Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 03/03/2024, 10:30 AM

Câu hỏi thứ 7: Vì sao chưa làm rõ sự khác nhau giữa lẽ đời và lý đạo?

Tại sao chưa làm rõ sự khác nhau giữa lẽ đời và lý đạo khi truyền dạy chúng sinh thiểu dục tri túc và ly dục ly ác pháp? Điều này rõ ràng đã vô tình trộn lẫn vàng với thau khiến tăng chúng, Phật tử cứ chìm đắm trong khái niệm mơ hồ, trừu tượng. Thiểu dục và ly dục khác nhau nhiều chứ?

Lẽ đời và lý đạo 

Lẽ đời và lý đạo thực ra đã được thầy viết rõ ràng, chi tiết, đầy đủ nhưng rất tiếc bi lẫn trong tất cả kinh văn ngồn ngộn của thầy trong 33 năm thành đạo, dạy đạo. Đặc biệt, lẽ ra cái cần được xem, cần xây dựng thành nội qui, thanh qui để những người học đạo vạch ra ranh giới thành viên hay cảm tình viên, để điều tiết, thay đổi đời sống mà con người đi đến cái chết như một con gián, một con chuột, một con bọ vì cái chất người đã đánh mất tự bao giờ. Nhưng lấy nó xây dựng thanh qui, chắc chắn, lượng người đổ về Chơn Như sẽ teo tóp lại. Và tin chắc một điều rằng ta có thể tìm thấy trong tiến trình định hướng giáo dục ấy sẽ tìm được 1;3;5;..hay 10;20-A-la-hán gì đấy, để từ đấy theo cấp số cộng thôi với công sai +2; + 3 chứ không cần đến cấp số nhân, giờ đây đã có cả Tăng đoàn. Xin chuyển lại toàn bộ nội dung một trong hai bài đạo và đời của Trưởng lão.

Muốn thành tựu được lòng tin tịnh tính sâu sắc, quý vị phải suy nghĩ cho kỹ và so sánh giữa cuộc sống “Đời” và cuộc sống “Đạo”. Đời có cuộc sống theo đời, đạo có cuộc sống theo đạo. 

Sự sống theo đạo là đi ngược lại sự sống theo đời, đạo thì buông xả ra, đời thì ôm lấy vào, cho nên quý vị đừng tưởng cuộc sống đời và cuộc sống đạo giống nhau. 

Người tu sĩ sống như người thế gian ăn ngủ phi thời, không buông xả vật chất, tâm dễ dính mắc sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Ngũ triền cái luôn luôn che mờ trí tuệ họ, Thất kiết sử thường trói buộc như dây xích sắt khiến họ khó vẫy vùng, nên họ đã trở (99) thành Ma Ba Tuần.

Câu hỏi thứ 5: Tại sao “Xác định các pháp tu tập” lại bị bỏ quên

01

Vì thế, làm sao sống đúng phạm hạnh, ly dục ly ác pháp được? Làm sao nhập Tứ thánh định, làm chủ sanh tử, chấm dứt luân hồi được? Làm sao nhập định vô lậu xả tâm diệt ngã chấm dứt khổ đau? Làm sao nhập định bất động tâm sống thanh thản, an lạc và vô sự?

Có người lầm hiểu đạo Phật cho rằng, chỉ cần biết được pháp môn tu tập, chớ không phải do sự sống đúng phạm hạnh. Hiểu như vậy là hiểu sai, hiểu như vậy có nghĩa là sự sống và sự tu tập là hai lối khác nhau. Đó là, cái hiểu về tu hành của những người tâm còn tham đắm quá nhiều vật chất, đời không muốn bỏ mà đạo lại muốn thêm.

Đạo Phật vốn tu nghĩa là sống, sống biết sửa sai, sửa quấy những lỗi lầm, biết (100) ngăn chặn không làm những điều ác, biết xa lìa mọi cám dỗ vật chất thế gian, biết tiết độ trong ăn uống ngủ nghỉ. Biết thiểu dục tri túc đối với đời sống, biết phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của mình, biết giữ chánh niệm để tâm được thanh thản, an lạc và vô sự.

Lấy cuộc sống đạo của những bậc chân tu đem so sánh với cuộc sống người thế gian, bên nào khổ, bên nào thoát khổ.

Khi đã so sánh như vậy, ta mới thấy đời sống con người thật khổ, khổ như thật, đời sống xuất gia tu hành phóng khoáng như hư không, không gì trói buộc được, không gì làm động đến tâm họ được.

