Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 23/12/2019, 17:01 PM

Có nên hiến xác và nội tạng khi mất đi không?

Đối với Phật giáo, tuy có truyền thống giáo hóa, chuẩn bị thật kỹ cho người sắp lâm chung hay lâm chung, nhưng việc hiến xác để nghiên cứu, hiến tạng để cứu sống cho chúng sanh thì các tu sĩ vẫn phát tâm thực hiện không phải bị vi phạm tội lỗi nào cả.

>>Hiến tạng cứu người: Công đức vô lượng

Hỏi: Con là một sinh viên y khoa và ngày ngày thường học các môn giải phẫu trên xác những người đã mất hiến cho y khoa. Con rất tri ân những người đã hiến xác cho khoa học giúp cho cho chúng con được học hỏi và hiểu rõ hơn về các bệnh lý, cơ thể con người. Về cá nhân, con cũng đã tình nguyện khi mất đi sẽ hiến xác cho các trường y khoa cũng như nội tạng cho những ai cần để hy vọng đáp đền tri ân cuộc sống đã giúp con có nhiều thứ đồng thời cũng mong những nội tạng cơ thể của con có thể giúp ích được cho ai đó.

Tuy nhiên, từ khi biết đến Phật pháp và đọc được nhiều bài viết khuyên không nên hiến xác cho y khoa hoặc hiến nội tạng khi vừa qua đời vì như thế thần thức chưa rời khỏi cơ thể sẽ dễ bị đọa lạc, uổng phí cả một đời tu hành. Điều này làm con rất hoang mang vì con nghĩ rằng mình dù sao cũng đã chết thì thân xác hay nội tạng giúp được cho ai là điều tốt hơn là thiêu hoặc chôn vào đất lạnh chẳng có ích gì. Xin Sư hoan hỷ giúp cho con hiểu là con có nên hiến xác và hiến nội tạng khi mất đi không? Trong trường hợp nào thì nên và không nên hiến xác cũng như nội tạng. Con xin cảm ơn Sư rất nhiều.

Cuộc sống trên hành tinh bao giờ cũng có sự chuyển hóa, chuyển hóa hằng ngày, hằng giờ, hằng tâm niệm sát na, mỗi lúc mới, mỗi lúc mới thêm hơn và mới sẽ thành cũ.

Cuộc sống trên hành tinh bao giờ cũng có sự chuyển hóa, chuyển hóa hằng ngày, hằng giờ, hằng tâm niệm sát na, mỗi lúc mới, mỗi lúc mới thêm hơn và mới sẽ thành cũ.

Đáp:

Bài liên quan

Cuộc sống trên hành tinh bao giờ cũng có sự chuyển hóa, chuyển hóa hằng ngày, hằng giờ, hằng tâm niệm sát na, mỗi lúc mới, mỗi lúc mới thêm hơn và mới sẽ thành cũ. Các nhà tâm linh, nhà làm tôn giáo thấy rõ và luôn cải cách tôn giáo cho phù hợp với môi trường sống con người, trong đó có việc “Hiến xác sau khi chết”.

Tại các trung tâm nghiên cứu khoa học, trường y, bệnh viện trên khắp thế giới ngày nay đều khẩn khoản mong ước được đón nhận những “Người bất tử” như vậy. Vừa mới ra đi thì các bộ phận tốt lành tức khắc được ghép cho người bệnh có nhu cầu, mang lại đời sống gần như bình thường cho họ. Trong vài ba năm thì hình hài liên tục được mổ xẻ, nghiên cứu mang lại những hiểu biết về chữa trị, phòng ngừa nan bệnh.

Với hình hài để nghiên cứu, đơn vị thu nhận sẽ ướp xác với formaldehyde chích vào mạch máu để các mô bào được cất giữ, tránh hư rữa. Đó là lý do thân xác phải toàn vẹn để có thể tẩm niệm ướp giữ. Đôi khi xác cũng được cất giữ bằng cách ướp với chất nhựa dẻo plastic.

Thủ tục hiến xác cũng giản dị. Một văn bản ngỏ ý muốn hiến, ký tên bên dưới với 2 người trưởng thành làm chứng, gửi tới cơ quan nghiên cứu mà mình muốn tặng dữ. Người hiến tặng cũng ở tuổi thành niên hợp pháp.

Ý nguyện cần được đơn vị thu nhận đồng ý tùy theo tiêu chuẩn riêng của họ và tùy theo mỗi quốc gia. Chẳng hạn có nơi từ chối nếu người hảo tâm có tiền sử bệnh truyền nhiễm như viêm gan các loại, HIV, lao, phỏng nặng, thương tích trầm trọng, chết đuối, quá mập phì, đói ăn, cơ thể bắt đầu rữa hủy, đã có ý định quyên sinh… Có cơ quan chỉ nhận thân xác toàn vẹn, không hư rữa, chưa bị mổ khám nghiệm tử thi, không bị lấy đi một bộ phận để cấy ghép trị bệnh, ngoại trừ giác mạc của mắt.

