Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 09/09/2023, 09:00 AM

“Có lẽ công bằng”

Những lúc gặp nạn, chán đời, bạn thường nghĩ “thật oan ức, tại sao lại xảy ra cho tôi?”, thật không công bằng chút nào!

Một tù nhân, tuổi trung niên, sau lớp giảng hàng tháng trong tù, đã xin đến gặp tôi (Ajahn Brahm) để thưa chuyện. Ông này đã tham dự lớp giảng từ nhiều tháng nên tôi cũng quen mặt.

- Thưa thầy Brahm - ông nói: 

Tôi muốn cho thầy biết là tôi không có phạm tội mà họ đã nhốt tôi vào tù. Tôi là kẻ vô tội. Tôi biết nhiều tù nhân cũng nói như vậy mặc dù họ phạm tội, nhưng tôi hoàn toàn nói thật. Tôi không bao giờ nói láo với thầy đâu. Tôi xin thề với thầy đó. Tôi tin lời ông ấy.

Nhân quả công bằng khi đủ duyên

01

Hoàn cảnh và điệu bộ của ông đã linh tính cho tôi biết là ông nói sự thật. Tôi bắt đầu suy nghĩ, thật bất công cho ông ta quá, và đang tìm cách an ủi. Nhưng ông đã cắt đứt dòng tư tưởng của tôi. Với một nụ cười bí hiểm, ông nói:

-Thưa thầy Brahm, nhưng tôi lại có phạm nhiều tội khác, xong những lúc đó tôi lại không bị bắt. Cho nên… nghĩ lại thì kể ra cũng công bằng thôi! Tôi phá lên cười. Thì ra tên tù nhân lưu manh này đã hiểu luật nhân quả, và có thể hiểu rõ hơn vài tu sĩ mà tôi biết.

Có khi nào bạn phạm tội, hành hung, ăn cắp, phạm pháp mà không bị bắt không? Và khi đó bạn có than “Trời ơi, không công bằng! Tại sao tôi không bị bắt?”. Nhưng khi lâm vào cảnh khổ mà không biết lý do tại sao thì chúng ta liền than “Trời ơi, bất công quá! Tại sao lại tôi?"

Giống như tên tù nhân tôi vừa kể, có thể chúng ta đã làm nhiều tội lỗi mà không bị bắt lúc đó. Bây giờ mới nhìn thấy vô cớ bị bắt, nhưng thật ra có lẽ cũng công bằng thôi. Tên tù nhân trên đã bị bắt oan về một tội mà ông không phạm, nhưng trước đó ông đã phạm nhiều tội khác mà không bị bắt. Bây giờ mới nhìn thì thấy ông bị bắt oan, nhưng suy xét trên thời gian dài ra thì cũng chẳng oan chút nào.

Có nhiều Phật tử ăn chay, niệm Phật, cúng dường, bổ thị, làm phước mà vẫn gặp những chuyện không may, thường hay than thở "Tôi tu hành, ăn chay, làm phước mà sao cử gặp nạn hoài?". Đạo Phật dạy nhân quả ba đời: quá khứ - hiện tại - vị lai.

Có những người kiếp này làm các việc bất thiện mà vẫn sung sướng, đó chẳng qua cũng giống như người phạm tội mà chưa bị bắt. Đến kiếp sau đang sống lương thiện thì lại bị bắt vào tù một cách oan uổng.

Nhìn vào thấy oan, nhưng xét kỹ trên thời gian dài, thì cũng công bằng thôi. Vậy khi không làm điều gì xấu ác mà gặp nạn thì chúng ta nên nhớ là không có gì oan uống hết. Có thể chúng ta đã tạo các từ nhiều kiếp trước, đến kiếp này thì quá mới chín mùi trổ ra.

Trích “Ai mua xe rác”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Phấn chấn hơn lên

Kiến thức 09:00 27/04/2024

Làm thế nào, bằng phương pháp khả thi cụ thể nào giúp ta siêng năng, tinh tấn, phấn chấn hơn lên hướng về những mục tiêu tốt đẹp mà ta đã vạch ra là điều rất cần thiết cho tất cả mọi người, mọi giới kể cả các vị tu hành.

Thuốc trị bệnh tham sắc

Kiến thức 08:05 27/04/2024

Đến bệnh tham sắc. Đây cũng thuộc loại bệnh trầm trọng. Bệnh này lấy thuốc quán bất tịnh để trị.

Vì sao chúng ta không thường niệm Phật Thích Ca lại niệm Phật A Di Đà?

Kiến thức 07:57 27/04/2024

Niệm Phật A Di Đà là do Bổn Sư Thích Ca dạy niệm, như cha mẹ sanh con phải đem giao cho thầy dạy, học vấn thành công là do thầy lập ra. Niệm Phật A Di Đà cũng vậy.

Phật dạy thần chú phá trừ những việc xấu ác

Kiến thức 17:33 26/04/2024

Nếu người trì tụng muốn làm pháp này được thành tựu, trước cần phải sạch sẽ trai giới, phát tâm chí thành tụng đà-ra-ni 10 vạn biến cho được thuộc làu rồi, nhiên hậu mới tùy chỗ làm phép được thành tựu.

Xem thêm