Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 22/05/2022, 09:59 AM

Dấu hiệu khi ta chuyển được nghiệp và bắt đầu có phước

Nghiệp mà bố thí, thương người mà giúp người đúng chỗ nó sẽ hiện ra một số quả báo.

Hoàn cảnh ta bắt đầu mới thay đổi, nghiệp ta mới chuyển

“Phước bất năng hưởng tận” – không hưởng hết cái phước của mình có mà đem san sẻ, đem cho lại, đem gieo lại điều tốt, trồng lại công đức vào trong cuộc đời, trồng công đức lại vào trong Tam bảo và chúng sinh.

“Phước bất năng hưởng tận” – không hưởng hết cái phước của mình có mà đem san sẻ, đem cho lại, đem gieo lại điều tốt, trồng lại công đức vào trong cuộc đời, trồng công đức lại vào trong Tam bảo và chúng sinh.

Có phải chăng đời cha tạo nhiều nghiệp ác thì con cái phải chịu quả thay cha không?

Nghiệp mà bố thí, thương người mà giúp người đúng chỗ nó sẽ hiện ra một số quả báo. Ví dụ như có lúc nào đó ta thích một điều gì, khởi tâm bí mật trong đầu mình thôi, đừng cho ai biết, tự động điều đó tới liền - là bắt đầu quả báo của tâm bố thí, thương yêu nó chín muồi rồi.

Nhưng đừng có ước mơ lớn quá vì phước ta còn nhỏ, nó chưa đủ để ta ước mơ một cái nhà lầu nó hiện ra một cái nhà lầu ra cho ta. Nhưng mà ta ước mơ cái gì vừa vừa nho nhỏ nó tới liền là nó đã chín muồi, là cái phước bố thí đã chín rồi. Còn người mà công đức họ dày dày, họ ước mơ cái nhà lầu, cái nhà lầu hiện ra liền; hiện ra là làm sao? Nó không phải hô phép hiện ra mà tự nhiên nhân duyên nó kéo ào ào tới để ta mua vật liệu rồi mua đất xây nhà ào ào lên trong vài tháng có liền, là người mà phước họ dày.

Còn ta chưa tới đó nhưng mà ta ước mơ cái gì có cái đó, ước mơ cái gì có cái đó, những cái vừa vừa, ví dụ chiếc xe mình vừa hư, mình nói: Phải có chiếc xe mới đi; vài tuần sau tự nhiên có liền. Mới nghĩ trong đầu, chưa hề than với ai một câu là có liền, thì đó là cái phước của sự bố thí đã chín muồi, nghĩa là ta đã bắt đầu chuyển được cái nghiệp của mình, ta có phước để chuyển được nghiệp của mình.

Các giai đoạn của quá trình chuyển nghiệp

Thứ nhất là biết lỗi mình, biết cái nhược điểm của mình, cái sai của mình nằm ở chỗ nào, là cái thứ nhất.

Cái thứ hai là đem cái lỗi đó ra mà sám hối với Phật và phát nguyện điều ngược lại, ví dụ mình bỏn xẻn thì mình phát nguyện là mình sẽ rộng rãi bố thí. Mình nóng nảy thì mình sẽ sám hối và phát nguyện là mình sẽ thương yêu nhẫn nhục, từ hòa, cứ phát nguyện ngược lại. Hoặc mình thấy ai giỏi mình ganh tỵ, mình phải sám hối cái đố kỵ đó và phát nguyện là:

Xin tâm con sung sướng.

Khi thấy người thành công

Hoặc gây tạo phước lành

Như chính con làm được.

Thì cứ như vậy, thì đó là cái thứ hai là phát nguyện sám hối.

Và cái thứ ba là bắt đầu tới hành động, là ta ban phát rộng rãi, ta thương yêu, ta giúp đỡ, ta hoan hỉ, ta ủng hộ, ta hỗ trợ… đó là tới hành động.

Sau khi tới hành động rồi tùy thời gian có khi ta 3 năm, có khi 5 năm, có người 10 năm, có người 20 năm bắt đầu mới tới cái thứ tư là ta thấy hoàn cảnh chung quanh ta thay đổi.

