Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Câu chuyện "thai nhi" và nỗi đau người mẹ

Thiền sư Thích Nhất Hạnh từng nói: “Chánh niệm có nghĩa là mình biết những gì đang xảy ra, khi mình làm gì, phải đo lường hậu quả. Khi hành xử không có chánh niệm, chúng ta sẽ tự gây ra khó khăn cho chúng ta trong tương lai. Trong giây phút hiện tại mình phải chịu trách nhiệm một trăm phần trăm cho nên để tránh phá thai, mình đừng để cho cái thai thành hình”.

Tôi đang viết những dòng này, cũng như các bạn đang đọc những điều tôi đang viết, chúng ta đang may mắn và hạnh phúc vì đã được sống trên cuộc đời này, biết mặt trời rất ấm, biết biển rất rộng, biết mọi thứ hương vị của cuộc sống.

Ngày tôi đi làm về, một bà mẹ vui mừng khoe với một người bạn về một album ảnh một đứa con trai mà thấy họ hạnh phúc như  thế nào, khiến cho tôi có thể cảm nhận được năng lượng hạnh phúc đó... "Đây là ảnh lúc vừa sinh ra vẫn còn rốn bác sĩ chụp cho đấy...".

Tôi chợt nghĩ tới các nỗi đau xót xa, của những đứa bé kém một chút may mắn khi không được hiện diện trên trần gian này. Khoảng thời gian chúng vui mừng khi được nằm trong bụng mẹ rất ít, chúng cảm thấy hạnh phúc vì sự an toàn khi nằm trong đó... nhưng rồi nó dần cảm thấy khó thở, cảm nhận được sự suy tư, lo lắng của người mẹ và rồi thấy mỏng manh trước cái đau đớn trong một căn phòng nhỏ, có người bác sĩ và người mẹ trẻ tương lai, chỉ 15, 20 phút mà tước quyền đi nhiều thứ... quyền làm mẹ, quyền làm con, có thể nói là mất đi tình mẫu tử mà người người gọi là thiêng liêng. Mất đi cái món quà thứ mà người ta hay nói "Con cái là do trời ban tặng".

Có hàng trăm câu chuyện gia đình liên quan tới nạo phá thai, nào là gia đình nhiều trai quá muốn có 1 cháu gái, hay vì 1 chút nông nổi quên mình say mê và đem vết sẹo nỗi đau theo cả đời (sướng ít khổ nhiều có lẽ vậy?). Tất cả hành động đó họ làm mọi cách để thoả mãn cái kế hoạch "bỏ con" che giấu cái tội lỗi, niềm vui bồng bột của mình. Nỗi đau cùng cột của người trong cuộc đó và cái nhìn xót thương của người đời.

Ở chùa, ánh mắt cho tôi thấy cảnh một cô gái trẻ đang trên tay mấy đồ hàng mã đồ chơi trẻ em ôtô, máy bay...  tôi thầm nghĩ chắc họ đang âm thầm xin lỗi con mình, cầu mong Tam Bảo gia hộ cho con của họ ở bờ cõi bên kia khỏe mạnh, mặc dù cả tôi và cô gái đó cũng không rõ 100% đứa bé thật sự ở bên đó không... Nhưng dù sao họ cũng có niềm tin nơi Phật để quay về nương tựa.
Ảnh minh họa
Hổ dữ còn không ăn thịt con

Dưới góc nhìn đạo Phật nhìn điều đó thật xót xa và đầy tội lỗi. Người ta sẽ nhìn vào người phụ nữ đó với dòng tâm nghĩ "thậm tệ" nhất dành cho người đó. Hổ dữ còn không ăn thịt con huống chi đây là con người mà lại đối xử như vậy... Thế đấy người ta có thể nhìn họ, tặng cho họ những câu ngôn từ mà người đời thường phát ra khi bị gọi là xã hội lên án một sự việc.

Nhưng nếu nói "thương xót" họ thì có lẽ tôi cũng bị lên án có phải không? Đó chỉ là cái góc nhìn của mỗi người, cho nên sẽ có nhưng suy nghĩ khác nhau. Có thể ta nói hành động của người đó không dễ thương thậm chí còn rất thậm tệ nhưng biết đâu trong họ sẽ còn có 1 chút dễ thương và bởi vì trong họ có lẽ có nỗi niềm khổ đau riêng và buộc họ phải làm vậy...

