Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 18/08/2023, 07:13 AM

“Của Caesar hãy trả cho Caesar”

Rất nhiều người học Phật có một sai lầm cơ bản là cố nhồi nhét, cố phức tạp hóa những điều mông lung, trừu tượng, chiêu nạp thật nhiều sở tri, sở đắc để thuyết giảng, để hí luận, để hơn thua mà không “tiêu hóa” những pháp hành cụ thể kia.

Trong quyển Phật học Nam truyền của hai tác giả Joseph Goldsein và Jack Kornfield (1987) -  Người dịch Tỳ kheo Giác Nguyên - có kể lại câu chuyện có người đến hỏi Lạt ma Govinda rằng phải có thái độ thế nào trước quá nhiều truyền thống sai biệt nhau của Phật giáo. Ngài Govinda trả lời rằng “giáo pháp của đức Phật chẳng khác gì một hạt giống được gieo trên đất và từ đó đâm chồi nẩy lộc thành một cội cây đầy đủ gốc, cành, thân lá. Đứng trước cội cây đó, mỗi người một cách chọn lựa: kẻ thích gốc, người thích cành...Và dĩ nhiên cứ vậy mỗi chọn lựa, và sự khiếm khuyết, ngộ nhận, là lẽ tự nhiên bởi vì mỗi phần cội cây đều có những giá trị riêng. Ta không thể phủ nhận bất cứ cái nào...”

Đến đây, có lẽ nhiều người có thể hiểu tại sao việc tiếp nhận giáo pháp của Phật lại nhiều sai biệt đến thế. Nhưng cái lý này (của Govinda) dễ chấp nhận hơn cách diễn dịch của nhiều người về lời dạy của Phật: “Điều ta biết như rừng cây, điều ta dạy chỉ là nắm lá”. Đừng ngộ nhận hai cái lý này bởi lẽ một đằng là sự hời hợt, cạn cợt trong chọn lựa của đại chúng còn một đằng là hạn cuộc, sự khiếm khuyết của học thuyết.

Những điều Phật dạy không hạn cuộc, khiếm khuyết mà là sự nén chặt, về lý thuyết, sự dung dị, nôm na về pháp hành, chứa đựng đầy đủ tất cả. Vấn đề là do chỗ tưởng giải nhiệt tình thái quá, diễn dịch sai. Mà sai một ly, đi một dặm.

Đi đúng chánh Pháp sẽ làm chủ cuộc đời mình

07

Hiểu đúng, tư duy đúng để tiếp nhận giáo lý của Đức Phật không quá khó, bởi những điều Phật thuyết đều là pháp hành cụ thể, đơn giản, dễ hiểu. Đáng tiếc, rất nhiều người học Phật có một sai lầm cơ bản cố nhồi nhét, cố phức tạp hóa những điều mông lung, trừu tượng, chiêu nạp thật nhiều sở tri, sở đắc để thuyết giảng, để hí luận, để hơn thua mà không “tiêu hóa” những pháp hành cụ thể kia.

Hiểu đúng, chỉ cần bám lấy một pháp trong trong kinh Bát Thành cũng đủ để giải thoát. Đó là điều mà Ananda, bậc kiến văn đệ nhất đã giảng giải.

Ngay trong việc đọc, dựa vào kinh sách đã sai. Từ kinh Bát Thành (8 pháp) lại có đến (thập nhất thành (11 pháp) sự chia chẻ, pha trộn vào những lời Phật thuyết từ những đợt kết tập kinh điển. Hòa Thượng Thích Minh Châu - người dịch nhiều bộ kinh từ tiếng Pali phải kinh ngạc nhưng vẫn phải tôn trọng nguyên bản.

Những gì của Caesar hãy trả lại Caesar - (Lời của Chúa Jesus). Không ai có thể nói ngoa, nói điêu về chân lý. Chân lý sẽ mãi là chân lý. Đức Phật, trong nhiều bài kinh, thường nhắc lại việc đến thọ giáo các vị thầy  Alara Kalama  và  Uddaka Ramaputta.