Khi đã thấu rõ cả hai cuộc sống ta mới quyết định chọn một trong hai con đường này. Nếu không so sánh, không thể thấu rõ, mà vội vàng chọn lấy con đường tu thì e rằng chúng ta nông nổi, bồng bột, đến chừng vào đạo đã trở thành một tu sĩ thì chừng đó tiến thối lưỡng nan.

Đời sống dạo rất khó, không phải dễ như mọi người lầm tưởng. Rồi đây, cuộc sống đạo chẳng ra đạo,đời chẳng ra đời, chết cũng dở, sống cũng dở. 

Lấy cuộc sống của mọi người mà suy ngẫm cuộc sống của mình. Đời sống trong gia đình đầy rẫy những triền phược, biết bao dây mơ rễ má trói buộc, biết bao nhiêu vật chất cám dỗ và lôi cuốn vào đường tội ác. Đường đời đầy dẫy ô nhiễm và uế trược, biết bao chông gai và hố thẳm của ác pháp đang chờ đón, càng suy ngẫm chúng ta mới thấy rằng, đời sống con người sinh ra là để khổ, khổ thật.

Chúng ta mới lớn lên chưa lập gia đình, đời còn tươi đẹp giống như một giấc mơ, ăn rồi đi học, chẳng lo nghĩ gì hết, đói no có cha mẹ lo, đến khi lớn lên một chút, biết ham muốn, biết xài tiền, biết ăn chơi vui đùa, chớ chưa biết khổ là gì nên thường rủ rê bạn bè uống rượu, cờ bạc rồi đánh nhau, hoặc đua xe gắn máy, gây tai nạn giao thông, gãy chân, gãy tay, có khi mất mạng. Bây giờ, mới thấy khổ nhưng cái khổ đó có thấm vào đâu.

Đến khi lập gia đình, chừng đó mới thấy cái khổ của đời sống con người: vợ con, tiền bạc, nhà cửa và những vật dụng tiêu thụ hàng ngày.

Khi cha mẹ còn sống, có thiếu hụt cái gì thì ông bà giúp đỡ cho, đến khi cha mẹ mất, chẳng còn ai giúp đỡ, tự mình phải lo lấy cuộc sống của mình, trên vai chất gánh nặng phải lo toan đủ thứ, thế mà vợ con đâu biết, nên đâu phải lúc nào cũng ngọt ngào với mình, vợ con cũng phải có những tư tưởng riêng, lối sống ưa thích riêng do những đặc trưng riêng biệt, mình cũng vậy. Cho nên, sống với nhau đâu phải lúc nào cũng hợp nhau được.

Do sự khác biệt đó, nên trong nhà thường có sự lục đục, rầy rà trái ý nhau, làm cho tâm mình bất toại nguyện, phiền não, chớ đâu phải sung sướng gì. Nếu không nhẫn nhục, tùy thuận với nhau thì gia đình là một địa ngục tại trần gian, càng tư duy suy nghĩ, ta càng thấy đời sống khổ đau, quá khổ, không có gì là hạnh phúc nhưng nó lại trói buộc chặt hơn bất cứ một thứ gì.

Chẳng hạn, đang sống chung với nhau có một người chết, thử hỏi những người còn sống có buồn khổ không? Chắc chắn, không ai là không đau khổ. Hai vợ chồng ngồi trong mâm cơm vừa ăn vừa nói chuyện hàng xóm, rốt cuộc gây gổ nhau thì thử hỏi có vui sướng gì không? Thấy thế, đời sống có vui sướng gì? Hai vợ chồng sống chung với nhau không tiền không bạc, vợ thì ham muốn cái này cái kia, do đó vợ chồng cãi cọ hờn giận nhau, thế mới biết đời khổ, khổ mọi điều, nhưng ở đời người ta đâu biết, đâu thấy cái khổ đó, người ta chỉ thấy cái ảo ảnh bề ngoài tưởng là hạnh phúc như đôi vợ chồng trẻ ngồi trên chiếc xe hơi bóng loáng, hoặc trên chiếc xe Honda, hình ảnh này thật là hạnh phúc nhưng lòng dạ họ đang khổ nào ai biết. Một người nghèo nói: “Tôi nghèo không có cơm ăn áo mặc, tôi quá khổ”, nhưng người giàu có lại nói: “Tôi có tiền có bạc, tôi lại còn khổ hơn nữa, tôi ngủ không yên sợ trộm cắp”. Đó là, mọi thứ khổ đau ưu não của cuộc đời.

