Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 08/09/2020, 15:48 PM

Thiện có thiện báo: Lòng hiếu thảo của vua Thuấn nhận được phúc báo

Cổ nhân có câu "Có đức mặc sức mà ăn" với thâm ý muốn răn dạy người sau rằng trong cuộc sống cần có tâm thiện lương, làm những việc tốt...dù làm gì cũng phải coi trọng đức, tích đức và đề cao tầm quan trọng của đức.

Tin và sống theo định luật nhân quả

Lòng hiếu thảo của vua Thuấn nhận được phúc báo

Ngu Thuấn họ Diêu, tên là Trọng Hoa, là một vị vua huyền thoại thời cổ đại. Ngu Thuấn sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh phức tạp, mồ côi mẹ từ nhỏ. Ông sống cùng với cha, mẹ kế và người em trai cùng cha khác mẹ. Cha của ông tên là Cổ Tẩu - là người không biết phân biệt trắng đen phải quấy, ngoan cố không chịu nghe lẽ phải.

Mẹ kế của Thuấn là một người điêu ngoa, không thành khẩn, chỉ thích dối gạt, thường ưa nói dối, gây chuyện thị phi. Người mẹ kế của Thuấn có đứa con trai tên là Tượng, không phải em cùng cha với Thuấn mà là đứa con riêng của mẹ kế mang về, tính tình của Tượng khá ngạo mạn. Mặc dù Tượng không có mối liên hệ tình thân gì với Thuấn nhưng Thuấn vẫn nhận Tượng xem như em trai ruột.

Lúc Thuấn chưa làm vua, từng chịu nhiều khổ cực. Chính cha của Thuấn là người mang đến những nỗi khổ này bởi vì Cổ Tẩu thương Tượng, đứa con của người vợ kế. Bọn họ ba người thường rắp tâm làm hại Thuấn. Thế nhưng, lần nào gặp nạn Thuấn cũng đều được bình an, tránh được ách nạn.

Tấm lòng hiếu thảo của ông khiến nhiều người cảm động, nhiều lần giúp ông tai qua nạn khỏi. Cách sống của Thuấn hẳn sẽ khiến nhiều người ngẫm lại về thái độ của bản thân, bao dung hơn trong mối quan hệ cha con. Ảnh minh họa.

Tấm lòng hiếu thảo của ông khiến nhiều người cảm động, nhiều lần giúp ông tai qua nạn khỏi. Cách sống của Thuấn hẳn sẽ khiến nhiều người ngẫm lại về thái độ của bản thân, bao dung hơn trong mối quan hệ cha con. Ảnh minh họa.

Thiện có thiện báo: Người thầy giáo hết lòng cứu người được phúc báo

Có lần Thuấn sửa chữa mái nhà kho, khi ông vừa leo lên đỉnh thì cha cùng em trai ở dưới lập tức phóng hỏa, còn đem thang cất đi muốn để ông chết cháy. Nhờ ông nghĩ ra cách dùng hai chiếc mũ rộng vành để nhảy xuống. Một lần khác, cha ông sai ông đi đào giếng. Khi ông đã ở dưới giếng sâu thì ở trên mặt đất cha cùng người em trai nhanh chóng lấy đất đá lấp xuống giếng hòng chôn sống ông. Ông đã nhanh trí đào một cái ngách bên cạnh và thoát chết.

Mặc dù người thân đã làm ra đủ loại sự tình khiến ông gặp phải hoàn cảnh hiểm nghèo, nhưng ông lại không hề mang hận trong lòng mà vẫn kính cẩn nghe lời cha mẹ, yêu thương em. 

Năm Thuấn ba mươi tuổi, vua Nghiêu bấy giờ tuổi đã cao, nghe được tiếng đồn về đức hạnh của Thuấn, lại thêm được chư hầu khắp nơi tiến cử, vua Nghiêu bèn đồng ý cho Thuấn giúp vua xử lý việc triều chính. Vua Nghiêu đem hai con gái của mình (Nga Hoàng và Nữ Anh) gả cho Thuấn làm vợ, cũng để tiện theo dõi đức độ trong gia đình của Thuấn. Hai người vợ cùng ở một nhà thì khó mà hòa hợp với nhau. Vua Nghiêu sở dĩ cố tình làm thế, là muốn thử xem Thuấn có tài “tề gia” (xử lý chuyện trong gia đình) hay không. Kết quả là cả hai người vợ đều cung kính, chăm chỉ lo lắng việc nhà, không dám lấy danh phận là con gái vua mà khinh rẻ họ hàng của Thuấn. Thấy vậy, Vua Nghiêu còn sai chín người con trai đến bái Thuấn làm thầy, học những đạo đức và tư tưởng của Thuấn. Kết quả là chín người con này ngày càng nhân hậu lễ phép.

