Thứ sáu, 15/02/2019, 11:44 AM

Chà xát tiền vào tượng Phật ở chùa Đồng Yên Tử: Phật pháp từ bi, đừng hỏi làm sao vẫn chịu thấu!

Mới đây, hàng vạn du khách và Phật tử đã hành hương về đất Phật trong ngày khai Hội Xuân Yên Tử 2019. Thế nhưng vẫn buồn cho những hình ảnh không đẹp tại lễ hội, đặc biệt là hình ảnh du khách vẫn chen chân xát tiền vào chùa Đồng để cầu may.

>Những giáo lý Phật giáo nên đọc

Chà xát tiền vào tượng Phật: Cảnh tượng buồn lòng vẫn tái diễn

Bài liên quan

Sáng 14-2 (tức mùng 10 tháng Giêng năm Kỷ Hợi 2019), Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử, UBND TP Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) phối hợp với Ban Quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh tổ chức lễ khai Hội Xuân Yên Tử 2019, mở đầu cho mùa hành hương về đất Phật 2019.

Tuy nhiên theo ghi nhận ngay từ sáng sớm 14-2, hàng vạn người đã về du Xuân và lễ Phật. Một số địa điểm thuộc khu di tích Yên Tử như chùa Hoa Yên, tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, chùa Đồng chật kín người.

Khu vực chùa Đồng trên đỉnh Yên Tử từ trưa đã tắc nghẽn, nhiều du khách vẫn chen chân xoa tiền vào chùa Đồng để cầu may.

Khu vực chùa Đồng trên đỉnh Yên Tử từ trưa đã tắc nghẽn, nhiều du khách vẫn chen chân xoa tiền vào chùa Đồng để cầu may.

Đặc biệt, tại khu vực chùa Đồng, càng về trưa càng tắc nghẽn, dòng người nhích từng bậc thang, chống gậy để lên lễ chùa trong sương mù và đua nhau xoa tiền vào chùa Đồng. Hình ảnh đáng buồn này không chỉ diễn ra trong lễ hội năm nay mà đã được tái diễn trong nhiều năm trước đây.

Họ chà, xát, gài, ném tiền như những cơn mưa vào chùa Đồng. Với những hành vi mê nhiều hơn tín đó, chùa Đồng, chuông đồng và cả khánh đồng ánh lên màu vàng, đỏ lấp lánh, hao mòn dần đi so với nguyên gốc.

Trông ngôi chùa thật tội nghiệp. Những tai nạn như trượt chân, chen lấn, xô đẩy vẫn xảy ra như cơm bữa. Nói thật, hàng vạn người tràn lên chùa Đồng mỗi ngày, bảo là “hành hạ” chùa cũng không sai.

Chà xát tiền vào tượng Phật thể hiện niềm tin mù quáng với những ảo tưởng khởi lên từ lòng tham, làm phản cảm ở chốn linh thiêng.

Chà xát tiền vào tượng Phật thể hiện niềm tin mù quáng với những ảo tưởng khởi lên từ lòng tham, làm phản cảm ở chốn linh thiêng.

Tuy nhiên, điều lo lắng nhất là nạn tín chủ, du khách dùng tiền để chà xát lên vách chùa. Mỗi ngày, chùa Đồng đang phải gồng mình gánh chịu hàng vạn bàn tay chà xát như cảnh dùng giấy ráp đánh lên mặt gỗ cho nhẵn bóng. Xát tiền chưa đủ, nhiều du khách còn ngẫu hứng dùng đinh, chìa khóa khắc lên vách, cột những câu từ, hình vẽ không ra một thể thức nào, như một cách để lưu dấu mình ở chốn non tiên, chay tịnh này. Chữ người nọ đè lên nét của người kia. Cảnh viết vẽ bậy như vậy có lẽ không nơi nào có!

Khi hỏi tại sao lại làm vậy, một chàng trai nói: “Tôi cũng không rõ nhưng ai cũng đều làm thế cả”. Một người đàn bà giải thích: “Làm thế là để thụ lộc của chùa. Mang đồng tiền về, đặt lên bàn thờ thì cả năm sẽ có nhiều tài lộc”.

Hành động này thể hiện niềm tin mù quáng với những ảo tưởng khởi lên từ lòng tham, làm phản cảm ở chốn linh thiêng.