Ở gần nhau con gà, con vịt, con chó, con heo qua lại đã xảy ra những trận gây gổ, làm náo loạn cả xóm làng, con cái chơi giỡn với nhau, vì bênh con đã xảy ra chuyện lớn, kẻ đi tù, người nằm nhà thương, còn hai gia đình thì hận nhau mãi, chuyện nhỏ mọn lặt vặt đó, đã khiến cho đời người bất an, bất toại nguyện.

Nhìn lại, đời sống xuất gia phóng khoáng như hư không, không có một vật gì trói buộc, không có một hoàn cảnh nào làm dao động tâm, tâm hồn rộng lớn như đất trời, bao dung tất cả mọi thứ, dơ xấu bất tịnh cũng chẳng buồn, tốt đẹp quý báu như vàng bạc ngọc ngà cũng chẳng mừng vui.

Bởi vậy, thật khó cho những người còn sống ở trong gia đình không thể thực hiện sống theo Pháp hạnh đầy đủ hoàn toàn, trắng bạch như vỏ ốc của những người xuất gia.

Đem so sánh giữa hai đời sống thế gian và xuất thế gian. Đời sống thế gian suốt đời nô lệ cho vật chất, đời sống xuất thế gian hoàn toàn cởi bỏ ách nô lệ vật chất, vì thế nên không còn một vật gì hết, chỉ còn ba y một bát, tối ngủ yên giấc, không sợ trộm cắp gì cả, không sợ hư hao gì hết, bởi vì còn có gì nữa đâu mà hư hao, nhà cửa cũng không, gia đình cũng không, lấy gì mà sợ vợ đói, con khát. Cuộc sống người xuất gia là như vậy nên tâm hồn an vui thanh thản và hoàn toàn hạnh phúc, tâm hồn trong trắng như vỏ ốc, không có vật gì làm hoen ố, ác Pháp không làm dao động được tâm.

Họ sống độc cư, độc bộ, độc hành nhưng lại biết hòa mình trong mọi cuộc sống của người khác bằng đức nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng.

Từ chiếc áo của người cư sĩ chúng ta đem so sánh với chiếc áo của người xuất gia, ta nhận xét, người cư sĩ tu theo đạo Phật hoàn toàn khó giải thoát như người xuất gia, chỉ giải quyết được cuộc sống bằng thiện pháp và không thể thực hiện được sự làm chủ sống chết bằng thiền định. Giải quyết cuộc sống bằng thiện pháp (thiểu dục) và làm chủ sống chết bằng thiền định (ly dục) là ranh giới khá rõ, thế nhưng toàn bộ Phật tử Chơn Như cứ nhầm lẫn đánh đồng khái niệm. Ở đây, Thầy đã nhấn mạnh vai trò thiền định nhưng lại đặt sai vị trí trong triển khai hành trì. 

Khi quán triệt cuộc sống đời và đạo, ta mới thấu rõ người tu sĩ đạo Phật không thể sống theo dục lạc thế gian, không thể sống có vật chất tài sản được, phải xa lìa viễn ly tất cả, buông bỏ xuống hết, không chùa to tháp lớn, không ti-vi, tủ lạnh, không xe hơi, xe cúp, không điện thoại di động v.v.. sống đời thiểu dục tri túc, ba y một bát, hằng ngày sống một bữa ăn, không ăn uống lặt vặt phi thời, đi khất thực nuôi thân, chẳng thân chẳng sơ với ai, chẳng tiền chẳng bạc, chẳng danh chẳng lợi, ai hỏi đạo thì chỉ thẳng, chẳng nói, chẳng dạy điều mê tín gạt người.

Vì thế, cuộc sống đời và cuộc sống đạo không thể giống nhau được, giống nhau thì không phải đạo.

Ở đây, trong tu viện có tu sĩ và cũng có cư sĩ, nam có, nữ có nhưng sự cân nhắc tu hành quả thật chỉ có buông bỏ mà quý vị chưa hoàn toàn buông bỏ sạch. Chúng tôi biết rất rõ quý vị nghe chúng tôi giảng để hiểu biết, chớ sự thật tu hành để giải thoát cảnh trần lao đau khổ thì quý vị không đủ ý chí cương quyết và khả năng hành trì được.

Người có quyết tâm đi tìm sự giải thoát thì phải gan dạ, gọt bỏ râu tóc, mặc y áo xấu xa, cắt đứt dây mơ rễ má tình cảm với gia đình, cha mẹ, anh em, chị em ruột thịt, vợ con và người thân quyến thuộc, lại còn phải bỏ tất cả tài sản của cải châu báu vàng bạc. Có đoạn dứt được như vậy, thì con đường Thiền định của đạo Phật mới tu tập được, có tu tập được Thiền định (Tứ Thánh Hiện Tại An Lạc Trú Định) thì mới làm chủ được sự sống chết, mới tịnh chỉ được các hành trong thân. Sự tu hành này, nó không đơn giản mà phải tu tập hết sức.

