Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 28/01/2017, 10:18 AM

Cảm hứng ngày Tết vui tranh dân gian Đông Hồ - tranh gà

Nhìn gà mái vất vả tần tảo một mình lầm lũi bới đất, tìm mồi nuôi con khác nào cha mẹ chúng ta đã gian nan, vất vả nuôi chúng ta? Nhìn gà mẹ mỗi khi mưa nắng nó xòe lông che bóng cho con khỏi cái nóng nực hay ướt. Khi có đại bàng, diều hâu hung dữ đến, nó sẵn sàng xả thân bảo vệ con dù có phải chết đi nữa cũng không sợ hãi. Thật khiến ta cảm động biết nhường nào khi thấy cái tình mẫu tử đó khác chi con người? Cho nên, gà là bầu bạn và rất đáng yêu, đáng quý, là bạn hiền của mọi người chúng ta. 

Các bạn thân mến!

Nhiều người Việt Nam ở lứa tuổi 50, 60 hẳn không quên câu thơ: 

“Làng Mái có lịch, có lề 
Có sông tắm mát, có nghề làm tranh”
 
Tranh dân gian đã sống với cái Tết dân tộc bao ngàn năm qua là nhờ bàn tay điêu luyện của các nghệ nhân dân gian mà nổi tiếng nhất là các nghệ nhân tranh Đông Hồ, Làng Mái (còn gọi là Đông Mại) nghèo mà hào hoa ven bờ sông Đuống. Làng bên sông đó đã góp cho đời sống văn hoá Việt Nam phong phú, đa dạng và thật vô giá đó là dòng tranh dân gian Đông Hồ “độc nhất vô nhị” đã đi vào thơ ca bao đời nay.

Ngày xưa, thường mỗi gia đình ngày xuân đều có tranh dân gian treo ở trong nhà làm cho bầu không khí gia đình thêm ấm cúng, tạo ra khí thế sung mãn đầy đủ, ấm no. Vì thế, đã nhiều nhà thơ viết về làng tranh nhưng nhà thơ Hoài Anh lại riêng chọn cho mình một góc độ thích hợp trong Bức tranh gà như ký thác nỗi niềm người nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật và sức sống mãnh liệt, trọn vẹn của tranh dân gian.

Các bài thơ đơn giản mộc mạc miêu tả những cảnh thường nhật hàng ngày qua hình ảnh các nghệ nhân già ngồi in tranh gà để làm đề tài cho thơ như:
Khuôn tranh làng Hồ
Thơm mùi gỗ thị
Vỏ xơ mướp khô
Vuốt trên giấy bản
Sắc màu đã tô

Rồi từ đó mà phát triển tứ thơ trong hình tượng con gà độc đáo với rất nhiều liên tưởng trong quá trình làm tranh. Dưới bàn tay thuần thục và khéo léo của nghệ nhân thì bức tranh như có hồn, sinh động trước mắt người mua tranh khi ngắm nó:

Con gà đứng dậy 
Ơ sao bỗng thấy
Mắt gà chớp nhanh 
Mắt bác không chớp...

Tranh Đông Hồ với sắc màu kỳ ảo, tươi tắn, nét khắc tinh tế đến hết sức ngạc nhiên hết sức kỳ thú được xử lý chất liệu từ thiên nhiên quanh ta nên nhà thơ cũng nhập cuộc mà phát triển ra những vần thơ có hồn:

Con gà xòe lông
Bảy sắc cầu vồng
Màu đen than cói
Màu xanh gỉ đồng
Màu lam lá chàm
Màu vàng hạt dành
Màu trắng chất điệp
Vỏ sò vỏ hến
Quê bờ biển xanh
Như còn long lanh…

Từ những chất liệu có trong thiên nhiên, với sự nhào nặn của nghệ nhân thì những con gà từ đời sống thường nhật giản dị thân quen, gần gũi là thế bây giờ hiện về trong tranh sống động trước mắt người ngắm tranh:

Cái mào lửa cháy 
Cổ vươn tiếng gà 
O o bình minh 
Chân vàng sừng sững…

Bên cạnh đó, trong bức tranh còn có những hình ảnh khác là các cô thôn nữ đầy sức sống, trẻ khỏe dáng vóc của một người nông dân đầy sức sống:
Trẻ như cô gái 
Khỏe như lúa đồng
 