Đánh giá về hành vi chà xát tiền vào tượng Phật, Đại đức Thích Đạo Hiển, Phó ban kiêm Chánh thư ký Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Quảng Ninh, cho rằng: “Đây là hành vi huyễn hoặc, con người có niềm tin mù quáng vào tôn giáo”. Theo ông, đó là việc làm không đúng trong Phật pháp, bởi trong đạo Phật, kết quả của cuộc sống chúng ta tạo dựng được do bản thân có chí tiến thủ, lao động, học tập chứ không phải do sự may mắn nào tạo nên, càng không có chuyện dùng tiền xoa vào Phật, xoa vào chuông chùa sẽ gặp may mắn. “Nếu chỉ dùng tiền xoa vào tượng Phật sẽ may mắn thì chúng tôi đã làm rồi, không đến lượt mọi người hành động” - Đại đức Thích Đạo Hiển nói.

Phật pháp từ bi, đừng hỏi vì sao vẫn chịu thấu

Bài liên quan

Đời sống tâm linh là sự phản ánh đời sống xã hội. Xã hội ra sao thì đời sống tín ngưỡng cũng như vậy. Ở ngoài xã hội thì người dân có thói quen đưa tiền hối lộ tận tay những người giúp đỡ họ.

Nên khi đến đền, chùa họ mang theo quan niệm ấy và phải nhét tiền tận tay thần linh chứ không bỏ tiền vào hòm công đức, có lẽ vì bây giờ họ không tin số tiền họ bỏ vào hòm công đức sẽ đến được với thần linh.

Nếu nói theo ngôn ngữ trần tục thì đó là “đút lót” thần linh, cũng như ngoài xã hội họ “đút lót” cho cán bộ, công chức.

“Đức Phật bỏ tiền của như bỏ đờm, rãi. Nay chúng ta mang tiền của đến khụy lụy cầu xin ngài, đó không phải là làm xúc phạm thanh danh của người hay sao?", Thượng tọa Thích Tiến Đạt chia sẻ.

Hành động chà sát tiền vào tượng Phật là việc làm không đúng trong Phật pháp

Hành động chà sát tiền vào tượng Phật là việc làm không đúng trong Phật pháp

Hành động này không chỉ vô văn hóa, phản tín ngưỡng mà còn rất phản cảm về tư cách công dân không lành mạnh. Đồng tiền của đất nước mình dù mệnh giá nhỏ nhưng cũng rất thiêng liêng. Vậy mà nhiều người vẫn cố tình chà sát tiền vào tượng Phật. Đó là hành động vô thức tập thể, thấy người này làm thì bắt chước làm theo tưởng như vậy sẽ được lộc. Thậm chí họ còn nghĩ càng quệt mạnh càng được lộc hơn. Điều này thể hiện niềm tin mù quáng với những ảo tưởng khởi lên từ lòng tham làm phản cảm ở chốn linh thiêng. Và dương như khi niềm tin thế tục suy giảm thì niềm tin tâm linh tăng lên.

Theo thượng tọa Thích Tiến Đạt, con người sẽ may mắn khi làm việc thiện và khi làm đúng lời Phật dạy: “Nếu theo quan điểm đúng đắn của nhà Phật, hành động xoa tiền vào tượng chưa chắc đã mang lại may mắn, rất có thể sẽ bị tổn phúc, bởi việc làm đó trở thành bất kính với Phật. Các vị bồ tát, Đức Phật bỏ cả ngai vàng, quyền lực, tiền tài đi tu. Mục đích các ngài đi tu chỉ mong tìm đường cho chúng sinh thoát khổ.

Do vậy, không bao giờ có chuyện chúng ta xoa tiền dưới chân ngài sẽ được may mắn. Theo Đức Phật, ngài bỏ tiền tài như bỏ đờm, rãi, bây giờ chúng ta mang thứ ngài bỏ đi để cầu cúng, liệu ngài có chấp nhận hay không? Điều ấy đã chứng minh hành động xoa tiền hay buộc dây lạ lên mái đình cầu may là những hành động phi văn hóa, không đúng đạo lý Đức Phật”.

Dưới đây là những hình ảnh ghi nhận được về việc chà xát tiền cầu may tại chùa Đồng trong ngày khai Hội Xuân Yên Tử 2019 do VnExpress thực hiện:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà

Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024

Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.

Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn

Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024

Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.

Tôi tin nhân quả

Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024

Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.

Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…

Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024

Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.

Xem thêm