giờ phút hấp hối sắp lâm chung nầy. Và nhất là bịnh nhân vừa mới tắt thở. Kinh nói: “Sau tám tiếng đồng hồ, thần thức mới hoàn toàn lìa khỏi xác”. Bởi do không biết quan tâm nghĩ đến giúp cho phần thần thức của bịnh nhân, nên có nhiều người thay vì ra đi êm ái nhẹ nhàng lại có hiện tượng không mấy tốt đẹp. Bởi thế, vấn đề hộ niệm cho bịnh nhân trong giờ phút nầy thật rất là hệ trọng. Phần nhiều ít có ai hiểu rõ về phương pháp hộ niệm. Nếu không khéo, thay vì thương xót lại trở thành thương hại. Xin mọi người hãy nên chú ý cẩn thận vấn đề nầy. Tất cả bởi do nóng lòng vì nặng tình ân ái theo thế gian thường tình mà ra. Do đó, nên rất trở ngại cho việc vãng sinh của bịnh nhân. Thậm chí có khi họ còn làm cho người sắp chết nổi cơn bực tức nóng giận. Thế thì, thử hỏi làm sao bịnh nhân thác sinh về cảnh giới an lành cho được? Quả đó là một sự tác hại rất lớn cho cận tử nghiệp.
Hộ niệm cho người lâm chung thế nào cho đúng?
Đó là chưa nói có người bị dụ bỏ đạo trong giờ phút nửa tỉnh nửa mê, tinh thần yếu đuối nầy. Họ không còn đủ sáng suốt để giữ vững niềm tin. Nếu không có người cận kề trợ niệm nhắc nhở họ. Do đó, họ sẽ trở thành nạn nhân rơi vào con đường tà ngoại thật đáng thương xót! Chỉ vì họ thiếu phúc duyên không có được thiện hữu tri thức bên cạnh thức nhắc. Vì thế, theo tôi, tốt hơn hết, chúng ta nên làm tờ di chúc dặn dò trước cho rõ ràng kỹ lưỡng để tránh hậu hoạn không tốt có thể xảy ra. Đó là chúng ta khéo biết phòng bị cho mình một cận tử nghiệp tương đối khá hoàn hảo. Có thế, thì việc cầu vãng sinh Cực lạc của ta mới có đủ đảm bảo vững chắc.
Theo tôi, việc Phật tử có ý định làm tờ di chúc và ủy quyền cho những người có trách nhiệm lo lắng chăm sóc sức khỏe về mặt y khoa (bác sĩ hoặc y tá hay người nhà v.v…) cũng như những vị lãnh đạo tinh thần của Phật tử thật rất cần thiết nên làm. Nhất là trong khi bịnh nặng, hấp hối và sau khi chết khoảng 8 tiếng đồng hồ trở lại.
Về cách thức để lập nên tờ di chúc, điều nầy cũng có người đã làm và đã có kết quả rất tốt. Nay chúng tôi y cứ vào tờ di chúc đã có sẵn, do Đạo Tràng Tu Viện Hộ Pháp biên soạn, xin nêu ra đây, để rồi tùy ý Phật tử tự quyết định lấy. Nếu thấy được, thì tôi xin đề nghị với Phật tử là chúng ta nên thực hiện ngay, càng sớm càng tốt.
Làm thế nào để giữ chánh niệm lúc lâm chung?
Tờ Di Chúc và Ủy Quyền
Tôi tên là…………………hiện cư trú tại…………………
Tôi xin làm tờ di chúc ủy quyền qua những điều thiết yếu sau đây:
1. Tôi khẳng định hủy bỏ hết tất cả các di chúc trước đó và các di chúc mà đã được Tòa Án công nhận trong thời gian qua trước kia tôi đã làm. (chỉ có phần di chúc liên quan đến cái chết, chớ không phải vấn đề tài sản. Ghi chú của người giải đáp).
2.Tôi là một người tín đồ theo đạo Phật. Tôi muốn cuối đời tôi tang lễ phải được xếp đặt hoàn toàn theo nghi lễ Phật giáo. Việc nầy do chư Tăng Ni hoàn toàn quyết định, thân nhân con cháu chỉ làm theo sự hướng dẫn của chư Tăng Ni mà thôi.
2. Nếu não bộ của tôi đã chết nằm mê man, và hoàn toàn không có triệu chứng cứu vãn phục hồi, xin làm ơn đừng duy trì sự sống của tôi (ngưng ngay ống dẫn thức ăn và ống thở oxygen nếu có).
3. Nếu trái tim ngừng đập vì bất cứ lý do nào, xin đừng làm gì hết kể cả làm giật điện để làm hô hấp sống lại. Làm ơn hãy để cho tôi ra đi trong sự bình an.
4. Khi bác sĩ tuyên bố tôi đã chết, làm ơn không được đụng vào thể xác hay di chuyển thân thể của tôi, nếu muốn đụng và di chuyển thể xác tôi xin hãy để yên tối thiểu là sau 8 tiếng đồng hồ.
5. Xin làm ơn báo tin cho vị thầy tinh thần của tôi, chư Tăng, Ni, gia đình và bạn bè những người hộ niệm cho tôi đến trợ niệm cho tôi trong lúc tôi đang hấp hối. Mọi việc sẽ do Thầy và ban trợ niệm giúp cho tôi, mọi người trong gia đình phải nghe theo sự sắp xếp của những vị đó. Những vị nầy niệm Phật hộ niệm cho tôi sau 8 tiếng đồng hồ rồi sau đó nhà quàn mới làm việc của họ.
6. Nếu những sự kiện ước muốn nêu trên được làm đầy đủ đúng theo như ý nguyện của tôi, thì tôi sẽ nhắm mắt ra đi trong sự an lạc vãng sinh về cõi Cực lạc của đức Phật A Di Đà.
Trong sự làm chứng, tôi đã tự ký trong bản di chúc ủy quyền nầy trước mặt các vị làm chứng có tên phía dưới và ngày ……tháng……năm………..
Chữ ký của đương sự. Chữ ký và địa chỉ của người làm chứng
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Theo Phật giáo, con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?
Hỏi - Đáp 17:46 18/12/2024Thưa Ngài, theo triết học cuả Phật giáo thi con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?
Cảnh giới của "Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” như thế nào?
Hỏi - Đáp 12:27 18/12/2024Kinh Vô Lượng Thọ có đoạn: “Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” (mạng chung mộng thấy Đức Phật A Di Đà), xin giải thích cảnh giới này như thế nào? Nếu ở trong mộng gặp A Di Đà Phật, chẳng may bị người thân quyến thuộc gọi tỉnh giấc, có phải là đánh mất cơ hội vãng sanh rồi không?
Lưu thông sách về Tây phương cực lạc sẽ tạo nghiệp ác?
Hỏi - Đáp 12:15 18/12/2024Con đem sách Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký giới thiệu nhưng có đồng tu nói sách đó nói không đúng sự thật, lưu thông sẽ tạo nghiệp, xin lão Hòa thượng khai thị.
Dọn cơm cúng thế nào cho đúng?
Hỏi - Đáp 11:14 08/12/2024Tôi thường thấy lúc cúng vong, có ba chén cơm để ngang nhau...
Xem thêm