Đáng tiếc, Trưởng lão chỉ xem tâm là quyết định ngay cả khi hành trì tứ thiền. 

Các Thầy phải tự suy nghĩ, các hành đang hoạt động trong thân của chúng ta như: tim đập, gan, phèo, phổi, thần kinh đang hoạt động không ngừng nghỉ, hơi thở đang ra vô tự động, da đang bài tiết. Tất cả, những sinh hoạt này đang tạo ra một sức sống cho thân mạng chúng ta. Thế mà, tu tập Bốn Thánh Định chúng ta điều khiển làm cho nó ngưng hoạt động, thì đây không phải là một việc dễ làm, nếu tâm của chúng ta chưa thanh tịnh, chưa ly dục ly ác pháp, còn thương, còn ghét, còn giận, còn hờn, còn tham muốn vật này vật khác, chưa đoạn lìa tình cảm thế gian thì chắc chắn quý Thầy không thể thực hiện được, không thể làm chuyện vĩ đại này được.

Giáo lý của đức Phật đã vạch ra con đường tu hành rất rõ ràng, lấy nhân quả làm nòng cốt đối tượng cho sự tu tập, vì thế thay đổi nghề nghiệp ác là hành động đầu tiên trau dồi thân tâm thiện (Chánh nghiệp) kế đến, chúng ta lần lượt tu tập những hạnh bố thí cúng dường, để xả bỏ lòng ích kỷ hẹp hòi, để xa lìa lòng ham muốn nhiều của mình và hàng ngày còn trau dồi đức nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng trong mỗi đối tượng, mỗi hoàn cảnh, mọi sự việc. Chính những sự tu tập này, đã mang đến cho quý vị và gia đình một sự an vui hạnh phúc tuyệt vời.

Người cư sĩ chỉ cần tu tập bấy nhiêu đây, cũng đủ đem lại một cuộc sống an lành hạnh phúc mà hầu hết mọi người trên thế gian này đều mơ ước, chỉ có những người chưa biết an phận thì con đường tu tập này không phù hợp.

Nếu không có đạo Phật chỉ đường vạch lối giải thoát cho loài người thì loài người đi tìm hạnh phúc trong ảo tưởng, đó chỉ là một giấc mơ đẹp mà thôi.

Ở đây, chúng tôi xin lưu ý các bạn: Đời và đạo không thể đi chung nhau một đường, mà hai nẻo rõ ràng. Đời là đau khổ, đạo là giải thoát; đời thì ôm vào tất cả, đạo thì buông ra chẳng còn một vật. Vì thế, mà các bạn quan sát biết rõ người tu đúng và người tu sai, người nào tu theo đúng chánh Pháp của đạo Phật; người nào tu sai lạc vào tà pháp của ngọai đạo, thì các bạn không còn lầm người. Đó là, đạo và đời đã xác định rõ như vậy.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tuổi nào cho em

Góc nhìn Phật tử 13:43 22/11/2024

Tôi vác ba lô trên lưng trở về sau chuyến hành trình nơi đất khách, trong hành trang tôi mang vài thứ từ quê xa làm quà cho anh em. Vừa bước vào cổng chùa nghe hơi lạnh… thoáng mùi chia ly.

Đạo Phật là lối sống đẹp để hướng đến việc hoàn thiện bản thân

Góc nhìn Phật tử 10:24 22/11/2024

Trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc đời, Đạo Phật xuất hiện như một ánh sáng soi đường, giúp con người thấu hiểu chính mình và hoàn thiện bản thân.

Để Sư nấu

Góc nhìn Phật tử 10:06 22/11/2024

Cách đây chừng sáu năm, ngày đó tôi đang là một sinh viên năm thứ ba, sống chung phòng trọ với bảy người bạn nữa ở khu Làng Đại Học Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chung trọ nhưng chẳng ai cùng quê với nhau cả, Bắc – Trung – Nam đều có.

Nói xấu người

Góc nhìn Phật tử 09:51 22/11/2024

Đã nhiều lần tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ nói xấu người khác, thế nhưng đâu cũng lại vào đó, cứ hễ tụm năm tụm ba là không nói chuyện của người này cũng nói người khác, hoặc khi ai đó nói về chuyện của người khác dù không nói ra nhưng vẫn có những ý nghĩ xấu, không tốt về họ.

Xem thêm