Tâm ta đã thay đổi trước đó cả 5 năm rồi nhưng 5 năm sau bắt đầu hoàn cảnh chung quanh ta mới thay đổi: tự nhiên con người đến với ta tốt hơn, hoàn cảnh đến với ta thuận lợi hơn. Nhưng mà tới đó đừng có hưởng nha, đừng có khờ mà hưởng vì hưởng là nó sẽ hết, cái may mắn đến với ta, niềm vui đến với ta mà ta hưởng ta sẽ hết. Ta phải làm sao mà cái gì may mắn đến với ta là ta đem ta cho lại người khác liền, giống như có lúa rồi đừng ăn hết mà phải đem… đem gieo lại.

Nghiệp có phải là cứng ngắc không thay đổi được không?

Chứ: “Nào giờ con nghèo quá kỳ này con làm mùa lúa được 10 giạ lúa* đem xay ăn Tết hết” – chết liền, biết mình còn nghèo thì làm ơn ăn 2 giạ thôi, đem 8 giạ đem gieo trồng lại thì người đó càng ngày nó càng nhanh. Còn nói: “Thôi con ăn 8 giạ, gieo 2 giạ”, thì tùy ý thôi, Thầy không có ý kiến. Tức là người mà gan, sống thật là tiết kiệm ăn 2 giạ đem trồng lại 8 giạ, còn người vừa vừa ăn 5 giạ trồng lại 5 giạ; người mà ít thì ăn 8 giạ đem trồng lại 2 giạ, còn người mà liều mạng ăn hết 10 giạ.

Thì như vậy khi phước đến rồi ta lại tu tập hạnh Bồ tát là không hưởng tận: “Phước bất năng hưởng tận” – không hưởng hết cái phước của mình có mà đem san sẻ, đem cho lại, đem gieo lại điều tốt, trồng lại công đức vào trong cuộc đời, trồng công đức lại vào trong Tam bảo và chúng sinh. Thì hoàn cảnh ta bắt đầu cứ vậy, cứ tiến lên dần, tiến lên dần. Bồ tát là như vậy, Bồ tát gieo phước đức tràn ngập hết chúng sinh chẳng bao giờ thèm hưởng, sống một đời thanh tịnh, thanh bai mà công đức cứ lớn dần, lớn dần rồi sau này mới thành một vị đại Bồ tát mà che chở, cứu khổ chúng sinh được, là như vậy.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Lấy từ bi làm lẽ sống, lấy trí tuệ làm sự nghiệp

Kiến thức 10:50 18/04/2024

Từ bi và trí tuệ có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời, là mối quan hệ tương tức. Từ bi là biểu hiện của trí tuệ; trí tuệ nguồn gốc của từ bi, soi sáng từ bi.

Thái độ của Đức Phật với phân biệt đẳng cấp xã hội

Kiến thức 09:50 18/04/2024

Kinh Veda là một trong những bộ kinh cổ và đồ sộ nhất của nhân loại. Với người Ấn Độ cổ đại, không có gì trong cuộc sống lại không được diễn tả trong kinh Veda.

Chuyện con rùa tự bảo vệ mình

Kiến thức 08:32 18/04/2024

Trong tu tập cũng vậy, việc thu thúc, bảo vệ và hộ trì sáu căn là một việc làm tối quan trọng để giữ gìn giới thân huệ mạng của người tu hành. Bởi sáu căn luôn tìm cầu, chạy theo sáu trần khả ái, khả lạc để rồi từ đó sáu thức tạo ra vô số ác nghiệp.

Những chìa khóa cần có trước khi tụng đọc kinh Pháp Hoa

Kiến thức 17:13 17/04/2024

Tôi xin trao cho quí vị hai cái chìa khóa để khi đi vào thăm viếng Pháp Hoa, quí vị có thể tự mình thấy được cái Diệu Pháp, để hành trì kinh một cách có lợi lạc.

Xem thêm