Nghiệp và báo ứng

Trong đạo Phật có luật nhân quả, nghiệp báo, nên cho dù họ có làm sai thì họ sẽ phải nhận lại hậu quả của mình, có phải mọi dư luận lên án họ, mắng nhiếc họ thậm tệ có phải mình đang quan tâm quá tới việc của họ? và có phải tự mình nhận lấy phiền não về mình những sự bức xúc, giận dữ... Trong họ luôn có những khổ đau nên họ mới phát khởi nên những hành động khổ đau đó, chính là hành động “bỏ rơi” đứa con đó của mình.

Nhân quả của nghiệp giết hại rất rõ ràng. Cuộc sống quanh ta với vô vàn dị biệt về lẽ sinh tử để nhận ra phần nào sự vận hành của nghiệp. Tất cả những biểu hiện liên quan đến sức khỏe và thọ mạng của một người đã phản ánh rõ nét nghiệp nhân người ấy tạo ra trong quá khứ và trong hiện tại, đời này. Cái chết không phải là một cái gì đang chờ đợi ta ở cuối con đường, mà nó đang diễn ra ngay trong giây phút này, ngay bây giờ và ở đây.

Cánh cửa xót thương

Không có sinh cũng không có diệt, chỉ có sự chuyển biến từ hình thái này sang hình thái khác mà thôi. Vì vậy chỉ có sự chuyển biến là có thật, còn sinh và diệt là những cái không có thật. Những gì mà ta gọi là sinh và diệt thì đó chỉ là sự chuyển biến.

Chúng ta không nên trách móc họ thái quá, bởi vì chúng ta biết rằng họ đang rất khổ đau. Nếu chúng ta ở vào hoàn cảnh của họ thì có thể chúng ta cũng sẽ hành xử y hệt như vậy thì sao?  Vì vậy điều quan trọng hơn hết là học cách xử lý khổ đau và xây dựng lại tình thương trong mình và tình thương với mọi người, mọi loài.

Đức Dalai Lama nói: “Theo quan điểm của phật tử,  phá thai là một hành động sát sinh và tiêu cực nói chung. Thế nhưng, nó cũng dựa vào từng  trường hợp. Nếu sự sinh nở sẽ sinh ra những vấn đề nghiêm trọng cho cha mẹ, thì những trường hợp này có thể là ngoại lệ. Tôi nghĩ, sự nạo phá thai được chấp nhận hay không chấp nhận tùy thuộc vào mỗi trường hợp”. 

Nếu hôm nay chúng ta có thể phát khởi một tư tưởng thương yêu thì tư tưởng đó sẽ làm trung hòa và xóa đi tư tưởng mà ta đã phát khởi ngày hôm qua.

Diệu Minh
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phật dạy thần chú phá trừ những việc xấu ác

Phật giáo thường thức 17:33 26/04/2024

Nếu người trì tụng muốn làm pháp này được thành tựu, trước cần phải sạch sẽ trai giới, phát tâm chí thành tụng đà-ra-ni 10 vạn biến cho được thuộc làu rồi, nhiên hậu mới tùy chỗ làm phép được thành tựu.

Làm sao con chuyển hóa được niềm đau trong con thành sự an lạc và tĩnh lặng?

Phật giáo thường thức 15:00 26/04/2024

Hỏi: Thưa Thầy, khi con nhìn thấy Thầy, con cảm nhận được sự định tĩnh và niềm an lạc nơi Thầy, nhưng đồng thời con lại thấy một niềm đau trong con…Con muốn được như Thầy. Làm sao con có thể chuyển hóa niềm đau trong con thành niềm vui, sự an lạc và tĩnh lặng như Thầy?

Thực hiện ước mơ

Phật giáo thường thức 13:50 26/04/2024

Người có phước đức, định lực, trí tuệ là điều kiện cần để thực hiện được ước mơ của mình. Không có phước đức trí tuệ thì sẽ rất khó thực hiện được ước mơ của mình. Sống thế nào có thể tăng trưởng phước đức định lực trí tuệ?

Chủ động tìm kiếm bạn đường hay để tùy duyên phận?

Phật giáo thường thức 12:35 26/04/2024

Hỏi: Khi đến lúc phải lập gia đình, tìm một người đi cùng mình để trải nghiệm bài toán cuộc đời thì lúc đó mình nên đi tìm kiếm, hay chỉ đơn giản là cầu nguyện và để pháp tự vận hành. Con rất mong nhận được câu trả lời của Thầy.

Xem thêm