Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 08/04/2024, 20:30 PM

Đại đức Thích Minh Hải nói về việc phục hồi chùa di tích và vấn đề quản lý tiền công đức

Những năm qua, công tác phục hồi, thành lập chùa mới trên địa bàn Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Đại đức Thích Minh Hải - Chánh Văn phòng Ban Trị sự, Trưởng Ban Văn hóa GHPGVN tỉnh Nghệ An chia sẻ chi tiết về Phật sự quan trọng này.

Audio
Đại đức Thích Minh Hải - Chánh Văn phòng Ban Trị sự, Trưởng Ban Văn hóa GHPGVN tỉnh Nghệ An

Đại đức Thích Minh Hải - Chánh Văn phòng Ban Trị sự, Trưởng Ban Văn hóa GHPGVN tỉnh Nghệ An

PV. Những năm qua, công tác phục hồi và thành lập chùa trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã được các cấp, các ngành quan tâm, Đại đức đánh giá như thế nào về quá trình thực hiện?

- Đại đức Thích Minh Hải: Nghệ An là một trong những vùng đất địa linh nhân kiệt và cũng là vùng đất Phật giáo truyền vào sớm nhất trong dòng chảy lịch sử văn hóa Phật giáo Việt Nam. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của thời gian và lịch sử cũng như sự tác động của con người, Phật giáo Nghệ An gần như là vùng đất trắng, ngoài chùa Cần Linh ở phường Cửa Nam (TP.Vinh) còn tất cả các ngôi chùa trên địa bàn tỉnh chỉ còn lại một vài dấu tích, thậm chí có nơi là phế tích.

Kể từ khi có Nghị quyết Trung ương 7 (khóa IX) của Đảng, về công tác tôn giáo, cũng như Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh Tín ngưỡng Tôn giáo và sau này Quốc hội ban hành Luật Tín ngưỡng Tôn giáo ngày 18/11/2016, Chính phủ ban hành Nghị định số 92; và mới đây nhất là Nghị định số 95/2023/NĐ-CP của Chính phủ, quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo - cấp ủy, chính quyền tỉnh Nghệ An đã phối hợp cùng Trung ương Giáo hội, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh quan tâm giúp đỡ tận tình, cụ thể hóa việc thành lập, phục hồi sinh hoạt các ngôi chùa theo nguyện vọng của Phật tử và nhân dân địa phương - để đáp ứng nhu cầu đời sống tín ngưỡng tâm linh, văn hóa tinh thần.

PV. Xin Đại đức cho biết trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến thời điểm hiện tại đã có bao nhiêu ngôi chùa được phục hồi, thành lập/tổng số chùa đã có trong danh mục kiểm kê, có bao nhiêu chùa được xếp hạng di tích?

- Tính đến thời điểm hiện tại, Nghệ An có 74 cơ sở thờ tự (73 chùa và 1 niệm Phật đường) được phục hồi sinh hoạt và thành lập mới.

Bên cạnh đó, còn có khoảng gần 30 ngôi chùa do nhân dân địa phương quản lý, lễ bái.

Theo Quyết định số 201/QĐ-UBND ngày 17/1/2018 của UBND tỉnh Nghệ An về phê duyệt danh mục kiểm kê di tích, danh thắng trên địa bàn tỉnh, Phật giáo có 211 cơ sở nằm trong danh mục kiểm kê, trong đó 20 cơ sở đã được xếp hạng di tích lịch sử , bao gồm 4 ngôi chùa được xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia có giá trị như chùa Bảo Lâm (H.Yên Thành), chùa Cần Linh (TP.Vinh), chùa Phổ Nghiêm (H.Nghi Lộc), chùa Đức Sơn (H.Nam Đàn) và 16 cơ sở xếp hạng Di tích cấp tỉnh.  

PV. Nói như vậy thì hiện nay trên địa  bàn tỉnh đang còn rất nhiều ngôi chùa chưa được phục hồi và thành lập, theo Đại đức cần có những giải pháp gì để bảo vệ, tôn tạo?

- Trước mắt thì mới chỉ có 74/211 cơ sở được phục hồi và thành lập mới, sinh hoạt tôn giáo hợp pháp, còn hơn 100 cơ sở chưa được tôn tạo.

Ban Trị sự GHPGVN tỉnh đã chỉ đạo Ban Văn hóa Phật giáo tỉnh phối hợp cùng Ban Trị sự, Phụ trách Phật giáo cấp huyện, cũng như các địa phương xây dựng phương án bảo tồn nguyên trạng các yếu tố gốc của ngôi chùa đã hình thành, lên kế hoạch phục hồi. Đối với các địa phương miền núi, xin chủ trương của tỉnh để thành lập mới.

Hiện nay, Ban Trị sự đang tiến hành làm hồ sơ đề nghị phục hồi 7 chùa, đó là: chùa  Trường An (TX.Hoàng Mai); Thuần Hậu, Non Nước, Truyền Thạch, Văn Sơn (H.Yên Thành); Văn Quán, Rồng (H.Nghi Lộc). Xin thành lập mới chùa tại 2 huyện miền núi là H.Tương Dương và Con Cuông.

Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh - tháp Xốp Lợt vừa được chính quyền tỉnh chỉ đạo tôn tạo khẩn cấp

Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh - tháp Xốp Lợt vừa được chính quyền tỉnh chỉ đạo tôn tạo khẩn cấp

PV.  Để phục hồi, thành lập, bảo vệ và tôn tạo cần có sự phối hợp giữa Ban Văn hóa, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh và các cấp, ngành như thế nào?

- Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 286/QĐ-UBND, về việc giải quyết các nhu cầu tôn giáo. Trên cơ sở đó, các địa phương và các ban ngành, đoàn thể liên quan của tỉnh phối hợp, giải quyết các đề xuất theo nguyện vọng của tín đồ Phật tử và tổ chức tôn giáo (Giáo hội các cấp).

Ban Trị sự GHPGVN tỉnh đã xây dựng lộ trình, kế hoạch phục hồi và thành lập chùa. Qua đó, thường xuyên trao đổi với các cơ quan, ban ngành và địa phương, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước.

Bên cạnh đó, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh bám sát các quy định của Giáo hội và pháp luật Nhà nước, tranh thủ sự ủng hộ của cấp ủy chính quyền, Mặt trận Tổ quốc các cấp, tiến hành các thủ tục để phục hồi và thành lập các ngôi chùa.

Việc bảo vệ và tôn tạo xây dựng thì tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật liên quan như Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Di sản văn hóa… và văn bản hướng dẫn.

PV.  Đại đức đánh giá như thế nào về Thông tư 04/2023/TT-BTC về hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội?

- Phải nói rằng Thông tư 04 ban hành là rất đúng, phù hợp với bối cảnh chung, mục đích là minh bạch tài chính trong thu, chi cho lễ hội và di tích.

Trung ương Giáo hội đã có Công văn số 62/HĐTS-VP1, hướng dẫn thực hiện Thông tư 04 rất rõ ràng, chi tiết và cụ thể. Tuy nhiên, do nhận thức và trình độ hiểu biết của một vài địa phương, cơ sở hiểu sai vấn đề dẫn đến khi triển khai có nhiều bất cập, máy móc, gây mâu thuẫn trong việc thực hiện.

Thông tư 04 nói rất rõ là nhà nước không quản lý tiền công đức, tài trợ cho các hoạt động tôn giáo. Tuy nhiên, một số địa phương yêu cầu báo cáo cả phần này “là sai”.

Trong Thông tư 04, chỉ yêu cầu quản lý các hoạt động lễ hội và di tích, một số địa phương chưa hiểu rõ về khái niệm và định nghĩa này, đánh đồng khái niệm, yêu cầu các chùa báo cáo tài chính thu, chi cả lễ Phật đản, lễ Vu lan, Lễ hội Quan Âm, tiền sớ sách, tiền mừng tuổi,… Do vậy đã dẫn đến bất cập, gây ra bức xúc, tạo làn sóng dư luận không hay ở các địa phương.

>>> Những nhầm lẫn nghiêm trọng về báo cáo tiền công đức theo Thông tư 04 của Bộ Tài chính

Xin chân thành cảm ơn Đại đức!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đại đức Thích Thiện Đức: “Du lịch tâm linh có công năng chữa lành, tưới tẩm hạt giống an vui, giải thoát”

Phỏng vấn 18:14 28/04/2024

Đại đức Thích Thiện Đức - người có nhiều năm kinh nghiệm trong du lịch hành hương, đặc biệt là hành hương về đất Phật (Ấn Độ, Nepal) - đã nói như vậy.

Phỏng vấn Pháp sư Tịnh Không về việc yêu quý sinh mạng và quả báo của nghiệp phá thai

Phỏng vấn 15:40 26/04/2024

"Việc phá thai chính là giết người. Người bị giết là ai? Là chính những đứa con mà mình đứt ruột sinh ra. Nếu như đứa trẻ này đến để báo ân mà bạn lại giết nó thì ân biến thành thù. Còn nếu nó đến để báo thù thì khi bạn giết nó, oán thù sẽ chồng chất."

Đại đức Thích Nguyên Quang: “Tự nghiệm, tôi thấy mình có ‘nghiệp’ thiện nguyện”

Phỏng vấn 11:07 22/04/2024

Đại đức Thích Nguyên Quang, trụ xứ chùa Đông Yên, xã Quỳnh Thuận, H.Quỳnh Lưu (Nghệ An) đã có nhiều việc làm thiết thực nhằm cứu giúp những cảnh đời nghèo khó.

Phật tử Nguyễn Ngọc Phương: "Tôi tu 'pháp môn' tạo tượng Phật"

Phỏng vấn 11:17 15/04/2024

Phatgiao.org.vn - Phật tử Nguyễn Ngọc Phương cùng cộng sự của mình luôn đau đáu giấc mơ tìm lại giá trị riêng có của hình tướng trong những bức tượng Phật.

Xem thêm