Ngày xưa, khi xã hội Việt Nam còn nghèo, con gà đã là biểu tượng điềm lành, cái đồng hồ báo thức của thiên nhiên tuyệt vời, ước mơ giản dị của bao đời dân Việt như ấm lại vách nứa tường tre: 

Bao mùa xuân qua 
Để màu hồng lại 
Sông núi cho xanh 
Hồn nước sống mãi 
Con gà đứng canh…

Và lòng người nghệ nhân dân gian cũng hòa trong niềm vui sáng tạo của chính mình:

Bác thợ ngắm tranh 
Thấy lòng vỗ cánh 
Thấy đời lại xanh…

Qua bức tranh, qua thơ đã làm cho cuộc đời có nhiều ý nghĩa hơn, tâm hồn nhà thơ cũng thăng hoa, hòa trộn vào trong nghệ thuật dân gian Đông Hồ mà nhả mật, để lại những vần thơ hay cho đời:

Ơi người nghệ sĩ
Tên là dân gian
Góp cùng trời đất
Con gà Việt Nam…
Các bạn thân mến!

Ngày nay cho dù với kĩ thuật số và công nghệ cao của Internet người ta có thể đưa ra nhiều bức tranh đẹp sống động, nhưng người Việt Nam vẫn không quên bức tranh Đông Hồ dân gian và muốn nó mãi đồng hành với mọi người Việt Nam mai sau. 

Còn với người phật tử thì nhân sinh quan nhìn tranh có khác, đối với họ con gà trống là người bạn đã giúp đánh thức chúng ta bừng dậy sau một đêm dài mê mệt trong giấc ngủ để trở lại cuộc sống lao động tu hành hàng ngày. Nó mạnh mẽ, hùng dũng nhưng cũng rất thân thương.
 
Nhìn gà mái vất vả tần tảo một mình lầm lũi bới đất, tìm mồi nuôi con khác nào cha mẹ chúng ta đã gian nan, vất vả nuôi chúng ta? Nhìn gà mẹ mỗi khi mưa nắng nó xòe lông che bóng cho con khỏi cái nóng nực hay ướt. Khi có đại bàng, diều hâu hung dữ đến, nó sẵn sàng xả thân bảo vệ con dù có chết đi nữa cũng không sợ hãi. Thật làm ta cảm động biết nhường nào khi thấy cái tình mẫu tử đó khác chi con người? Cho nên, gà là bầu bạn và rất đáng yêu, đáng quý là bạn hiền của mọi người chúng ta. 

Lại nữa, các bạn tưởng tượng xem làng xóm sáng sớm không có tiếng gà gáy thì buồn tẻ biết chừng nào, người ta biết ngay đó là làng không có sinh khí, thịnh vượng và hạnh phúc. Vì thế, Tết đến xin các bạn đừng giết bạn của mình để cúng ông bà, thần linh hay làm mồi nhắm trên bàn tiệc ngày đầu năm nhé. Xin đừng giết bạn hiền! 

Quảng Tịnh
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ám áp bên Thầy ngày Nhà giáo Việt Nam

Văn hóa 16:57 20/11/2018

Sáng ngày 20/11/2018 (14/10/Mậu Tuất), phật tử đạo tràng BQT chùa Đức Hòa và Thiên Bửu đã vân tập về Tổ đình Thiên Bửu (thôn Bình Thành, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa) để chúc mừng Hòa thượng viện chủ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.

Phật

Văn hóa 12:28 14/11/2018

Phật ngồi trên sườn núi,/Nhìn xuống đường bụi mù,/Phật đang nghĩ gì thế nhỉ!/Thương con người ngược xuôi?

Tọa đàm về tác giả bài thơ bất hủ “Em đi chùa Hương”

Văn hóa 12:18 14/11/2018

Sáng ngày 9/11/2018, Nhà xuất bản Phụ nữ và Khoa Viết văn – Báo chí, trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức tọa đàm “Đọc lại Nguyễn Nhược Pháp” về sự nghiệp văn chương, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày mất của nhà thơ tài hoa bạc mệnh.

An lành

Văn hóa 10:12 13/11/2018

Xin cầu thấu rõ chân diệu pháp/Hiện tượng vạn vật luôn biến đổi/Muôn sự hết thảy nương nhau thành/Để tâm tịch lặng an lành nhất/An lành như thế thật an lành!

Xem thêm