Cứu kiến được kiến trả ơn thoát nạn
Chớ nên cho rằng việc kiến trả ơn là hoang đường. Các loài côn trùng nhỏ nhoi đều có những chuyện kể không thể giải thích được.
Huyện Phú Dương thuộc đất Ngô có người tên Đổng Chiêu Chi, một hôm đi thuyền qua sông Tiền Đường bỗng nhìn thấy dưới sông có con kiến bò trên một thân cây lau trôi giữa dòng nước, muốn vớt thân cây lau lên thuyền để cứu con kiến nhưng người trên thuyền không cho, ông liền dùng một sợi dây buộc vào cây lau để kéo đi theo thuyền, cuối cùng đưa được con kiến vào bờ.
Đêm đó, Đổng Chiêu Chi nằm mộng thấy một người mặc áo đen đến gặp mình để tạ ơn, nói rằng: “Tôi là vua kiến, do bất cẩn mà rơi xuống sông, hôm nay nhờ được ông cứu giúp. Sau này ông có lúc nguy cấp, xin hãy đến báo cho tôi biết.”
Trải qua hơn mười năm sau, Đổng Chiêu Chi bị người khác vu cáo là ăn trộm, bị bắt giam vào ngục. Chiêu Chi nhớ lại lời vua kiến đã nói trước đây trong giấc mộng, trong lòng muốn báo tin nhưng chẳng biết cách nào. Có người biết chuyện liền bảo: “Sao ông không bắt lấy vài ba con kiến, đặt trong lòng bàn tay rồi nói chuyện này với chúng thử xem.” Đổng Chiêu Chi làm theo lời, quả nhiên đêm ấy mộng thấy người mặc áo đen đến bảo: “Ông hãy gấp rút trốn đi, tìm đến trốn trong núi Dư Hàng có thể thoát được nạn này.”
Đổng Chiêu Chi thức giấc, lập tức theo lời bỏ trốn, chạy đến núi Dư Hàng. Quả nhiên trốn thoát được, rồi chẳng bao lâu sau có lệnh triều đình đại xá, nhờ đó được miễn tội.
Lời bàn:
Chớ nên cho rằng việc kiến trả ơn là hoang đường. Các loài côn trùng nhỏ nhoi đều có những chuyện kể không thể giải thích được.
Xưa, vua Phù Kiên tức Tuyên Chiêu Đế của nhà Tiền Tần cùng với hai người là Vương Mãnh và Phù Dung bí mật bàn chuyện xá tội [cho tù nhân] ở Linh Đài, vừa định thảo chiếu bỗng có con nhặng màu đen rất lớn bay vù đến chỗ ngòi bút, tiếng vo ve rất mạnh. Không bao lâu, cả nước đều biết chuyện triều đình sắp có lệnh đại xá.
Phù Kiên suy nghĩ rằng ngoài hai người cùng bàn việc với mình thì không ai có thể biết để tiết lộ chuyện này, liền tra vấn các quan xem do đâu biết được tin tức ấy. Các quan tâu lên rằng: “Hôm trước, trên đường đi thấy có một đứa trẻ mặc áo đen, chỉ cao chừng ba thước ba thước cổ, khoảng bằng 1 mét, giữa đường hô lớn cho mọi người đều nghe rằng: ‘Triều đình sắp đại xá, triều đình sắp đại xá!’ Tiếng hô vừa dứt thì bỗng nhiên biến mất, không thấy đâu nữa.” Phù Kiên khi ấy mới biết đứa trẻ kia chính là con nhặng lớn màu đen bay đến chỗ ngòi bút hôm trước trích theo sách Bắc sử.
Thiên hạ rộng lớn, có điều gì lại không thể xảy ra? Chuyện vua kiến trả ơn cũng không đáng xem là kỳ lạ.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường
Nghiên cứu 09:45 03/11/2024Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...
Làm thế nào để tiêu trừ tội nạo phá thai?
Nghiên cứu 15:36 02/11/2024Trong kinh Phật Thuyết Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni có nói rằng, nạo phá thai là một tội sát sinh vô cùng lớn, quả báo cũng rất nặng. Tại sao trong cuốn Hiện Đại Nhân Quả Thực Lục do thầy viết lại không có ví dụ nào về việc này?
Thai nhi thích nghe Kinh Địa Tạng
Nghiên cứu 15:06 02/11/2024Một người hàng xóm nói với tôi rằng, con gái bà ấy đang mang thai tám tháng rồi, phản ứng thai nghén rất mạnh. Trong mấy tháng gần đây, thai nhi thường xuyên đấm đá trong bụng, khiến con gái bà ấy rất đau đớn.
Lối sống mang lại hạnh phúc từ triết lý tiết độ trong kinh Trung A Hàm
Nghiên cứu 08:10 01/11/2024Phật dạy phải biết tinh tấn tu tập. Để làm được như thế, con người phải biết làm chủ mình trong cuộc sống thông qua tinh thần kỷ luật, mà trong Phật học gọi là Giới. Đó là “những điều răn cấm do Đức Phật chế định cho hàng xuất gia và tại gia để ngăn ngừa tội lỗi của ba nghiệp”.
Xem thêm