Trải qua nhiều năm quan sát và khảo nghiệm, vua Nghiêu đã cho ông làm người thừa kế ngai vị của mình. Sau khi lên làm vua, Ngu Thuấn vẫn không quên công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ, thường xuyên về thăm cha mẹ và em trai. Đồng thời vẫn một lòng một dạ hiếu kính với cha mẹ mình. Lòng hiếu thảo của Ngu Thuấn được người đời ca ngợi cho đến ngày nay, trở thành một biểu tượng “hiếu đạo” trong văn hóa truyền thống Trung Hoa.

Vua Thuấn qua đời tại Thương Ngô, làm vua được 49 năm, thọ 110 tuổi. Vua Thuấn là một vị hoàng đế hiếu thảo nhất của Trung Hoa, cho dù phụ thân, mẹ kế, đối với vua tệ bạc bao nhiêu, em trai kiêu ngạo đến thế nào, vua cũng không để trong lòng, vẫn giữ trọn lòng hiếu thuận.

Thiện có thiện báo

uý Phật tử nên hiểu rằng mong ước được an lành chính là một sự phát nguyện vun bồi phước đức của tự thân được thể hiện qua sự chuyển hóa ba nghiệp thân, miệng, ý theo hướng thiện lành và nhân quả trong tương quan ba thời gian hiện báo, sanh báo và hậu báo.

uý Phật tử nên hiểu rằng mong ước được an lành chính là một sự phát nguyện vun bồi phước đức của tự thân được thể hiện qua sự chuyển hóa ba nghiệp thân, miệng, ý theo hướng thiện lành và nhân quả trong tương quan ba thời gian hiện báo, sanh báo và hậu báo.

Từ câu chuyện về lòng hiếu thảo của vua Thuấn khiến chúng ta phải ngẫm nghĩ về luật nhân quả, về phúc báo, chắc hẳn người tích nhiều đức thì mới có nhiều phúc báo, phúc báo của một người phải tương xứng với cống hiến của họ. Quý Phật tử nên hiểu rằng mong ước được an lành chính là một sự phát nguyện vun bồi phước đức của tự thân được thể hiện qua sự chuyển hóa ba nghiệp thân, miệng, ý theo hướng thiện lành và nhân quả trong tương quan ba thời gian hiện báo, sanh báo và hậu báo. Đó chính là lẽ công bằng của luật nhân quả. Do đó, bình an và phước đức có thể tạo dựng ngay bây giờ và ở đây. Và chắc chắn gieo nhân lành sẽ được hái quả ngọt hay chính là thiện có thiện báo: “Nhân lành phước báu do làm thiện, đạo tâm tăng trưởng bởi chuyên tu”.

“Sống tâm luôn khai mở,

Tốt bụng với mọi người,

Vui vì làm điều thiện,

Mừng vì cứu độ đời”.

Để gặt hái được những hoa thơm trái lành đúng như sở nguyện là việc không dễ dàng.

Để gặt hái được những hoa thơm trái lành đúng như sở nguyện là việc không dễ dàng.

Ác giả ác báo là có căn cứ khoa học

Để gặt hái được những hoa thơm trái lành đúng như sở nguyện là việc không dễ dàng. Bởi trên mảnh đất tâm, người làm vườn phải rất cần mẫn, bồi dưỡng cho chất lượng đất thật tốt, đảm bảo nó hội tụ đủ ba yếu tố: đức tin trong sạch, sự vắng lặng và ở chỗ yên tĩnh. Không dừng lại ở đó, người làm vườn phải tiếp tục cuộc hành trình tìm kiếm những nhân lành, để khi gieo xuống vườn tâm nó sẽ trổ hoa thơm, đơm quả ngọt.

Không thể nói hết về nhân quả vì nhân quả là tất cả đời sống trước mắt, quá khứ và tương lai. Học hỏi nơi đời sống là học hỏi nhân quả nơi đời sống. Sống là tác động lên hệ thống nhân quả của cá nhân và xã hội theo chiều hướng tốt hơn, đúng hơn, đẹp hơn.

Tuy nhiên, thêm một điều cần lưu ý rằng mỗi Phật tử cần chuẩn bị hành trang cho cuộc sống phải hội đủ tinh thần Bi - Trí - Dũng. Ba yếu tố Bi - Trí - Dũng luôn hòa quyện, bổ túc lẫn nhau trong mọi nhận thức cùng hành xử của người con Phật. Vận dụng, phối hợp nhịp nhàng ba phẩm chất cao quý ấy trong cuộc sống mới có thể đem lại hạnh phúc, bình an cho mình và người. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi

Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024

Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...

Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây

Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024

Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.

Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên

Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024

Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.

Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh

Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024

Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...

Xem thêm