Người hiến được cấp một thẻ ghi nhận hiến xác để luôn luôn mang theo mình, phòng khi cần khẩn cấp.

Các nhà tâm linh, nhà làm tôn giáo thấy rõ và luôn cải cách tôn giáo cho phù hợp với môi trường sống con người, trong đó có việc “Hiến xác sau khi chết”.

Các nhà tâm linh, nhà làm tôn giáo thấy rõ và luôn cải cách tôn giáo cho phù hợp với môi trường sống con người, trong đó có việc “Hiến xác sau khi chết”.

Tại Hoa Kỳ, hiến bộ phận có thể thực hiện tại nơi thi bằng lái xe và sẽ được ghi chú trên bằng này.

Trong thời gian nghiên cứu, hình hài sẽ được cơ quan thụ hưởng bảo tồn trang trọng, đảm bảo chân giá trị của người hiến tặng cũng như tôn trọng quà tặng mà người cho đã trao cho

Bài liên quan

Sau nghiên cứu, hình hài sẽ được hỏa thiêu. được đưa về cho thân nhân mai táng nếu họ muốn hoặc sẽ được bệnh viện long trọng rải trên biển cả hoặc trong lòng đất. Cát bụi trở về cát bụi.

Người cho không được hưởng một hiện kim hiện vật nào. Đó là quy luật của chính quyền, để tránh mua bán hoặc kẻ bất lương đào mồ trộm xác. Bệnh viện chi trả phí tổn chuyên trở hình hài tới bệnh viện, nếu không quá xa.

Thân nhân có thể tổ chức lễ phát tang, cầu nguyện trước khi chuyển cho bệnh viện, nhưng lưu ý nhà quàn không tẩn liệm. Đó là việc mà sau này bệnh viện đảm trách theo phương pháp khoa học thích hợp.

Việc hiến xác là việc làm do người phát tâm, khởi tâm làm việc thiện, không tính toán, làm thiện thì quả thiện sẽ đến với các Bạn. Ở Việt Nam việc hiến xác còn ít, khi thăm dò ý kiến thì có trên 50% số người đồng ý “Hiến xác”, nhưng khi thực hiện thì “Không dám làm” nên chẳng là bao, tuy nhiên trong đó có một ít là tu sĩ Phật giáo, như ở tỉnh Đồng Nai có trên 6.000 Tăng Ni, nhưng chỉ có 01 người hiến xác là Đại Đức Thích ……, ở Niệm Phật Đường ……, phường Bửu Hòa, Tp.Biên Hòa.

Đối với xã hội, theo số liệu nghiên cứu của ngành y học thông qua phiếu điều tra về vấn đề: “Hiến xác nhân đạo, hiến bộ phận cơ thể người, hiến mô tạng” để phục vụ khoa học và nghiên cứu tại Việt Nam thì: Trong tổng số 492 người được hỏi “Có nên hiến xác nhân đạo, hiến bộ phận cơ thể người, hiến mô tạng…” để phục vụ cho ngành y học và nghiên cứu hay không? đồng thời đây chính là một việc có giá trị nhân đạo - nhân văn sâu sắc với một tấm lòng và nghĩa cử cao đẹp biết hy sinh về đồng loại, góp phần thúc đẩy ngành y học nước nhà phát triển. Thì đã thu được kết quả sau đây: Có 315 người (chiếm 64,02%) “Đồng ý”, có tới 134 người (chiếm 27,27%) “Không đồng ý”, và có 43 người (Chiếm 8,73%) “Không có ý kiến”. Như vậy, với 3 mức độ biểu hiện: “Đồng ý”, “Không đồng ý”, “Không có ý kiến”, thì vấn đề “Hiến xác nhân đạo, hiến bộ phận cơ thể, mô tạng… để phục vụ y học và nghiên cứu tại Việt Nam” vẫn được phần lớn đại bộ phận các đối tượng, cá nhân trong xã hội ủng hộ - chiếm tới 64,02% nhận định của số người được hỏi.

Lịch sử y học

Đối với Phật giáo, tuy có truyền thống giáo hóa, chuẩn bị thật kỹ cho người sắp lâm chung hay lâm chung, nhưng việc hiến xác để nghiên cứu, hiến tạng để cứu sống cho chúng sanh thì các tu sĩ vẫn phát tâm thực hiện không phải bị vi phạm tội lỗi nào cả.