Như vậy, này Aggivessana, Uddaka Ramaputta là Ðạo Sư của Ta, lại đặt Ta, đệ tử của vị ấy ngang hàng với mình, và tôn sùng Ta với sự tôn sùng tối thượng. Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ: "Pháp này không hướng đến yểm ly, không hướng đến ly tham, không hướng đến đoạn diệt, không hướng đến an tịnh, không hướng đến thượng trí, không hướng đến giác ngộ, không hướng đến Niết-bàn, mà chỉ đưa đến sự chứng đạt Phi tưởng phi phi tưởng xứ". Như vậy, này Aggivessana, Ta không tôn kính pháp ấy và từ bỏ pháp ấy, Ta bỏ đi.

Bỏ lại tất cả vàng son, địa vị của bậc đế vương, Đức Phật đã đến với nhiều bậc Thiền Sư danh tiếng để tu học và chứng đạt tất cả các tầng thiền vô sắc. Đến mức tất cả danh sư đều khâm phục trí tuệ, tài năng và sự cảm nghiệm của Thích ca. Song, Ngài lại nhận ra tất cả năng lực thiền định mà ngài học được vẫn chưa giải quyết rốt ráo phiền não, chưa vượt thoát vòng sinh tử, luân hồi. Ngài tiếp tục tìm đến với phương pháp khổ hạnh. Đó là một phép tu phổ thông của rất nhiều bậc hiền giả đương thời, họ ép xác, khắc kỷ, diệt dục đến mức thân xác tàn hoại để chối bỏ cái tôi, triệt hoại bản ngã. Đức Phật cũng thế, đó là giai đoạn mỗi ngày, Ngài chỉ dùng một hạt mè, thân xác tiều tụy chỉ còn da bọc xương. Rồi một hôm Ngài ngã gục bên đường, được cứu sống bằng bát sữa dê, sau cùng Ngài đến với phương pháp trung đạo, hành trì liên tục 49 ngày dưới cội bồ đề sau khi thề rằng nếu không thành chánh quả thì quyết không đứng lên.   

Những mẫu chuyện về cuộc đời đức Phật còn ghi nhận một câu chuyện về người thiếu phụ sinh được người con trai và vô cùng thương yêu, xem như đó là tất cả cuộc đời của bà. Bà cưng chiều và chăm sóc con chu đáo. Gia đình chồng cũng thương quí cả hai mẹ con hơn kể từ khi đó. Thế rồi đứa bé đột ngột chết đi bà bồng con đi khắp nơi các lương y giỏi để chữa chạy. Cuối cùng thì mọi người chỉ đến Đức Phật. Đức Phật bảo với nàng về tìm xin cho bằng được một ít hạt cải của một người nào mà trong gia tộc, họ hàng chưa có người chết. Như gặp phao giữa biển, nàng chạy khắp nơi, nhưng cuối cùng khi sức cùng lực kiệt mới ngộ ra. Thì ra đâu chỉ con mình mà tất cả mọi người đều đã, đang và sẽ chết. Người thiếu phụ chôn thi hài đã mục rửa, trở về qui y theo đức Phật và sau trở thành một bậc giác ngộ.

Câu chuyện được trích dẫn ở trên, về việc chăm sóc người bệnh, Thích Ca đã thể hiện lòng từ tâm, quảng đại để dẫn dắt môn sinh đến bến bờ chứng ngộ đạo quả. Sinh, lão, bệnh tử tất cả chỉ là những trạng huống biến dịch trong thế giới vô thường, không có cái ngã biệt lập, thường hằng.

Có một bài thơ có lẽ là khuyết danh, được truyền tụng trong các thiền đường TSH:

  Sống không giận, không hờn, không oán trách

          Sống mỉm cười với thử thách chông gai

          Sống vươn lên theo kịp ánh ban mai

          Sống chan hòa với những người chung sống

          Sống là động mà lòng luôn bất động

          Sống là thương mà lòng chẳng vấn vương

          Sống vươn lên danh lợi mãi coi thường

          Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến

Bài thơ nôm na, thể hiện sự giác ngộ Tứ vô lượng tâm (Từ-Bi-Hỉ-Xả). Chỉ cần bạn thực sự sống như thế, Hành động - Lời nói- Ý thức là một thể thống nhất đúng như thế tức bạn đã phá bỏ những dính mắc, chướng ngại trên thân và tâm. Khi bạn còn cảm giác, cảm thọ trên lớp vỏ cơ thể, đau, mỏi, tê, nhức hoặc căn bệnh cụ thể nào đó thuộc thực thể (phần biểu) hay phiền não, lo lắng, sợ hãi tức những chướng ngại đó đã ẩn sâu vào trong (lý). Các thầy Đông y xin đừng bắt bẻ. Thực ra đó vẫn chỉ là cách ví von cho dễ hiểu để diễn đạt thân và tâm, bởi lẽ thân và tâm luôn được hiểu méo mó, cạn cợt như sự lắp ghép tạm thời, lồng vào nhau như hai hợp thể với hữu sắc và vô sắc, vật chất và tinh thần tính chất  huyền vi, cao siêu của cái tâm linh ấy thực đáng sợ. Thực sự, nó là một thể hợp nhất Tứ đại từ cái tổng thể đến cái chi tiết. Thử khảo sát ngũ uẩn ta có sắc (thuộc thân, thuộc vật chất) Thọ, Tưởng, Hành, Thức (thuộc tâm, thuộc tinh thần) nhưng ngay trong sắc thì lục căn: nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý thì ý thức đã là yếu tố bất phân vô sắc với hữu sắc, tinh thần với vật chất. Vì nó không chỉ có hình tướng ( não bộ) mà hoạt động thì không hình tướng ( vô sắc). Phân định thực thể với cái gọi là "Phần mờ"  trong chữa trị bệnh là sự ngu xuẩn vô hạn mà Einstein đã nhận định.

Nếu thực sự giác ngộ như bài thơ vừa kể thì bạn đã có cái tâm bất động trước cảm thọ và ác Pháp.

Thực khó tin, tại Trung Tâm Dưỡng Sinh Bình Dương, thời cực thịnh, mỗi lớp đào tạo thường có đến 10-20 học viên là tu sĩ. Hiện tượng khủng hoảng lòng tin Phật Pháp như trên có nguyên nhân từ việc chánh Pháp bị lạm dụng, đánh tráo, pha trộn để mưu cầu danh mưu cầu lợi ở khắp nơi. 

Trở lại câu trả lời của ngài Govinda rằng “...giáo pháp của đức Phật chẳng khác gì một hạt giống được gieo trên đất và từ đó đâm chồi nẩy lộc thành một cội cây đầy đủ gốc, cành, thân lá. Đứng trước cội cây đó, mỗi người một cách chọn lựa: kẻ thích gốc, người thích cành...Và dĩ nhiên cứ vậy mỗi chọn lựa, và sự  khiếm khuyết, ngộ nhận, là lẽ tự nhiên bởi vì mỗi phần cội cây đều có những giá trị riêng. Ta không thể phủ nhận bất cứ cái nào...”

Bạn có nghĩ rằng sự khủng hoảng lòng tin bắt đầu từ đây?

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hội luận: Xả bỏ chướng ngại (4)

Góc nhìn Phật tử 15:00 06/05/2024

Thiện ác nếu nhìn thấu đáo em sẽ thấy mọi thứ đều khác. Tình thương yêu (thiện) có thể biến thành ghen tuông, hận thù (ác) mọi năng lực sáng tạo của con người cũng vậy các loại hung khí (ác) nếu biết dùng cho nhu cầu sinh hoạt lại là (thiện).

Sống trong ảo tưởng, mê mờ, khi ấy khổ đau sẽ trói buộc

Góc nhìn Phật tử 14:12 06/05/2024

Sống ở đời, chúng ta ai cũng có những nỗi khổ niềm đau, dù ít hay nhiều. Bởi thân thể ta đau nhức là khổ, giận hờn là khổ, tiếc thương cũng khổ… Có rất nhiều yếu tố làm cho ta khổ, nhưng chung quy mọi khổ đau đều xuất phát từ chính mình.

Bình yên

Góc nhìn Phật tử 10:45 06/05/2024

Cuộc đời này, chính là bỏ bớt rườm rà để trở thành đơn giản, bỏ đi hận thù để trao gửi yêu thương. Bình yên chỉ đến khi ta biết trân trọng những điều bình dị trong cuộc sống.

Sống đẹp cùng Tứ nhiếp pháp

Góc nhìn Phật tử 09:58 06/05/2024

Thực hành Tứ nhiếp pháp, cảm hóa người khác sống thiện lành thì xã hội sẽ bớt đi những tệ nạn, khổ đau...

Xem thêm