Đối với Phật giáo, tuy có truyền thống giáo hóa, chuẩn bị thật kỹ cho người sắp lâm chung hay lâm chung, nhưng việc hiến xác để nghiên cứu, hiến tạng để cứu sống cho chúng sanh thì các tu sĩ vẫn phát tâm thực hiện không phải bị vi phạm tội lỗi nào cả.

Ghi nhận nhiều giai thoại về những người được các thầy thuốc chứng tử nhưng sau đó đã sống lại - khi đang được ướp xác hoặc sau vài ngày nằm trong quan tài. Các chuyện kể về những người bị chôn sống (Với giả thiết rằng xác không được ướp trước khi chôn) đã tạo tiền đề cho ít nhất là một nhà sáng chế trong thế kỷ 20 thiết kế ra một hệ thống báo động từ trong quan tài. Với các lý do trên xem ra có phần phản lại với việc hiến xác rất chuẩn mực “Chứ không phải không có lý do”.

Ở tây bán cầu, người xưa chỉ có làm việc hiến máu, năm 1492 kêu gọi hiến máu cứu Đức Giáo Hoàng Innocent VIII bị một cơn đột quỵ tại thành phố Rome, nhưng đến năm 1818 Bác sĩ Blundell, người Anh đã thành công việc lấy máu của người chồng truyền cho người vợ bị mất máu nhiều trong khi sanh sản. Việc hiến máu được duy trì và thành công đến hôm nay.

Bài liên quan

Tại Việt Nam việc hiến máu là bình thường, việc hiến xác dù đã có thăm dò ý kiến nhiều người, hiệu quả ít. Năm 1996, phong trào hiến xác cho khoa học mới bắt đầu thực hiện với sự phát động của Giáo sư Nguyễn Quang Quyền ở trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh. Việc hiến tạng, hiến tủy, hiến thận… còn ở tận chân trời xa vút ở đâu đó nơi Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc; riêng tại Việt Nam theo Bác sĩ Nguyễn Tiên Quyết, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Chợ Rẩy thì trong 2.500 người chết trong năm được đề nghị hiến tạng để cứu sống cho người khác, nhưng thân nhân vẫn không đồng ý! Cho đến năm 2010, hơn 1.000 người chết, chỉ có 9 người được thân nhân chấp nhận hiến tạng cho người khác.

Nhìn chung, việc hiến xác là do tự nguyện, bất vụ lợi đối với con người khi sanh tiền, nên rất ít có việc hiến xác cho bệnh viện để thí nghiệm, hay cứu sống cho người khác. Còn một yếu tố tâm lý là “Liệu người có can đảm hiến xác hay không?”

Đối với Phật giáo, tuy có truyền thống giáo hóa, chuẩn bị thật kỹ cho người sắp lâm chung hay lâm chung, nhưng việc hiến xác để nghiên cứu, hiến tạng để cứu sống cho chúng sanh thì các tu sĩ vẫn phát tâm thực hiện không phải bị vi phạm tội lỗi nào cả. Bạn bị mất chánh niệm không được vãng sanh Tây phương Cực lạc vì công cuộc hiến xác, nhưng bạn đã làm một hạnh nguyện Bồ tát lợi tha cứu chúng sanh, tại sao lại không thực hiện?

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Làm nghề buôn bán gặp nhiều “dối trá” thì nên làm gì?

Hỏi - Đáp 16:32 05/05/2024

Con hàng ngày làm nghề buôn bán, nhìn thấy nhiều sự dối trá, nghe thấy nhiều lời dối trá làm lòng con không có niềm tin vào cuộc đời. Con phải làm gì trước những suy nghĩ này. Con mong quý Thầy giải đáp giúp con?

Chuyên niệm hồng danh Phật A Di Đà mà không đọc kinh thì có sao không?

Hỏi - Đáp 15:00 04/05/2024

Tôi đang tu tập theo pháp môn niệm Phật. Vì chỗ làm cách xa nhà nên mỗi sáng trước khi đi làm tôi thắp nhang lên bàn thờ Phật, rồi trong lúc lái xe tôi niệm danh hiệu Phật. Trước khi ngủ tôi niệm Phật trước bàn thờ thêm 30 phút nữa. Không biết tôi tu niệm như vậy đã đúng với Chánh pháp chưa?

Bị chướng duyên có phải là do thiếu phước không?

Hỏi - Đáp 15:20 03/05/2024

Hỏi: Thưa Sư Cô, con làm gì cũng bị chướng duyên có phải do con thiếu Phước và nhiều bất thiện nghiệp không ạ?

Vì sao lại có nhiều người trì niệm danh hiệu Bồ tát Quan Âm?

Hỏi - Đáp 18:05 02/05/2024

Từ đâu mà xuất sinh ra truyền thống thờ phụng và vì sao lại có nhiều người thích niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát như vậy?

Xem thêm